Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại cổ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 27)

5. Kết cấu của bài viết

1.2.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại cổ

thƣơng mại

Thƣơng mại quốc tế bao gồm những mối quan hệ rất đa dạng, phức tạp. Với tƣ cách là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động XNK diễn ra liên tục nhanh chóng, thuận lợi cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Dựa trên các tiêu chí ta có thể chia tín dụng XNK ra thành các hình thức nhƣ sau:

1.2.3.1. Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng thư tín dụng

Thƣ tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi ngƣời này xuất trình cho

ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong thƣ tín dụng.

a, Đối với L/C trong thanh toán hàng nhập khẩu

- Cho vay ký quỹ L/C: Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trƣờng hợp khách hàng xin đƣợc bảo lãnh, khách sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin đƣợc bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ đƣợc phong toả cho đến khi nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Thông thƣờng khoản tiền này đƣợc tính tỷ lệ với giá trị hợp đồng mà khách hàng xin đƣợc bảo lãnh. Trong trƣờng hợp thiếu sự tin cậy hoặc thƣơng vụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% giá trị hợp đồng. Đối với những khách hàng đáng tin cậy hoặc có quan hệ thƣờng xuyên thì ngân hàng có thể chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn so với giá trị họp đồng.

Thông thƣờng mức ký quỹ L/C phụ thuộc vào các yếu tố sau. + Khả năng thanh toán của khách hàng.

+ Đối tƣợng khách hàng

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thấp, loại L/C trả ngay thì bắt buộc mức ký quỹ cao hơn.

+ Loại hàng hoá nhập khẩu, khả năng tiêu thụ.

Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ, nếu nhƣ khách hàng không có đủ số dƣ trên tài khoản thì phải tiến hành làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C.

- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán toàn bộ chứng từ giao hàng.

Theo hình thức này khách hàng phải lập phƣơng án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời khách hàng phải lên kế hoách tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt với ngân hàng tài trợ. Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phản ánh của khách hàng, ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ.

b, Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu

- Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở trên cơ sở L/C đã đƣợc chấp nhận do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu để tiêu thụ sản phẩm và có thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

- Cho vay chiết khấu hoặc ứng trƣớc tiền hàng xuất khẩu: Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thƣơng lƣợng với ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trƣớc tiền cho mình trƣớc khi bộ chứng từ đƣợc thanh toán.

1.2.3.2. Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ

- Nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu: Ngân hàng cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu hoặc ứng trƣớc bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

- Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: Ngân hàng tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nƣớc ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.

Trong kinh doanh ngoại thƣơng hối phiếu đóng vai trò rất quan trọng, trên cơ sở hối phiếu ngân hàng có các hình thức cho vay sau:

Chiết khấu hối phiếu

Chiết khấu hối phiếu là một loại tín dụng ngân hàng cung cấp cho khách hàng dƣới hình thức mua lại hối phiếu trƣớc khi nó đến hạn thanh toán, tức là ngân hàng mua lại khoản nợ phải đòi. Chiết khấu hối phiếu tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu nhận đƣợc tiền sớm hơn nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn đối với khoản tín dụng cung ứng hàng mà anh ta cấp cho nhà nhập khẩu. Cơ sở để xác định khối lƣợng tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hƣởng. Các ngân hàng sẽ xác định khối lƣợng tín dụng cấp ra(giá trị chiết khu) theo công thức sau:

Tck = M(1-Lck * t/3600) - P

Trong đó:

Tck: Giá trị chiết khấu M: Mệnh giá hối phiếu Lck: Lãi suất chiết khấu

t: Thời hạn chiết khấu(ngày) P: lệ phí

Có 2 hình thức chiết khấu: - Chiết khấu miễn truy đòi

Ngân hàng mua lại bộ chứng từ của ngƣời xuất khẩu, giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ lại chi phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Chiết khấu

miễn truy đòi có nghĩa là ngƣời xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu đƣợc hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Ở Việt Nam các ngân hàng ít sữ dụng hình thức chiết khấu này vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

- Chiết khấu đƣợc phép truy đòi

Cũng tƣơng tự nhƣ hình thức trên nhƣng trách nhiệm thanh toán hối phiếu vẩn còn đối với ngƣời chiết khấu hối phiếu ( nhà xuất khẩu ) và giá trị chiết khấu cao hơn.

- Chấp nhận hối phiếu:

Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu. Ngƣời vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính. Thực chất ngân hàng chƣa phải xuất tiền thực sự cho ngƣời vay. Tuy nhiên khi đến hạn, nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì ngƣời cho vay (ngân hàng) - ngƣời đứng ra chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay.

Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trƣờng hợp bên bán thiếu tin tƣởng khả năng thanh toán của bên mua. Họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát. Nếu ngân hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận một khoản tín dụng cho bên mua để họ thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn.

Đối với ngân hàng, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro nếu nhƣ bên mua không có tiền thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh toán.

Đƣơng nhiên nếu đến hạn thanh toán hối phiếu, bên mua có đủ tiền thì ngân hàng thực sự không phải ứng tiền ra. Nhƣ vậy, khoản tín dụng này chỉ là hình thức, là một sự đảm bảo về tài chính. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng sẽ chỉ nhận đƣợc một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp cho chi phí gánh chịu rủi ro tín dụng mà thôi.

1.2.3.4. Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác

a, Bao thanh toán toàn phần và bao thanh toán từng phần

- Bao thanh toán toàn phần (factoring): là một hình thức tài trợ chính trong hoạt động xuất khẩu. Đó là hoạt động mua bán những khoản thanh toán chƣa tới hạn và ngắn hạn từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hoá dịch vụ.

Khác với hoạt động mua bán lại chứng từ thanh toán ở phần trên, hoạt động factoring chỉ sử dụng cho những hoạt động xuất khẩu thƣờng xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng ngắn hạn và cho nhiều nhà xuất khẩu khác nhau trong cùng một nƣớc hoặc nhiều nƣớc trong cùng một thời điểm. Chỉ có những khoản thanh toán đáp ứng những điều kiện sau mới đƣợc phép mua bán:

+ Những khoản mua bán phải tồn tại một cách hợp pháp, phải có đủ tƣ cách pháp lý độc lập với quyền một ngƣời thứ ba.

+ Hàng hoá đã đƣợc cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lƣợng cho những khoản thanh toán này.

+ Thời hạn thanh toán này tối đa là 180 ngày.

+ Không có quyền cấm chuyển nhƣợng các khoản thanh toán này của ngƣời nhập khẩu hoặc nƣớc nhập khẩu.

- Bao thanh toán từng phần (forfaiting): cũng là nghiệp vụ mua bán những khoản thanh toán chƣa tới thời hạn nhƣ factaring nhƣng khác ở một số điểm sau:

+ Forfaiting chỉ bao những khoản thanh toán cụ thể riêng lẻ trong toàn bộ quá trình XNK dài hạn và cho từng đối tƣợng nhập khẩu riêng.

+ Thời hạn thanh toán của factoring tối đa là 6 tháng trong khi thời hạn đối với forfaiting là 6 tháng đến 10 năm. Forfaiting đƣợc coi là hình thức tín dụng trung và dài hạn.

+ Factaring phục vụ cho những hoạt động XNK không sử dụng tới tín dụng chứng từ còn forfaiting lại dựa vào chúng và sự bảo đảm của ngân hàng. b, Tín dụng thuê mua

Thuê mua là hình thức tài trợ vốn, ra đời ở Mỹ vào năm 1952, sau đó nhanh chóng thâm nhập vào Châu Âu đầu những năm 1960 và dần dần hiện nay đang đƣợc các nƣớc trên thế giới áp dụng.

Thuê mua là hình thức thuê tài sản dài hạn mà trong thời gian đó ngƣời cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho ngƣời đi thuê sử dụng. Ngƣời thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê và khi kết thúc thời hạn họ có thể đƣợc quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc mua lại tài sản thuê hay là đƣợc quyền thuê tiếp. Điều này tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên khi ký hợp đồng thuê. Có hai loại hình thức thuê mua. Đó là: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính.

- Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Bên đi thuê đƣợc chuyển quyền sở hữu hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê.

- Cho thuê vận hành: bên đi thuê thuê máy móc, thiết bị trong thời gian ngắn để sử dụng vào mục đích tạm thời. Mọi rủi ro và lợi ích đem lại đối với quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc ngƣời cho thuê.

So với hình thức cho vay truyền thống, hình thức thuê mua này có những ƣu điểm sau:

+ Các doanh nghiệp sẽ không phải bỏ tiền mua thiết bị ngay lập tức mà trả tiền thuê thiết bị theo định kỳ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn về vốn để tập trung cho sản xuất. Hình thức này có ý nghĩa nhất đối với doanh nghiệp không đủ vốn nhƣng vẫn có thể đi thuê thiết bị thiết bị để sản xuất và dùng một phần lợi thu đƣợc từ sản xuất để trả tiền thuê định kỳ.

+ So với đi vay ngân hàng, việc thế chấp để đƣợc thuê máy móc thiết bị đơn giản hơn nhiều do thiết bị thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê trong suốt thừoi gian thuê, nên khi bên thuê không trả đƣợc nợ, bên cho thuê có thể lấy lại toàn bộ tài sản cho thuê. Ngày nay các ngân hàng thƣờng lập công ty tài chính riêng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và làm phong phú thêm hoạt động của mình.

c, Tài trợ bảo lãnh và tái bảo lãnh

Trong thƣơng mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các thƣơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng). Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro.

Trong mua bán quốc tế, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm chắc đƣợc khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thƣờng là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán. Ngƣợc lại, do không biết rõ hoặc không tin tƣởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nƣớc ngoài dƣới hình thức tín dụng thƣơng mại hoặc tín dụng tài chính. Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nƣớc ngoài trong trƣờng hợp ngƣời xin bảo lãnh không thực hiện đủ nghiệp vụ nào đó với nƣớc bên ngoài.

Bảo lãnh cũng có nhiều hình thức khác nhau:

+ Mở thƣ tín dụng trả chậm

+ Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu + Phát hành thƣ bảo lãnh với ngƣời nƣớc ngoài + Lập giấy cam kết trả nợ với nƣớc ngoài... .

Các lợi thế của các bên liên quan trong nghiệp vụ này:

- Đối với nhà nhập khẩu (bên đƣợc bảo lãnh): đƣợc hƣởng một khoản vốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính lãi rồi) chi trả một khoản phí cho ngƣời bảo lãnh

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ đƣợc thanh toán nợ. Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu cũng có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại một ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất kì ngân hàng nào, khi tiến hành bảo lãnh, nghĩa là đƣợc sự tín nhiệm, đƣợc sự tin tƣởng về phía bên xuất khẩu, bên nhập khẩu. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay trừu tƣợng nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ lấy uy tín, danh dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay.

Thủ tục bảo lãnh cho vay ngắn hạn theo phƣơng thức cho vay thông thƣờng nghĩa là khi bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đích xin vay, có khả năng thanh toán và có tài sản thế chấp. Khi đến hạn, nếu nhà

nhập khẩu không có đủ khả năng thanh toán, thì cần phải làm thủ tục xin vay tại ngân hàng. Nhƣ vậy, mục đích bảo lãnh đã đƣợc thực hiện, nghĩa là ngân hàng bảo lãnh muốn khách hàng của mình vay nhằm thu thêm đƣợc một khoản lãi, có khách hàng mới về mặt tín dụng và chi phí bảo lãnh.

1.3. RỦI RO TRONG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK là một dạng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Đó là những biến cố bất thƣờng, không mong đợi xảy ra, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng toàn cầu hoá ngày càng rõ rệt và quan hệ thƣơng mại quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng thì đồng thời hoạt động XNK cũng đồng thời cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy lợi thế của các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của hoạt động XNK thì vai trò của ngân hàng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động XNK ngày càng lớn, và cũng do vậy những rủi ro với các ngân hàng cũng ngày càng lớn hơn. những rủi ro tín dụng tài trợ XNK là rất đa dạng và khó quản lý. Bởi vì khác với hoat động tín dụng thông thƣờng, hoạt động tín dụng tài trợ XNK chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 27)