Định hƣớng chung

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 80)

5. Kết cấu của bài viết

3.1.1. Định hƣớng chung

Để có đƣợc kết quả kinh doanh tốt hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Ngân hàng sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển theo các định hƣớng sau:

 Thực hiện chiến lƣợc kinh doanh tổng thể 2013 – 2020.

Tiếp tục triển khai chiến lƣợc kinh doanh tổng thể theo đúng lộ trình đã đƣợc Hội đồng Quản trị phê duyệt, theo đó VIB sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản trị, điều hành của Hội sở; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ theo mô hình mới; tiến hành chuyển đổi hệ thống chi nhánh sang mô hình kinh doanh và dịch vụ mới tại 6/9 vùng; triển khai hệ thống không gian bán lẻ tại 10 chi nhánh và chỉnh trang bộ mặt công sở của các đơn vị kinh doanh tại 6 vùng chuyển đổi.

 Phát triển cơ sở khách hàng

Tiếp tục phát triển khách hàng theo chiều sâu, mở rộng và xây dựng mối quan hệ theo hƣớng hợp tác toàn diện, nâng cao số lƣợng, tần suất và hiệu quả của giao dịch. Tập trung phục vụ tốt các khách hàng trọng tâm, cốt lõi và phát triển khách hàng mới theo đúng phân khúc khách hàng đã lựa chọn.

 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Chú trọng chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục giao dịch, hỗ trợ khách hàng lên kế hoạch cho tƣơng lai, gắn chặt lợi ích của khách hàng với mọi hoạt động kinh doanh của VIB.

Phát triển các gói sản phẩm hƣớng tới khách hàng mục tiêu nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng trọng tâm, cốt lõi.

Đầu tƣ cho các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao và hệ thống hạ tầng công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm và tối ƣu hóa quy trình hoạt động.`

Nâng cao năng lực tài chính thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hợp tác chiến lƣợc với đối tác nƣớc ngoài.

Nâng cấp hệ thống Callcenter và phát triển các kênh phân phối phi vật lý để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.

 Quản trị rủi ro

Hoàn thiện bộ máy, quy trình, quy định của quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của VIB theo hƣớng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng hệ thống báo cáo, cảnh báo rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của toàn Ngân hàng, xây dựng khung chính sách, quy định, kế hoạch dự phòng về quản lý rủi ro hoạt động.

 Quản trị nguồn nhân lực của VIB

Triển khai thành công Hệ thống Quản trị hiệu quả làm việc tại VIB để xây dựng văn hoá làm việc tôn vinh hiệu quả công việc, trong đó mỗi cá nhân có những chỉ tiêu công việc rõ ràng và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của VIB.

Hoàn thiện chính sách lƣơng thƣởng, xây dựng chƣơng trình phát triển cán bộ cũng nhƣ đào tạo, tuyển dụng để xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh tổng thể của VIB.

Phát triển 2 trung tâm Đào tạo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng quy trình chuẩn để đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đủ năng lực xây dựng mối quan hệ bền vững, biết lắng nghe và phục vụ khách hàng một cách chu đáo, cởi mở và hợp tác.

 Tiếp tục đầu tƣ hạ tầng công nghệ theo chiến lƣợc phát triển hạ tầng công nghệ giai đoạn 2013 – 2020 phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh tổng thể. Cụ thể:

Xây dựng mô hình quản trị công nghệ Ngân hàng phù hợp với chiến lƣợc phát triển hạ tầng công nghệ mới.

Nâng cấp hạ tầng nhằm hỗ trợ phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm của VIB, tự động hóa các báo cáo dựa trên phát triển hệ thống MIS nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị hệ thống, tăng cƣờng khả năng đáp ứng của hệ thống và bổ sung thêm các ứng dụng mới nhằm hỗ trợ tốt hơn các yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Nâng cấp hệ thống Symbol Core Banking System,tối ƣu hóa hệ thống Oracle Finance, hệ thống công nghệ thẻ, kênh phân phối phi vật lý và 3rd Party, đầu tƣ hệ thống quản lý rủi ro, MIS và hợp nhất các quy trình để tối ƣu hóa hệ thống.

 Phát triển mạng lƣới và kênh phân phối

Hoàn thiện chiến lƣợc phát triển mạng lƣới tại các địa bàn mục tiêu của VIB để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng trọng tâm của VIB - Dự kiến sẽ mở thêm các đơn vị kinh doanh, nâng cấp các phòng giao dịch lên chi nhánh và củng cố để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch cũ.

Tiếp tục phát triển các kênh phân phối phi vật lý nhƣ VIB4U, Mobile Banking, đầu tƣ thêm tối thiểu là 50 ATM và 1.000 POS.

 Hoạt động Marketing và truyền thông

Tiếp tục triển khai chiến lƣợc thƣơng hiệu mới của VIB, luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu.

Tiến hành các chiến dịch marketing và truyền thông theo kế hoạch đã đƣợc Hội đồng Quản trị thông qua nhằm giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy bán hàng và nâng cao nhận thức của khách hàng về thƣơng hiệu VIB, đặc biệt là các chƣơng trình thúc đẩy tăng trƣởng huy động.

 Tăng cƣờng năng lực và hoạt động của Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản VIBAMC

Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng của VIB về việc định giá và quản lý tài sản bảo đảm.

Phối hợp với VIB trong việc tìm kiếm để thuê mua trụ sở làm việc tại các địa bàn Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, DakLak, Vinh… Triển khai dịch vụ quản lý và cho thuê văn phòng tại các diện tích dƣ thừa của VIB.

Tiến hành cải tạo và sửa chữa 10 đơn vị, triển khai hệ thống không gian bán lẻ mới, các chi nhánh và phòng giao dịch thuộc 6 vùng theo chƣơng trình chuyển đổi chi nhánh/phòng giao dịch sang mô hình kinh doanh và dịch vụ mới và từ 20 đến 35 đơn vị phát triển mới .

Nhận ủy thác mua bán, thu hồi nợ, tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ, nhận ủy thác đầu tƣ, cơ cấu lại nợ thành vốn góp, liên doanh liên kết mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kinh doanh.

 Các hoạt động khác

Tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với tinh thần phấn đấu mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu, quý đầu của năm 2014 để đạt đƣợc kế hoạch do Đại hội đồng Cổ đông giao cho trên cơ sở phản ứng linh hoạt với điều kiện của thị trƣờng, nắm bắt và tận dụng mọi cơ hội kinh doanh.

3.1.2. Định hƣớng hoạt động tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu

Hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng Quốc tế đang ngày càng đƣợc quan tâm vả mở rộng. Với mục tiêu đề ra là ngày càng đa dạng hóa các hình thức tài trợ cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng phục vụ, tăng cƣờng độ chính xác cũng nhƣ nhanh chóng trong tín dụng XNK, Ngân hàng Quốc tế đã đƣa ra những định hƣớng để phát triển hoạt động này cho đến năm 2020 nhƣ sau:

- Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn nhằm tạo dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cũng nhƣ tạo uy tín cho Ngân hàng đối với cả khách hàng truyền thống và cả khách hàng mới.

- Chú trọng vào việc đa dạng hóa các hình thức tài trợ nhằm giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Ngân hàng Quốc tế, đặc biệt là phát triển các dịch vụ mới có đòi hỏi công nghệ cao.

- Đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tín dụng tài trợ XNK theo chiều sâu, đến gần với các khách hàng ở vùng xa hơn, đẩy mạnh các chi nhánh về các tỉnh lỵ.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tuyển dụng thêm các cán bộ có năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động tín dụng tài trợ XNK…

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIB TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIB

Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng Quốc tế trong vài năm gần đây, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, thì hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ XNK nói riêng của Ngân hàng vẫn còn tồn tại những vƣớng mắc cần giải quyết. Căn vứ vào mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, dựa vào phƣơng hƣớng nhiệm vụ hoạt động trong những năm tới của Ngân hàng Quốc tế, từ thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng, và để phát triển hơn nữa hoạt động này trong những năm tới, em xin đề xuất một số nhóm giải pháp nhƣ sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Định hƣớng tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng Quốc tế phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc và nằm trong chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng. Đặc biệt do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng mà đòi hỏi việc huy động vốn nhằm đƣa uy tín hoạt động của Ngân hàng Quốc tế đi lên là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Điều kiện tiên quyết đảm bảo tăng trƣởng tín dụng là tăng trƣởng nguồn vốn. Có huy động vốn đƣợc nhiều thì Ngân hàng mới có thể cho vay hoặc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng và ngƣợc lại, việc khách hàng sử dụng vốn nhiều, sẽ khuyến khích Ngân hàng đẩy mạnh đa dạng các hình thức huy động. Vì thế, Ngân hàng phải:

- Xây dựng đề án phát hành kỳ phiếu trong nƣớc và ra nƣớc ngoài: Ngân hàng Quốc tế là một Ngân hàng có uy tín tƣơng đối lớn trong hệ thống Ngân hàng của Việt Nam, cũng nhƣ đang dần mở rộng, phát triển ra thị trƣờng thế giới, tuy nhiên vẫn cần đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có đủ trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Ngân hàng cần sử dụng thế mạnh uy tín của mình để tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ của Ngân sách Nhà nƣớc dành cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các hoạt động kinh doanh XNK.

- Tiếp tục khuyến khích dân cƣ gửi tiền vào bằng các chính sách tăng lãi suất tiền gửi cả bằng VND lẫn bằng ngoại tệ, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với khách hàng truyền thống, Ngân hàng nên có các phần thƣởng xứng đáng, có những chính sách ƣu đãi đặc biệt.

3.2.1.2. Hoàn thiện chiến lược tài trợ

Chuyển hƣớng tài trợ từ cho vay thƣơng vụ có tính chất riêng lẻ thụ động sang cho vay theo dự án khép kín chu trình lƣu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc lựa chọn và thẩm định dự án đầu tƣ trở thành nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của Ngân hàng . Do đó, Ngân hàng phải nên xem xét:

- Tính pháp lý của bộ hồ sơ dự án và hồ sơ xây dựng theo điều kiện xây dựng của Nhà nƣớc, hồ sơ mua sắm thiết bị theo quy chế đấu thầu và quy định của Bộ thƣơng mại (nếu có thiết bị nhập khẩu), hồ sơ tín dụng theo quy định của Ngân hàng.

- Phƣơng án vay và trả nợ của dự án tính toán các nguồn vốn và nguồn tài trợ, dự kiến biến động của các thông số ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ.

- Thẩm định nhóm chi tiêu hiệu quả: thời gian hoàn vốn, hiệu quả ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, tỷ suất lợi nhuận…

3.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án xuất, nhập khẩu

Giống nhƣ các loại tín dụng khác, quy trình tín dụng XNK đƣợc chia thành 3 giai đoạn theo thời gian và theo tính chất khoản vay

 Giai đoạn thẩm định trƣớc khi vay

Đây là giai đoạn khởi đầu và quan trọng nhất thể hiện khả năng tiếp cận dự án và khách hàng của Ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp truyền thống có quan hệ uy tín đƣợc cán bộ tín dụng thƣờng xuyên theo dõi thì chỉ cần tập trung thẩm định phƣơng án kinh doanh của khách hàng.

 Giai đoạn phê duyệt và giải ngân

Tuy hồ sơ vay đã đƣợc cán bộ tín dụng thẩm định đầy đủ, nhƣng khâu xem xét phê duyệt là không thể thiếu. Trên thực tế, không thể có một cán bộ tín dụng lý tƣởng lại có sự hiểu biết toàn diện cả về nghiệp vụ Ngân hàng lẫn những kiến thức tổng hợp về thị trƣờng, khoa học kỹ thuật, luật pháp… nên cần có giai đoạn này.

 Giai đoạn kiểm tra sau

Đây là giai đoạn kiểm nghiệm tính chính xác, khách quan của phƣơng án kinh doanh đã đƣợc Ngân hàng thẩm định.

3.2.2.2. Quản lý rủi ro trong tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu

Ngoài những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan trong tín dụng thông thƣờng, tín dụng tài trợ XNK còn chịu ảnh hƣởng lớn của hai nhân tố là lãi suất và tỷ giá của các đồng tiền giao dịch. Sự biến động thƣờng xuyên của hai nhân tố, nếu tạo thêm thuận lợi cho Ngân hàng trong nghiệp vụ tín dụng thì sẽ gây thiệt hại cho khách hàng và ngƣợc lại. Để quản lý rủi ro đối với lãi suất và tỷ giá, các Ngân hàng thƣờng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kinh doanh hối đoái trên thị trƣờng tiền tệ.

3.2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu

Hiện nay, Ngân hàng Quốc tế đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hóa các hình thức tài trợ tín dụng XNK mới nhƣ bao thanh toán, bảo lãnh, thuê mua tài chính… tuy nhiên, với điều kiện nền kinh tế nƣớc ta và giới hạn nguồn kinh doanh của mình, Ngân hàng Quốc tế chƣa phát huy đƣợc hết những lợi ích của các hình thức tài trợ này. Song, trong những năm tới, Ngân hàng sẽ cố gắng áp dụng một cách hoàn chỉnh hơn và phát huy hiệu quả cao hơn.

Việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng tài trợ XNK cũng làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ này, nó giúp phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, đa dạng hóa cũng giúp tăng thị phần cho Ngân hàng, thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng với nhiều hình thức khác nhau.

3.2.2.4. Quản lý tài sản thế chấp cầm cố

- Xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tƣ, hàng hóa… dùng làm tài sản thế chấp. Hoạt động kinh doanh kho bãi đƣợc thực hiện theo các chế độ khoán tài chính của công ty thu mua.

- Bảo hiểm tài sản, hàng hóa để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng nhƣ thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn… tài sản do Ngân hàng quản lý cần đƣợc bảo hiểm. Ngân hàng có thể thực hiện bằng hợp đồng thỏa thuận với các tổ chức bảo hiểm trong nƣớc và ngoài nƣớc buộc ngƣời vay phải mua bảo hiểm cho hàng hóa thế chấp cầm cố với Ngân hàng.

- Thành lập các công ty mua bán, khai thác tài sản thế chấp tồn đọng của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào thực trạng giá trị của tài sản tồn đọng và khả năng của công ty, tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản tồn đọng cho công ty dƣới hình thức ủy thác hoặc trên cơ sở hợp đồng chuyển nhƣợng theo thỏa thuận, giúp tổ chức tín dụng thu hồi vốn và khai thác sử dụng tài sản tồn đọng có hiệu quả. Việc xử lý cần tập trung tháo gỡ những vƣớng mắc về cơ chế thủ tục pháp lý.

3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và công nghệ Ngân hàng hàng

3.2.3.1. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

Công nghệ Ngân hàng là một yếu tố khá quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của một NHTM. Nhờ công nghệ, Ngân hàng có thể tiết kiệm chi

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 80)