THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 56)

5. Kết cấu của bài viết

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

KHẨU TẠI VIB GIAI ĐOẠN 2010-2013

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng Quốc tế đã đạt đƣợc những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này. Trên quan điểm doanh nghiệp không chỉ là khách hàng mà còn là đối tác kinh doanh, thực hiện phƣơng châm “Đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp”, Ngân hàng Quốc tế luôn duy trì giải ngân và hỗ trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán cho các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp XNK – đối tƣợng chịu ảnh hƣởng lớn do biến động của thị trƣờng. Ngân hàng đã có những hỗ trợ về tín dụng XNK rất đáng ghi nhận.

Với những chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng hợp lý cũng nhƣ những thành quả đáng ghi nhận của mình, Ngân hàng đã có đƣợc mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng lớn của các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, các Ngân hàng các nƣớc nhƣ Úc, EU, Nhật Bản, và các nƣớc Đông Nam Á… Với uy tín có đƣợc, hiện nay Ngân hàng đã mở rộng quan hệ tín dụng tài trợ XNK với rất nhiều ngân hàng nhƣ Japan Eximbanh, US Eximbank…

2.3.1. Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu theo quy mô vốn

Ba năm gần đây, ngân hàng liên tục tiến hành các biện pháp để tăng cƣờng mở rộng quy mô vốn tài trợ cho XNK để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại VIB 2010– 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) I. Doanh số cho vay 1.083 100 1.208 100 1.490 100 1. Ngắn hạn 591,55 54,6 657,12 54,37 747,79 53,8 XNK 366,74 33,85 409,12 33,85 461,89 33,23 Cho vay khác 224,81 20,75 248 20,52 285,90 20,57 2. Trung-dài hạn 491,55 45,4 550,88 45,6 742,21 46,2 XNK 410,80 37,95 458,86 37,9 615,30 38,3 Cho vay khác 80,75 7,45 93,02 7,7 126,91 7,9 II. Doanh số thu nợ 487,35 100 543,60 100 670,05 100 1. Ngắn hạn 272,87 55,99 302,24 55,6 372,53 55,56

XNK 182,80 37,51 202,76 37,3 254,86 38,01 Cho vay khác 90,07 18,48 99,48 18,3 117,67 17,55 2. Trung-dài hạn 214,48 43,9 241,36 44,4 297,52 44,44 XNK 178,33 36,5 202,76 37,3 258,42 38,6 Cho vay khác 36,15 7,4 38,6 7,1 39,1 5,84 III. Dƣ nợ 595,65 100 664,4 100 819,95 100 1. Ngắn hạn 392,53 65,9 435,85 65,6 540,35 65,9 XNK 251,36 42,2 277,05 41,7 338,64 41,3 Cho vay khác 141,17 23,7 158.8 23,9 201,71 24,6 2. Trung-dài hạn 203,12 34,1 228,55 34,4 279,6 34,8 XNK 153,68 25,8 169,15 25,46 207,20 25,79 Cho vay khác 49,44 8,3 59,4 8,94 72.4 9,01

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

Qua số liệu đƣợc thể hiện trong bảng 2.4 ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh và liên tục từ năm 2010 đến 2012. Năm 2011 doanh số đạt 1.208 tỷ đồng, tăng 11,54% so với năm 2010, trong đó cho vay hoạt động XNK luôn chiếm trên 70%. Điều này cho thấy TDTTXNK là một hoạt động quan trọng và mang tính chiến lƣợc đối với ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tài trợ cho XNK qua các năm gần đây tăng không nhanh là do sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng khác khi họ cũng nhận thấy tầm quan trọng của TDTTXNK. Cơ cấu tài trợ XNK đang có xu hƣớng giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng cho vay trung - dài hạn. Tuy nhiên mức độ thay đổi còn nhỏ

vì hiện tại nhu cầu tài trợ cho vốn lƣu động vẫn còn khá lớn. Năm 2012 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chung chiếm 53,8% (trong đó cho vay XNK chiếm 33,23%) giảm 0,57% so với năm 2011 và 0,8% so với năm 2010 (trong đó XNK 2011 và 2010 đều chiếm 33,85%). Cho vay trung – dài hạn XNK năm 2012 chiếm 38,3% tăng 0,4% so với năm 2011 (37,9%). Việc điều chỉnh tăng tỷ trọng tài trợ trung và dài hạn là do các doanh nghiệp trong nƣớc tăng nhu cầu về nhập khẩu máy móc, dây truyền sản xuất. Mặt khác, ngân hàng cũng đang cố gắng tài trợ cho các hợp đồng ngoại thƣơng trung và dài hạn để có thể vừa nâng cao hiệu quả tài trợ vừa thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra còn là do các doanh nghiệp ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong kinh doanh XNK và tạo đƣợc quan hệ bạn hàng bền chặt, uy tín với ngân hàng nên đƣợc ngân hàng tài trợ với thời hạn dài hơn.

Doanh số thu nợ tài trợ XNK tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ là 487,35 tỷ đồng tăng lên 543,60 tỷ đồng trong năm 2011 và đến 2012 là 670,05 tỷ đồng. Những kết quả này cho thấy hoạt động TDTTXNK của chi nhánh là đạt hiệu quả tốt. Do doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nên doanh số thu nợ loại này cũng tăng theo bắt đầu từ năm 2011đã nhỉnh hơn một chút so với thu nợ ngắn hạn. Năm 2011 thu nợ dài hạn là 214,48 tỷ đồng so với thu nợ ngắn hạn là 302,24 tỷ đồng; đến 2012 thu nợ dài hạn tăng thành 297,52 tỷ đồng và thu nợ ngắn hạn là 372,53 tỷ đồng.

Trong năm 2012, tổng dƣ nợ tài trợ XNK của VIB chi nhánh Hà Nội là 545,84 tỷ đồng tăng so với hai năm trƣớc và đạt mức tăng trung bình là 49,7%/năm. Kết quả đạt đƣợc này là do chi nhánh đã cải thiện nghiệp vụ cho vay với chính sách lãi suất thích hợp, thủ tục cho vay nhanh vì thế đáp ứng đƣợc đòi hỏi của nền kinh tế về tăng trƣởng TDTTXNK.

Cơ cấu tài trợ của ngân hàng đã thay đổi theo hƣớng tăng trƣởng cho vay dài hạn và giảm dần cho vay ngắn hạn, tuy nhiên mức điều chỉnh vẫn còn khá khiêm tốn và chậm. Tỷ trọng của dƣ nợ ngắn hạn XNK giảm từ 42,2%

năm 2010 xuống 41,7% năm 2011 và đến 2012 còn 41,3%. Trong khi tỷ trọng của dƣ nợ dài hạn chỉ tăng rõ rệt từ năm 2010 (25,8%) đến 25,46% năm 2011 lên 25,79% vào năm 2012. Sự điều chỉnh này đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách mới và những giải pháp để cho vay đáp ứng nhu cầu tài trợ dài hạn của khách hàng.

2.3.2. Cơ cấu tài trợ XNK theo thành phần kinh tế

Hiện nay, các NHTM đang chủ trƣơng tài trợ cho tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế tham gia XNK, tuy nhiên thực tế cho thấy mỗi ngân hàng

đều tập trung vào một số đối tƣợng khách hàng nhất định:

46,29 52,9 59,49 53,71 49,1 40,51 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DN nhà nước DN tư nhân

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng TDTTXNK theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh của VIB năm 2010,2011,2012)

Theo biểu đồ ta thấy, dƣ nợ tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Khi xét cơ cấu tài trợ theo thành phần kinh tế, khu vực tƣ nhân vẫn đang tăng mạnh mẽ từ 46,29% năm 2010 lên 59,49% vào năm 2012. Điều đó đồng nghĩa với khu vực nhà nƣớc giảm tỷ trọng từ 53,71% năm 2010 xuống còn 40,51% vào năm 2012. Sự điều chỉnh này phù hợp với

chính sách phát triển của ngân hàng và thực trạng nền kinh tế. Vì ngân hàng hoạt động theo tiêu chí bền vững nên việc tiếp cận hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp còn bị hạn chế. Cụ thể từ năm 2010 trở về trƣớc ngân hàng chƣa tài trợ cho các đối tƣợng là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đối với doanh nghiệp tƣ nhân cũng chƣa đƣợc tài trợ dài hạn. Nhƣng đến năm 2011 thì tình hình đƣợc cải thiện, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã bắt đầu đƣợc tài trợ tuy nhiên tỷ trọng vẫn thấp.

2.3.3. Cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu theo các hình thức thanh toán

Nhu cầu vay vốn trong kinh doanh XNK ngày càng tăng kéo theo đó các ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến và đa dạng hoá các hình thức TDTTXNK. Tuy nói là đa dạng nhƣng vấn đề thời gian vẫn luôn là rào cản lớn nhất. Hiện tại, VIB chi nhánh Hà Nội chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp XNK theo hình thức cho vay để mở L/C hay chiết khấu bộ chứng từ và một phần nữa là bảo lãnh. Dịch vụ bao thanh toán tuy đã đi vào sử dụng nhƣng vẫn còn rất mới mẻ và đóng góp là không đáng kể. Sau đây là thực trạng tài trợ theo phƣơng thức thanh toán của chi nhánh trong ba năm gần đây nhất.

 Tình hình thanh toán XNK của VIB chi nhánh Hà Nội

Hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB chi nhánh Hà Nội chủ yếu phục vụ cho hoạt động thanh toán XNK. Do vậy khi xem xét nghiệp vụ tài trợ XNK của chi nhánh có phát triển hay không cần thiết phải nghiên cứu tình hình thanh toán quốc tế vì hoạt động thanh toán ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động tài trợ này.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán XNK qua các năm

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Doanh số thanh toán XK Doanh số thanh toán NK

Giá trị Tốc độ tăng trƣởng (%) Giá trị Tốc độ tăng trƣởng (%) 2010 82,83 21,8 248,40 23,6 2011 125,24 51,2 392,72 58,1 2012 191,74 53,1 635,03 61,7

(Nguồn: Bộ phận Thanh toán quốc tế)

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán XNK 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

% Xuất khẩu

Nhập khẩu

Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán XNK

Trong năm 2012, doanh thu thanh toán xuất khẩu của chi nhánh đạt 191,74 triệu USD, tăng 53,1% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhanh nhƣ vậy là do ảnh hƣởng của chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ

thời gian qua. Tuy ngân hàng đã đa dạng thêm một số mặt hàng tài trợ xuất khẩu để phù hợp với chính sách của nhà nƣớc nhƣng nhìn chung giá trị của doanh số thanh toán xuất khẩu vẫn còn hạn chế hơn nhiều so với nhập khẩu.

Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2012 đạt 635,03 triệu USD tăng 61,7% so với năm 2011 ( 392,72 triệu USD). Tỷ trọng nhập khẩu năm 2011và 2012 tăng đột biến nhƣ vậy bởi nguyên nhân chính là các khách hàng truyền thống nhƣ công ty xây dựng, xí nghiệp chế tạo máy…có nhu cầu về nhập khẩu thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất mới và trên thế giới giá thép tăng mạnh so với kế hoạch xây dựng ban đầu của khách hàng.

 Tình hình mở L/C

Nghiệp vụ mở L/C đƣợc coi là hình thức phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động TDTTXNK tại VIB chi nhánh Hà Nội. Do đặc trƣng của L/C là một công cụ đảm bảo an toàn cao cho cả hai phía doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu nên hiện tại nó vẫn là phƣơng thức thanh toán đƣợc các doanh nghiệp ƣa chuộng nhất. Điều này đƣợc kiểm chứng thông qua việc tăng trƣởng liên tục của số lƣợng L/C đƣợc mở hàng năm tại ngân hàng.

Bảng 2.6: Tình hình mở L/C tại VIB chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu USD

Năm Giá trị L/C mở Tốc độ tăng

trƣởng (%)

Số lƣợng L/C mở

2010 62,1 43,1 341

2011 87,5 40,9 426

2012 124,9 42,7 567

Nhìn chung cùng với sự tăng trƣởng về số lƣợng L/C đƣợc mở thì giá trị các L/C mở cũng có xu hƣớng tăng đều qua các năm, từ 62,1 triệu USD năm 2010 tăng lên 87,5 triệu USD vào năm 2011 và 124,9 triệu USD năm 2012. Theo bảng, số lƣợng L/C mở năm 2012 tăng 33% so với năm 2008 và gần 67% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của việc tăng trƣởng này là do chi nhánh chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất ít. Tuy nhiên, giá trị L/C mở không phản ánh hoàn toàn chính xác kết quả hoạt động XNK của nền kinh tế bởi vì có một vấn đề tồn tại là khách hàng khi mở L/C phải mở tài khoản tại ngân hàng nhƣ một khoản tiền ký quỹ cho khoản nợ vay.

 Tình hình chiết khấu L/C

Chiết khấu là loại hình tín dụng ngắn hạn cấp cho các doanh nghiệp XNK để cải thiện tình hình tài chính tạm thời của doanh nghiệp. Hiện nay VIB sử dụng hai loại hình chiết khấu là chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên, chiết khấu có truy đòi chiếm phần lớn vì đặc tính bảo đảm an toàn cho ngân hàng của loại hình này so với hình thức miễn truy đòi cao hơn nhiều.

Bảng 2.7: Tình hình chiết khấu L/C

Đơn vị: Nghìn USD

Năm

Chiết khấu Thanh toán L/C % chiết khấu /thanh toán Giá trị % chiết khấu Giá trị % thanh toán

2010 7 250,7 11 279 813 9,6 2,59%

2011 8 412,8 14,2 339 751 15,4 2,47%

2012 9 147,3 22,1 447 638 33 2,05%

Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị chiết khấu hối phiếu tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012. Từ 7250 nghìn USD năm 2010 đến 8412 và 9147 nghìn USD trong năm 2011 và 2012, tốc độ tăng trƣởng trung bình của 3 năm đạt 15,8%/năm. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do VIB đã có những chính sách khuyến khích phù hợp để thu hút khách hàng dẫn đến việc tăng trƣởng giá trị chiết khấu nhƣ trên thể hiện. Lý thuyết và thực tế đều chỉ ra rằng giá trị chiết khấu và giá trị thanh toán có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là khi giá trị thanh toán lớn thì nhu cầu chiết khấu của các doanh nghiệp lại không lớn và ngƣợc lại. Theo số liệu ở trên cho thấy giá trị thanh toán L/C tăng đột biến hơn so với mức tăng của giá trị chiết khấu. Từ đó dẫn đến tỷ trọng giữa tỷ lệ chiết khấu và thanh toán giảm xuống (từ 2,59% vào năm 2010 xuống 2,47% năm 2011 và năm 2012 xuống còn 2,05%). Nhƣ vậy VIB nên phát triển mở rộng hơn nữa nghiệp vụ chiết khấu này.

 Tình hình hoạt động bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh từ lâu đã không còn mới mẻ so với các NHTM của Việt Nam. Tuy nhiên để sử dụng hoạt động này thực sự có hiệu quả thì không phải ngân hàng nào cũng làm đƣợc. VIB đã triển khai dịch vụ này từ lâu và chi nhánh Hà Nội cũng đã đƣợc phép cung ứng loại dịch vụ này. Khi mới đƣa vào hoạt động, bảo lãnh đƣợc các doanh nghiệp rất hƣởng ứng và tiếp nhận. Vì nó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để có thể tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Còn đối với ngân hàng thì đây là một hình thức tài trợ đặc biệt vì ngân hàng không cần tài trợ bằng vốn mà chỉ dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho các doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng mới phải trả thay. Hiện tại, VIB chủ yếu tài trợ bảo lãnh cho khách hàng dƣới hình thức bảo lãnh L/C trả ngay vì nó đảm bảo an toàn nhất. So với nghiệp vụ bảo lãnh thì bao thanh toán còn là một dịch vụ mới và khó đối với các NHTM Việt Nam trong khi trên thế giới nó đã rất phát triển.

2.3.4. Cơ cấu cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu theo từng lĩnh vực

Trong cơ cấu cho vay tài trợ XNK thì cho vay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn vào khoảng 75%, và cơ cấu cho vay xuất khẩu chỉ ở mức khiêm tốn là gần 25 % . Điều này đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 2.2 sau: Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay tài trợ XNK (2010 – 2012)

(Đơn vị: Tỷ VND)

Năm 2010 2011 2012

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Xuất khẩu 192.308 25% 205.909 26% 246.713 25% Nhập khẩu 576.924 75% 652.047 74% 740.138 75%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012 của VIB)

Qua bảng trên cho ta thấy, tín dụng tài trợ xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá nhỏ và giá trị ít, còn tín dụng tài trợ nhập khẩu lại chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều và với giá trị lớn hơn.

Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh XNK của Việt Nam đều cần nguồn vốn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị có công

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 56)