6. Kết cấu và nội dung đề tài
2.4.3. Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, đa số doanh nghiệp có nhu cầu lao động riêng và chƣa có kế hoạch,
dự báo về nhu cầu nhân lực. Việc bản thân doanh nghiệp còn chƣa xác định đƣợc cụ thể cầu lao động của mình là gì, cụ thể về số lƣợng, ngành nghề, cần lúc nào, chế độ trả lƣơng cho ngƣời lao động…thì bên cung lao động, là ngƣời lao động và các cơ sở đào tạo rất khó nắm bắt để đáp ứng.
Thứ hai, doanh nghiệp chƣa có sự gắn kết với các trung tâm dạy nghề, các
trƣờng cao đẳng và Đại học trong đào tạo nghề. Do doanh nghiệp và cơ sở đào tạo chƣa bắt tay để cùng xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chƣơng trình, tham gia vào quá trình giảng dạy, đánh giá kết quả học tập…Cơ sở dạy nghề không điều tra về nhu cầu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cũng không cung cấp thông tin cho cơ sở dạy nghề do vậy mối quan hệ trách nhiệm và quyền lợi giữa hai bên không đƣợc tạo dựng.
Thứ ba, hiện nay đang xuất hiện một khuynh hƣớng đáng lo ngại là việc một số
doanh nghiệp FDI lấy lao động họ cần từ các doanh nghiệp cạnh tranh, thay vì đầu tƣ
3127 1014 2630 3025 2823 2522 687 22 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Số lựa chọn
47
vào đào tạo lao động. Điều này có thể tạo ra cuộc cạnh tranh không lành mạnh về
lƣơng, khiến các công ty không muốn đầu tƣ vào việc nâng cao kỹ năng lao động24.
2.5. Sự thay đổi về nhu cầu đối với các kỹ năng làm việc - tầm nhìn 2020
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, với những thế mạnh và điểm yếu cùng các cơ hội và thách thức đặt ra cho mình, nhu cầu kỹ năng của lao động Việt Nam nói chung và trong doanh nghiệp FDI nói riêng đang có xu hƣớng ngày càng thay đổi theo hƣớng ngày càng chú trọng tới chất lƣợng và kỹ năng của lao động.
Theo đó, xét tình hình hiện nay, Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng thế mạnh về lao động giản đơn, chi phí thấp của mình để cạnh tranh với các thị trƣờng trong khu vực và trên thế giới. Song Sách Trắng của Manpower năm 2014 đã cảnh báo về việc lợi thế này của thị trƣờng lao động hiện tại sẽ trở thành trở ngại cho công cuộc tái cấu trúc kinh tế trong tƣơng lai gần.
Trong khi đó, các kỹ năng liên quan tới công nghệ nhƣ khả năng thích ứng với công nghệ mới và biết sử dụng máy tính đƣợc xem là kém quan trọng nhất. Điều này chỉ ra rằng khi tuyển và sử dụng nhóm lao động này, các doanh nghiệp FDI ƣu tiên về mặt ý thức về chất lƣợng và ý thức kỷ luật hơn là khả năng sáng tạo và khả năng thích nghi với những thay đổi mặc dù 40% các doanh nghiệp FDI cho biết có dự định đầu tƣ vào cải tiến công nghệ trong thời gian tới.
Khuynh hƣớng của các doanh nghiệp FDI tập trung vào khai thác lợi thế “lao động giản đơn, chi phí thấp” của lao động Việt Nam đƣợc thể hiện nhất quán trong cách họ đánh giá kỹ năng chuyên môn ngành và kỹ năng chuyên môn của doanh nghiệp của lao động trực tiếp. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và kỹ năng vận hành máy móc đƣợc đánh giá là kỹ năng liên quan đến ngành và doanh nghiệp quan trọng nhất trong khi các kỹ năng cần thiết để cải tiến công nghệ nhƣ khả năng thích ứng với công nghệ, khả năng cải tiến, cách tân, và kiến thức chuyên môn về công nghệ theo các doanh nghiệp là ít quan trọng nhất.
Mặc dù lợi thế “lao động giản đơn, chi phí thấp” vẫn thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng lợi thế này sẽ không lâu dài và có thể để lại tác động nguy hại đến chất lƣợng lực lƣợng lao động Việt Nam và nền kinh tế quốc gia. Trong một bài báo gần đây trên
24
48
trang Bloomberg, ông Lee Jung Soon, ngƣời lãnh đạo đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp tại Văn phòng xúc tiến Thƣơng mại Đầu tƣ Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Xu hƣớng các công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ có thể tăng nhanh trong ít nhất hai đến ba năm tới chủ yếu vì chi phí lao động của Trung Quốc cao hơn Việt Nam”. Nói cách khác, không phải do chất lƣợng lao động Việt Nam có cải thiện hay do yếu tố phát triển nội tại thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam; mà chủ yếu vì lƣơng lao động tại Trung Quốc đang tăng làm chùn bƣớc những nhà đầu tƣ tìm kiếm nơi có chi phí nhân công thấp. Dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ Trung Quốc có thể làm giảm sức ép phát triển kỹ năng của Việt Nam. Khi xem xét tình hình lƣơng tối thiểu tại Việt Nam tăng xấp xỉ 20% hàng năm, rất có thể những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài này sẽ lại chuyển nhà máy của họ tới các quốc gia có chi phí nhân công thấp hơn trừ khi chất lƣợng lao động Việt Nam đƣợc cải thiện đáng kể để các nhà đầu tƣ có thể ứng dụng cải tiến công nghệ và tăng năng suất trong vài năm tới.
Không may là theo nhƣ các doanh nghiệp nƣớc ngoài này, chính ý thức về chất lƣợng và đúng giờ/ đáng tin cậy là kỹ năng bị thiếu hụt lớn nhất, khoảng 30%, trong nhóm lao động trực tiếp và quản đốc xƣởng. Sự thiếu hụt các kỹ năng này một lần nữa đƣợc làm rõ qua các cuộc phỏng vấn sâu với giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp FDI. Giám đốc sản xuất của Pepsico Việt Nam cho biết: “Không khó để tìm đƣợc những ngƣời có bằng cấp phù hợp, nhƣng tuyển đƣợc ngƣời có kỹ năng mềm phù hợp thì không dễ dàng chút nào. Chúng tôi cần những công nhân có ý thức trách nhiệm, nhạy bén và đáng tin cậy”. Các doanh nghiệp FDI ngành điện tử quan tâm nhất đến các kỹ năng tổng quát liên quan đến thái độ làm việc và ý thức chất lƣợng của ngƣời lao động trong khi các doanh nghiệp ngành hàng hóa tiêu dùng quan tâm hơn đến các kỹ năng tổng quát về công nghệ nhƣ biết sử dụng máy tính. Tuy nhiên những sự chênh lệch giữa các ngành không đáng kể.
Kinh nghiệm của các nƣớc láng giềng phát triển hơn nhƣ Hàn Quốc, Việt Nam cần chuẩn bị cho sự thay đổi của cầu đối với lao động, với nhu cầu sẽ dịch chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn giản ngày hôm nay sang các công việc phi thủ công, từ các công việc truyền thống sang công việc hiện đại và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.
Xu hƣớng của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới sẽ tăng mạnh qua các năm, đồng thời chảy sang các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi ngày
49
càng nhiều. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó. Trong những năm tiếp theo, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo tiền đề đểcác nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Nguồn vốn FDI gia tăng do kinh tế thế giới phục hồi và tăng trƣởng tốt hơn trong những năm tới.Đồng thời, Việt Nam cũng có khả năng thu hút đầu tƣ cao hơn với việc Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng(TPP) dự kiến kí kết trong năm 2015. Chính vì thế, nhu cầu lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp FDI nhất định sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra cho lao động, doanh nghiệp và nhà nƣớc ở đây là cần nhận thức đúng đắn và kịp thời về nhu cầu về các kỹ năng của ngƣời lao động trong tƣơng lai để kịp thời bổ sung và tạo động lực thu hút ngày đầu tƣ vào nƣớc ta.
Tóm lại
Chƣơng 2 đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng kỹ năng làm việc của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay. Nhóm đã tập trung nghiên cứu 3 kỹ năng chính là kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật; kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm. Đây là những kỹ năng đƣợc các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao, nhƣng phần đông ngƣời lao động Việt Nam không thể đáp ứng đƣợc.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhƣ thách thức cho ngƣời lao động Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về kỹ năng của lao động trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng cao. Từ các phân tích đó, nhóm đã đƣa ra các nguyên nhân chính xuất phát từ hệ thống giáo dục, ngƣời lao động và doanh nghiệp và cũng dự báo rằng, trong tƣơng lai, các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi ở ngƣời lao động thành thạo nhiều kỹ năng hơn. Chính vì thế, Nhà nƣớc cũng nhƣ xã hội cần phải có những giải pháp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu này của các doanh nghiệp FDI.
50
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP FDI VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng của Nhà nƣớc
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của thủ tướng chính phủ: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020.
- Quan điểm:
+ Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020
+ Phát triển nhân lực Việt Nam phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bƣớc đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn
+ Phát triển nhân lực cần phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ.
+ Phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế
Mục tiêu tổng quát: Chỉ ra đƣợc nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu thực hiện thành công đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ tổ quốc, phát triển những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế, đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ lao động chất lƣợng cao theo chuẩn khu vực và từng bƣớc tiến tới chuẩn quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
- Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dƣới các hình thức,
trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngƣ nghiệp tăng tƣơng ứng từ 15,5% lên 50,0%; ngành công nghiệp từ 78,0% lên 92,0%, ngành xây dựng từ 41,0% lên 56,0%; ngành dịch vụ tăng từ 67,0% lên 88,0%.
- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lƣợng ngày càng cao, đủ mạnh ở
mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ƣu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
- Xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên có chất lƣợng cao để đào tạo nhân lực có trình
51
Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020.
- Quan điểm:
+ Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là nội dung quan trọng trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phƣơng các cơ sở dạy nghề.
+ Thực hiện đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nƣớc về dạy nghề nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
+ Nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho ngƣời lao động động thời đáp ứng nhu cầu của các ngành nghề, sử dụng nhân lực có tay nghề trong nƣớc và xuất khẩu lao động
+ Tăng cƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế phát triển dạy nghề tập trung xây dựng các trƣờng nghề chất lƣợng cao trong đó ƣu tiên các trƣờng đạt chuẩn quốc tế.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước
a. Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề. Sửa đổi Luật dạy nghề và các quy
định liên quan đến dạy nghề trong các Luật, bộ Luật.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về dạy nghề, học nghề:
+ Có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề; + Đổi mới chính sách tài chính về dạy nghề;
+ Chính sách đào tạo ngoại ngữ phù hợp với trình độ nghề đào tạo; + Chính sách đối với ngƣời lao động qua đào tạo, hỗ trợ ngƣời học nghề;
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về dạy nghề theo hƣớng phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cƣờng thanh tra đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức chính trị nhân dân.
- Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy nghề và quản lý dạy nghề,
52
- Hình thành quỹ hỗ trợ học nghề theo quy định của Luật dạy nghề theo hƣớng xã
hội hóa;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn nhân lực cho phát triển dạy nghề gồm nhà
nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời học.
b. Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia
- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tƣơng thích với khung trình độ giáo dục
quốc gia;
- Hoàn thiên khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, ban hành các tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến;
- Tiếp nhận chuyển giao các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của nghề đƣợc đầu tƣ.
c. Phát triển chương trình, giáo trình
Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành chƣơng trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
d. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
- Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở
vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề;
- Đối với nghề và cấp độ khu vực và quốc tế thì tiếp nhận và áp dụng tiêu chuẩn
cơ sở vật chất, danh mục dạy nghề tiến tiến từ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới;
- Các cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối
thiểu cho đào tạo;
- Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp và bộ học liệu.
e. Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trƣờng lao động ở các cấp
để đảm bảo các hoạt động dạy nghề hƣớng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho doanh nghiệp
của mình, có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề, trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy nghề.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm và các chế
độ ngƣời lao động cho các cơ sở dạy nghề, đồng thời thƣởng xuyên phản hồi mức độ hài lòng về cơ sở dạy nghề đó.
53
- Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng
lao động.
f. Nâng cao nhận thức phát triển dạy nghề
- Chính quyền các cấp phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI
về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lƣợc quy hoạch phát triển nhân lực của đất nƣớc thời kì 2011-2020.