Tác động của kỹ năng làm việc đến doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI - Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

6. Kết cấu và nội dung đề tài

1.4.1. Tác động của kỹ năng làm việc đến doanh nghiệp FDI

Kỹ năng làm việc của ngƣời lao động là nhân tố quan trọng, có ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp này có những yêu cầu rất cao về kỹ năng làm việc. Lao động càng thành thạo thì năng suất lao động tăng, có nghĩa là trong một thời gian ngắn, một khối lƣợng công việc lớn hơn đƣợc hoàn thành hay là nhiều sản phẩm hơn đƣợc sản xuất. Năng suất lao động cao đồng nghĩa với việc doanh thu sẽ tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng theo.

Cụ thể, kỹ năng làm việc nhóm giúp ngƣời lao động biết cách phân chia công việc sao cho hợp lí và mất một khoảng thời gian ngắn nhất. Hoạt động nhóm tốt thì co sẽ đƣợc công việc sẽ đƣợc giải quyết nhanh hơn, nhiều ngƣời sẽ tiếp cận đƣợc nhiều mặt của một vấn đề, từ đó có nhiều giải pháp để giải quyết.

Trong khi khả năng ngoại ngữ ngoài việc hỗ trợ việc giao tiếp với chủ doanh nghiệp còn cho phép lao động có thể là một nhân viên đàm phán tốt, tạo cho doanh nghiệp nhiều mối làm ăn hơn. Thực tế cho thấy, một công nhân cũng cần phải có ngoại ngữ, bởi máy móc trong các doanh nghiệp FDI đều sử dụng và điều khiển bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, độ thành thạo về chuyên môn là yếu tố quyết định tới năng suất lao động của lao động. Nếu ngƣời lao động đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên, thật dễ dàng

17

cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất từ đó gia tăng giá trị lợi nhuận cho chủ đầu tƣ.

Các doanh nghiệp FDI thƣờng hoạt động gắn liền với chuyên môn hóa cao. Ngƣời lao động có kỹ năng sẽ giúp tiến trình này diễn ra nhanh hơn, đảm bảo đƣợc yêu cầu của công việc. Hiện nay, lao động đƣợc tuyển vào các doanh nghiệp có tới hơn một nửa phải đào tạo lại. Hơn nữa, nếu ngƣời lao động có sẵn các kỹ năng cần thiết cho công việc, doanh nghiệp sẽ không phải tốn chi phí đào tạo lại từ đầu. Việc này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền bạc, đó chính là điều mà các doanh nghiệp mong muốn.

Tất cả những tác động trên làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp FDI là mục tiêu lợi nhuận, vì vậy, yêu cầu về kỹ năng của ngƣời lao động đƣợc đánh giá rất cao trong hồ sơ ứng tuyển.

1.4.2. Tác động ngược trở lại kỹ năng lao động của các doanh nghiệp FDI

Kỹ năng không chỉ tác động một chiều tới các doanh nghiệp FDI, mà mối quan hệ này là mối quan hệ tác động qua lại. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng do sự thành thạo trong kỹ năng làm việc tạo nên thì lúc này tiền lƣơng có xu hƣớng tăng. Chủ doanh nghiệp FDI sẵn sàng tăng lƣơng cho nhân viên. Lƣơng tăng, đời sống nhân viên đƣợc cải thiện, đây là một động lực để họ trau dồi thêm kỹ năng của mình qua việc tham gia những khóa học hoặc tự học. Đôi khi, họ cũng không cần phải tham gia các khóa học, mà đơn giản họ chỉ cần tiếp tục học hỏi hoàn thiện hơn nữa kỹ năng mà họ đang sở hữu cũng làm cho chủ doanh nghiệp hài lòng. Mặt khác, khi lợi nhuận tăng, doanh nghiệp có xu hƣớng đầu tƣ thêm công nghệ hiện đại hơn vào sản xuất để tăng hơn nữa lợi thế sản xuất theo quy mô. Đƣợc tiếp cận với công nghệ mới, lao động sẽ phải học cách vận hành, trau dồi khả năng tiến tới làm chủ công nghệ mới.

Một mặt khác, khi doanh nghiệp có lãi và tích lũy nhất định, doanh nghiệp sẽ đầu tƣ cho ngƣời lao động đi học các khóa học để nâng cao kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng chuyên môn kỹ thuật. Đây không còn là chi phí đào tạo lại nữa, mà là một khoản đầu tƣ lâu dài, giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

Lợi nhuận là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng. Quá trình tìm kiếm thị trƣờng mới, gặp gỡ khách hàng, đàm phán tiến tới kí kết hợp đồng cần ở ngƣời lao động những kỹ năng cần thiết nhƣ là kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc

18

nhóm, kỹ năng đàm phán. Yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng cũng đòi hỏi lao động phải tự trau dồi những kỹ năng trên.

Tóm lại, khi doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cả về chủ quan lẫn khách quan hối thúc ngƣời lao đông phải tích cực học hỏi thêm nữa để trau dồi thêm kỹ năng, thành thạo hơn, có đƣợc những kỹ năng mới hơn để có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kỹ năng làm việc của ngƣời lao động Việt Nam

Kỹ năng làm việc của ngƣời lao động Việt Nam là một vấn đề không mới, và hiện đang đƣợc chú ý hiện nay. Đây cũng là vấn đề đã và đang đƣợc rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nƣớc nghiên cứu.

Tháng 6/2012, Hội đồng Anh công bố nghiên cứu về “Sự thiếu hụt kỹ năng lao

động tại Indonesia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam (Skilled Labour Shortfalls in Indonesia, the Philippines, Thailand, and Vietnam) ”. Đây là nghiên cứu tổng quan về

kỹ năng làm việc của ngƣời lao động tại 4 nƣớc, trong đó đối tƣợng nghiên cứu là lực lƣợng lao động, chứ không tách riêng khối lao động trong doanh nghiệp FDI.

World Bank cũng có những nghiên cứu riêng về kỹ năng lao động của ngƣời Việt Nam thông qua Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014: “Phát triển kỹ năng: Xây dựng

lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam”. Trong báo cáo,

World Bank đã dự báo đƣợc nhu cầu kỹ năng thay đổi, đồng thời đƣa ra các kiến nghị về việc nâng cao chất lƣợng lao động Việt Nam trong thời gian tới. Báo cáo này cũng không đánh giá thực trạng kỹ năng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp FDI.

Các nghiên cứu trong nƣớc gần đây phải kể đến nhƣ: Báo cáo“Xuhướng nhu cầu

kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài”, nằm trong khuôn khổ hợp

tác giữa ILSSA và Tập đoàn Manpower đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu về chất lƣợng lao động và xu hƣớng nhu cầu kỹ năng lao động của của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đƣa ra các triển vọng trong tƣơng lai và đề xuất các giải pháp cho Việt Nam.Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên mẫu khảo sát ở 100 doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thuộc 3 ngành sản xuất, chế biến: điện tử, hàng tiêu dùng nhanh và ô tô.Đây sẽ là những cơ sở thực tiễn gợi ý các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới phù hợp hơn với nhu cầu của các doanh nghiệp.

19

Trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện, nhóm nghiên cứu muốn đi sâu vào tìm hiểu thực trạng tổng quan các kỹ năng làm việc của ngƣời lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI, đánh giá 3 kỹ năng mà nhóm nghiên cứu cho rằng ngƣời lao động Việt Nam còn thiếu nhiều nhất. Đó là kỹ năngchuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm. Từ đó nhóm sẽ đƣa ra những kiến nghị cho nhà nƣớc, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp FDI và ngƣời lao động nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ năng đang thay đổi hiện nay.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng muốn liên hệ thực tiễn với hoạt động giảng dạy của Khoa Kinh tế đối ngoại – Học viện Chính sách và Phát triển để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, nhất là đào tạo kỹ năng làm việc cho sinh viên. Đây cũng chính là những điểm mới của bài nghiên cứu khoa học lần này.

Tóm lại:

Chƣơng 1 đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, doanh nghiệp FDI và các kỹ năng làm việc cần thiết cho ngƣời lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng làm việc, phân tích đƣợc vai trò cũng nhƣ chỉ ra đƣợc mối liên hệ hai chiều giữa kỹ năng làm việc và doanh nghiệp FDI.

Tiếp theo chƣơng 1, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu về thực trạng kỹ năng làm việc của ngƣời lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI đồng thời chỉ ra đƣợc những nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt kỹ năng hiện nay.

20

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI

2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI ở Việt Nam

2.1.1. Quy mô vốn và số lượng dự án

Sau khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạtđƣợc những bƣớc tiến vƣợt bậc trong thu hút vốn đầu tƣ FDI. Với 37 dự án đầu tiên với giá trị chỉ 336 triệu USD đƣợc cấp phép vào năm 1988, tính đến tháng 6 năm 2013, Việt Nam có 15.696 dự án còn hiệu lực, có nhiều dự án đầu tƣ lên đến hàng tỷ USD. Một số dự án đầu tƣ lớn nhƣ: dự án 2,8 tỷ USD đầu tƣ xây dựng công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than Vĩnh Tân có vốn đầu tƣ là 2,018 tỷ USD…

Năm 2007, sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Việt Nam đã có các chính sách thƣơng mại cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và tạo ra hiệu ứng tích cực trong thu hút nguồn vốn FDI. Từ đó cho đến nay, các dự án FDI vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm với quy mô và chất lƣợng ngày càng cao. Diễn đàn Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) năm 2013 công bố báo cáo Đầu tƣ Thế giới, trong đó có 11% tập đoàn xuyên quốc gia khẳng định Việt Nam sẽ là điểm đầu tƣ hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới.

Biểu đồ 2.1: FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2013, đơn vị tỷ USD

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT và Vietnam Report

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số dự án tỷ USD Vốn đăng kí Vốn thực hiện Số dự án

21

Trên đây là biểu đồ thể hiện tình hình FDI đầu tƣ vào Việt Nam giai đoạn 2007- 2013. Nhờ việc gia nhập vào WTO, năm 2008, tổng số vốn FDI tăng đăng kí đạt mức cao nhất là 71,7 tỷ USD. Ngoại trừ do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 và lạm phát 2011 làm số vốn FDI thu hút giảm xuống, nhìn chung có thể thấy quy mô vốn đăng kí và số lƣợng dự án FDI đã tăng nhanh qua các năm.

2.1.2. Hình thức đầu tư

Bảng 2.1: Đầu tư FDI theo hình thức đầu tư, lũy kế đến 15/12/2013

TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng kí

(triệu USD) 1 100% vốn nƣớc ngoài 12.523 154.176,81 2 Liên doanh 2.751 58.133,52 3 Hợp đồng BOT, BT, BTO 11 7.909,46 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 216 5.138,16 5 Công ty cổ phần 194 4.701,20 6 Công ty mẹ con 1 98,01 Tổng 15.696 230.157,16

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, chiếm tới 80% tổng số dự án. Hình thức liên doanh liên kết cũng đƣợc chú ý với 2.751 dự án, chiếm 17,5%. Sự đa dạng về hình thức đầu tƣ cũng là một điểm nhấn trong đặc điểm của dòng vốn FDI tại Việt Nam.

2.1.3. Cơ cấu ngành đầu tư

Giai đoạn 2007-2013 là giai đoạn dòng vốn FDI chảy vào đa ngành, đa lĩnh vực. Hiện nay, tỷ trọng FDI đầu tƣ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn luôn chiếm ƣu thế lớn với khoảng 50% vốn trong suốt giai đoạn này.

Theo biểu đồ dƣới đây có thể thấy, năm 2013, số vốn đầu tƣ vào công nghiệp chế biến, chế tạo lên đến 122,167 tỷ USD, chiếm 53%. Một lý giải đơn giản là ngành này có thể tận dụng đƣợc lợi thế nhân công dồi dào đang trong thời kỳ dân số vàng và chi phí nhân công thấp tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng mới đƣợc các nhà đầu tƣ chú ý đến, với chỉ 406 dự án nhƣng số vốn lên đến 48,7 tỷ USD, chiếm 21%. Trong khi đó lĩnh vực xây dựng có tới 1.029 dự án, nhƣng chỉ chiếm 4% lƣợng vốn.

22

Biểu đồ 2.2: Một số lĩnh vực đầu tư chính năm 2013

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ đó có thể thấy rằng, cơ cấu đầu tƣ chỉ tập trung chủ yếu vào các dịch vụ trung gian, giá trị gia tăng cao, tận dụng triệt để lợi thế so sánh của Việt Nam. Các lĩnh vực nhƣ giáo dục, y tế, môi trƣờng còn hạn chế; nông, lâm, ngƣ nghiệp rất thấp và đang có xu hƣớng giảm dần.

2.2. Tổng quan về doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI hiện đang là khu vực phát triển năng động nhất, giúp bổ sung vốn tổng đầu tƣ xã hội và thúc đẩy tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, hiện đang có khoảng trên 9.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động đóng góp 10,99% nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tổng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 45%. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với mức đóng góp khoảng 20% GDP, 23% vốn đầu tƣ thực hiện toàn xã hội, tạo ra 24% lao động việc làm. Đặc biệt khu vực FDI đóng góp tới 58,8% kim ngạch xuất khẩu năm 2013, góp phần quan trọng đƣa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 15,4% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu chiếm 61,2% và nhập khẩu chiếm 56,3%. 53% 21% 5% 4% 17% CN chế biến, chế tạo KD bất động sản

Dịch vụ lƣu trú và ăn uống Xây dựng

23

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2010 của các doanh nghiệp này chỉ đạt 10,26%, năm 2011 là 10,89%, tƣơng đƣơng lãi suất trái phiếu kho bạc. Song cũng phải nói thêm là con số trên đây chỉ là một phần của vấn đề, chƣa tính đến vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp, thực tế lợi nhuận mà doanh nghiệp FDI tạo ra còn hơn thế rất nhiều. Nhƣ vậy, doanh nghiệp FDI là một phần quan trọng có đóng góp lớn về cả số lƣợng và chất lƣợng cho kinh tế Việt Nam.

2.2.2. Quy mô lao động tại các doanh nghiệp FDI

Trong giai đoạn 2007 – 2013, đã có gần 11 triệu việc làm trực tiếp đƣợc tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI. Không những đem lại hiệu quả kinh tế và phát triển kỹ thuật hiện đại, FDI còn mang lại vô vàn cơ hội việc làm, ở rất nhiều vị trí với mức lƣơng khá tƣơng xứng cho lao động Việt Nam.

Biểu đồ 2.3: Quy mô lao động trong doanh nghiệp FDI

Nguồn: Tổng cục thống kê7

Trên đây là biểu đồ thể hiện quy mô lao động trong doanh nghiệp FDI giai đoạn 2007-2013. Nhìn chung lƣợng lao động làm tại các doanh nghiệp FDI có xu hƣớng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động theo lĩnh vực kinh doanh, khoảng 3,5%. Năm 2013 số lao động trực tiếp đã gần đạt mốc 2 triệu ngƣời.

7

Số liệu sơ bộ năm 2013

1400 1450 1500 1550 1600 1650 1700 1750 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Ng ìn ng ƣời Số lao động

24

Từ phân tích trên cho thấy, cùng với tỷ trọng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành chế biến, chế tạo lớn nhất, đây cũng là ngành sử dụng nhiều lao động nhất. Cùng với đó là sự xuất hiện và lớn mạnh của một số khu vực sản xuất và cung cấp các sản

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI - Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)