7. Đóng góp của luận văn
1.2.4.2. Tài nguyên du lịch
Tại khoản 4 điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch được
định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích văn
hóa lịch sử, công trình lao động sáng tạo của con người hoặc những giá trị nhân văn khác, là nhân tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch”.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ thì “Tài nguyên du lịch còn được hiểu là
tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử Cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [33, tr 33].
Theo Bùi Thị Hải Yến định nghĩa “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc
về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội môi trường” [45, tr 19].
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển du lịch và tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều
kiện (kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị...). Trong đó, tài nguyên du lịch
bao gồm cả tài nguyên đã - đang khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn du khách. Tài nguyên du lịch tự nhiên
bao gồm: địa hình, khí hậu, nước, thực động vật. Bốn thành phần này luôn luôn tác động lẫn nhau mặc dù mức độ khác nhau và hiệu quả du lịch không như nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng có một cách hiểu nữa về tài nguyên du lịch
tự nhiên là những tài nguyên tự nhiên được con người tác động (có thể có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực) để phục vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là những yếu tố do con người tạo nên và những nguồn tài nguyên nhân văn phi vật thể như tài nguyên văn hóa để hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Một số tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch: xem phần phụ lục 2.