Phân tích SWOT về kỹ năng của lao động trong doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI - Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

6. Kết cấu và nội dung đề tài

2.3.2. Phân tích SWOT về kỹ năng của lao động trong doanh nghiệp FDI

Điểm mạnh (Strengths)

S1: Lao động với sức trẻ và khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh

S2: Lao động được giáo dục khá tốt

Điểm yếu (Weaknesses)

W1: Số lao động được đào tạo khá khiêm tốn

W2: Mức độ thiếu hụt các kỹ năng còn nhiều

Cơ hội (Opportunities)

O1: Việt Nam là địa điểm đầu tư cho nhiều doanh nghiệp FDI

O2: Chất lượng đào tào lao động ngày càng được quan tâm

Thách thức (Threats)

T1: Nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các đối thủ cạnh tranh trong khu vực T2: Chảy máu chất xám

a. Điểm mạnh (strengths)

S1: Lao động với sức trẻ và khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh

Việt Nam là nƣớc đông dân (xếp thứ 14 trên thế giới, xếp thứ 8 Châu Á)15, cơ

cấu dân số trẻ, lực lƣợng lao động dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nƣớc ta thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã đƣợc Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính đến 01/01/2014 cả nƣớc có 53,65 triệu ngƣời trong độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động là 47,49 triệu ngƣời, chiếm 88,52% - một con số rất hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Trung bình mỗi năm có thêm 1 triệu lao động trẻ gia nhập vào lực lƣợng lao động. Sức trẻ là điểm nổi trội của tiềm năng lao động Việt Nam, tuổi trung bình của lao động Việt

15

33

Nam đánh giálà khá trẻ (27,5) so với các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc (35,2), tỷ lệ lao

động trong độ tuổi từ 25-34 chiếm 49,6%16. Đây là một trong những lợi thế rất lớn của

lực lƣợng lao động Việt Nam.

Bên cạnh thế mạnh về lƣợng lao động dồi dào, xét về mặt định tính, bản thân ngƣời lao động Việt Nam đƣợc thế giới đánh giá là thân thiện, nhanh nhẹn, chịu khó, cần cù, ít tranh cãi với chủ lao động, có khuynh hƣớng mong muốn làm việc ổn định. Khả năng thích nghi và nhận thức cao cũng là một trong những thế mạnh của lao động Việt Nam. Không những thế lao động nƣớc ta còn đƣợc đánh giá là có khả năng học tập và trau dồi kỹ năng trong thời gian ngắn. “Tập đoàn Samsung đánh giá lao động Việt Nam học rất nhanh: năng suất lao động của lao động Việt Nam bằng 80% năng suất lao động của công nhân Hàn Quốc, trong khi chi phí lao động chỉ bằng 10%. Vì lẽ đó Samsung xây dựng thêm một nhà máy lắp ráp điện thoại thứ hai tại Bắc Ninh với số

vốn 1,2 tỷ đô la”.17 Chính các đặc tính tự nhiên này đã tạo nên những nét nổi bật của

lao động giúp thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc của lao động Việt Nam rất đa dạng, hình thành nhanh và ngày càng đƣợc lao động chú ý học tập và trau dồi. Hiện nay, yêu cầu của công việc cũng nhƣ nhu cầu của các chủ doanh nghiệp ngày càng khắt khe và đa dạng, môi trƣờng làm việc mang tính cạnh tranh cao hơn. Lao động Việt Nam nói chung và nguồn lao động chất lƣợng cao xuất phát từ các trƣờng đại học, cao đẳng cũng nhƣ các cơ sở đào tạo nghề khác ngày càng ý thức tầm quan trọng của kỹ năng lao động.Họ đã chủ động hơn, mạnh dạn hơn và mƣu cầu cao hơn về trau dồi kỹ năng làm việc trƣớc khi bƣớc vào công việc thực tế. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một thế hệ lao động thành thạo về kỹ năng, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp FDI.

Biểu đồ dƣới đây chỉ ra kỹ năng thích nghi với thay đổi và hoàn cảnh mới của lao động Việt Nam là 55,2%. Với mức yêu cầu là 73,2%, lao động của Việt Nam thiếu hụt 18%. Mặc dù còn thiếu hụt nhƣng lao động Việt Nam cũng đã đạt đƣợc phần nào yêu cầu mà doanh nghiệp FDI đề ra.

16

Số liệu từ Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn

34

Biểu đồ 2.6: Kỹ năng thích nghi của lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI

Nguồn: Khảo sát của ILSSA-Manpower năm 2013 S2: Lao động được giáo dục khá tốt

Xét về chất lƣợng lao động, theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 của World Bank, Việt Nam đang sở hữu một lực lƣợng lao động trẻ và đƣợc giáo dục tốt. Cụ thể là, phần lớn lực lƣợng lao động của Việt Nam có kỹ năng đọc, viết và tính toán và tỷ lệ này cao hơn các nƣớc khác, kể cả các nƣớc giàu có hơn nhƣ Bolivia hay Sri Lanka.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ cá nhân tính theo điểm kiểm tra đọc viết

Nguồn: Nghiên cứu kỹ năng hướng đến Việc làm và Năng suất, Worldbank, 2013

55.200% 73.200% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% Năng lực thực tế Mức độ cần thiết Năng lực thực tế Mức độ cần thiết

35

Nhƣ vậy, nhìn chung lao động Việt Nam đang nắm trong tay khá nhiều thế mạnh có sức cạnh tranh với lao động trong khu vực và trên thế giới.

b. Điểm yếu (Weaknesses)

Tuy nắm giữ nhiều điểm mạnh song không có nghĩa là thị trƣờng lao động Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu trong các doanh nghiệp bởi số lao động có tay nghề, có chất lƣợng của nƣớc ta đang còn rất hạn chế.

W1: Số lao động được đào tạo khá khiêm tốn

Trong tổng số hơn 50 triệu lao động chỉ có 16,6%18 số ngƣời đã đƣợc đào tạo –

một tỷ lệ khá khiêm tốn. Đội ngũ lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn còn thiếu rất nhiều kỹ năng, bao gồm kỹ năng nhận thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Cụ thể, 80% cán bộ chuyên môn Việt Nam thiếu các kỹ năng cần thiết. Con số này ở kỹ thuật viên và thợ thủ công lần lƣợt là 83% và 40%. Trong đó, lao động Việt Nam đặc biệt luôn bị nhắc tới bởi khả năng quản lý thời gian và ý thức an toàn lao động kém, kỹ năng chuyên môn đƣợc đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng thƣờng chênh lệch nhiều so với yêu cầu của doanh nghiệp.

Một nghiên cứu của ILO cho thấy, tỷ lệ đội ngũ lao động phải đào tạo lại luôn ở mức từ 40- 50%. Các doanh nghiệp cho biết mức độ hài lòng của họ đối với kỹ năng của lao động Việt Nam chỉ từ 40-60% và chính sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nguyên nhân khiến họ không thể đầu tƣ tối đa ở Việt Nam.

Sách trắng 2014 của Phòng Thƣơng mại Châu Âu ở Việt Nam (Eurocham) đã chỉ ra một thực tế đáng buồn là trong khối ASEAN, Việt Nam nằm ở nửa cuối bảng xếp hạng đánh giá về phát triển nguồn nhân lực. Theo Ông Vũ Mạnh Liêm - Phó trƣởng Ban Tuyên giáo, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nhận định, “Hiện nay đa số

lao động ở doanh nghiệp FDI là lao động phổ thông và chủ yếu là lắp ráp gia công. Do đó mà về mặt trình độ kỹ năng cũng chỉ ở mức trung bình, chưa đáp ứng được. Mặt khác bản thân người lao động xuất thân từ nông thôn chỉ có thể sản xuất ở 1 công đoạn nhất định”. “Người lao động Việt Nam chưa chủ động trong việc tìm hiểu nhu cầu nhà tuyển dụng và tiếp cận nhà tuyển dụng, do đó chưa nắm rõ yêu cầu và tính chất công việc mình nhắm tới, cho nên dẫn đến 1 thực tế là họ dễ gặp khó khăn và bỏ việc giữa chừng”, ông Eiji Ryu - Tổng giám đốc công ty Power Việt Nam nhận định.

18

36

Nguồn lao động chất lƣợng cao đƣợc kỳ vọng - sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trƣờng nghề cũng có nhiều vấn đề tồn tại trong hiện tại. Mặc dù sinh viên có sự năng động, sáng tạo, học hỏi và nắm kiến thức nhanh nhƣng vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu đi yếu tố thực hành - một trong những điều kiện cơ bản hình thành nên kỹ năng làm việc. Theo ông Trần Duy Vinh, Phó Giám đốc Công ty Phần mềm FSOFT, trong 30 sinh viên vào thực tập, chỉ có 1/3 có khả năng làm việc tƣơng đối, 1 sinh viên đƣợc nhận luôn. Phần lớn còn lại bộc lộ những điểm yếu cơ bản khi làm việc: đó là kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm thiếu chủ động trong công việc.

W2: Mức độ thiếu hụt các kỹ năng tổng quát còn nhiều

Bảng 2.5: Mức thiếu hụt kỹ năng tổng quát của lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI (Đơn vị: %)

Kỹ năng Mức độ thiếu hụt

Có ý thức về chất lƣợng và hiệu quả công việc 32,0

Đúng giờ, đáng tin cậy 30,0

Thích nghi với thay đổi và hoàn cảnh mới 18,0

Hiểu, tiếp thu và áp dụng các thông tin 20,0

Làm việc theo nhóm 20,0

Máy tính cơ bản 13,0

Đọc, viết, hiểu thông tin đơn giản 19,0

Nguồn: Khảo sát của ILSSA-Manpower năm 2013

Từ bảng ta có thể thấy, kỹ năng làm việc nhóm, có ý thức về chất lƣợng, đúng giờ, đáng tin cậy là thiếu hụt rất nhiều, có kỹ năng lên tới trên 30%. Đây là một vấn đề đáng báo động của lao động Việt Nam.

Trong số các kỹ năng lao động, kỹ năng tổng quát (kỹ năng mềm) là nhóm kỹ năng ngƣời lao động Việt Nam còn thiếu hụt nhiều nhất. Trong khi đó, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá kỹ năng tổng quát và kỹ năng chuyên môn có tầm quan trọng ngang nhau trong quyết định tuyển dụng.

Dƣới đây là biểu đồ đánh giá chung về kỹ năng tổng quát của lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI, từ đó có thể thấy rằng, kỹ năng đọc viết, hiểu thông tin và kỹ năng làm việc nhóm có mức độ quan trọng nhất. Ngƣời Việt chỉ đáp ứng đƣợc 70–75% yêu cầu này.

37

Biểu đồ 2.8: Đánh giá chung về kỹ năng tổng quát của lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI

Nguồn: Khảo sát của ILSSA-Manpower năm 2013 c. Cơ hội (Opportunities)

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ hiện nay, cơ hội để lao động nâng cao trình độ, trau dồi kỹ năng là rất lớn. Không những thế, lao động Việt Nam với những điểm mạnh đã đƣợc nhắc tới ở trên hoàn toàn có thể tận dụng những cơ hội này đểnâng cao chất lƣợng công việc và chất lƣợng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc.

O1: Việt Nam được giới thiệu là địa điểm đầu tư cho nhiều doanh nghiệp FDI

Nghiên cứu của Manpower Group đã chỉ ra rằng trong thời gian tới, 95% các doanh nghiệp đƣợc khảo sát đánh giá Việt Nam xứng đáng là địa điểm đầu tƣ, và 54% cho biết chắc chắn sẽ giới thiệu Việt Nam là địa điểm đầu tƣ cho các công ty khác. Trong khi đó chỉ có 1% doanh nghiệp nói không và 2% nói có thể không, đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam. Nhƣ vậy, lao động Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội về việc làm cũng nhƣ trau dồi kỹ năng trong các doanh nghiệp.

.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% Khả năng thích nghi với thay

đổi

Khả năng làm

việc nhóm biết, tiếp thu và Khả năng nhận ứng dụng các thông tin Biết sử dụng máy vi tính Đọc, viết, tiếp nhận thông tin đơn giản Năng lực thực tế Mức độ quan trọng

38

Biểu đồ 2.9: Giới thiệu Việt Nam là địa điểm đầu tư

Nguồn: Khảo sát của ILSSA-Manpower năm 2013 O2: Chất lượng đào tạo lao động ngày càng được quan tâm

Chất lƣợng đào tạo đang ngày càng đƣợc quan tâm cũng là một cơ hội tốt cho các kỹ năng của ngƣời lao động. Việc này đƣợc thể hiện rõ trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra cho giai đoạn 2011- 2020. Trong đó, chúng ta sẽ nỗ lực tiến tới phổ cập ở các bậc học cao hơn và quan tâm hơn tới chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng cao đẳng, đại học sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế, định hƣớng lựa chọn ngành học phù hợp cho học sinh, sinh viên theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong tƣơng lai.

Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ trong việc nâng cao chất lƣợng lao động Việt Nam là một trong những điều kiện cải thiện kỹ năng làm việc. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu và hỗ trợ cho kỹ năng của ngƣời lao động Việt Nam đều đƣợc tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ nhƣ ILO, Manpower Group, World Bank… Sự hỗ trợ này mang đến rất nhiều cơ hội cho ngƣời lao động, không chỉ nâng cao kỹ năng toàn diện mà còn tạo cơ hội to lớn cho việc tìm kiếm cung lao động cho đất nƣớc. Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ cũng là một kênh thông tin quan trọng và cập nhật bổ sung cho các kênh thông tin về việc làm trong nƣớc, giúp ngƣời lao động dễ dàng tiếp cận với nhiều cơ hội hơn, cũng nhƣ tiết kiệm ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho nâng cao kỹ năng làm việc.

1% 2% 12% 31% 54% Không Có thể không Có thể có Có Chắc chắn sẽ giới thiệu

39

d. Thách thức (Threats)

T1: nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các đối thủ cạnh tranh trong khu vực

Bên cạnh những cơ hội, những bất ổn kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát cao, tăng trƣởng sụt giảm cũng có thể khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển hƣớng sang các đối thủ cạnh tranh trong khu vực nhƣ Philippines và mới đây là Mianma, Thái Lan bởi ƣu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Đây chính là thách thức cho ngƣời lao động Việt Nam trƣớc sự cạnh tranh với các thị trƣờng trong khu vực và trên thế giới. Thách thức cạnh tranh đem tới bài toán về việc cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực cho lao động Việt Nam. Theo các chuyên gia, nếu trong thời gian tới không giải quyết đƣợc bài toán này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng chất lƣợng nhân lực trầm trọng mà hệ quả của nó là sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đánh mất cơ hội tham gia thị trƣờng lao động quốc tế. Có thể nói đây là thách thức chủ yếu của lao thị trƣờng lao động Việt Nam. Không chỉ về vấn đề chuyên môn mà còn là các vấn đề khác nhƣ yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ năng mềm, an toàn lao động… những điều mà lao động của chúng ta đang rất yếu hiện nay. Bên cạnh nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, việc định hƣớng cho ngƣời lao động trong tìm việc và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng là một thách thức đặt ra cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.

T2: Chảy máu chất xám

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện, nay, chảy máu chất xám cũng là một trong những thách thức không nhỏ đối với thị trƣờng lao động Việt Nam. Do chƣa có cơ chế ƣu đãi thích hợp, điều kiện sống chƣa đáp ứng đủ nhu cầu nên có không ít ngƣời lao động có tay nghề chuyên môn, kỹ thuật cao quyết định di cƣ sang các nƣớc có mức sống và thu nhập cao gây nên tình trạng thiếu hụt lao động chất lƣợng cao trong khi mất công đào tạo.

Cũng chính bởi những chính sách đãi ngộ chƣa thỏa đáng mà các du học sinh sau khi đƣợc nƣớc ngoài đào tạo chuyên môn thì lựa chọn làm việc luôn tại nƣớc đó, không trở về Việt Nam. Thách thức này đặt ra vấn đề cho nhà nƣớc và các doanh nghiệp trong nƣớc phải có chính sách ƣu đãi phù hợp để giữ lại những nhân tài cho mình.

40

2.4. Nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt kỹ năng

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI - Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)