Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 32)

5. Kết cấu của bài viết

1.2.3.4. Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác

a, Bao thanh toán toàn phần và bao thanh toán từng phần

- Bao thanh toán toàn phần (factoring): là một hình thức tài trợ chính trong hoạt động xuất khẩu. Đó là hoạt động mua bán những khoản thanh toán chƣa tới hạn và ngắn hạn từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hoá dịch vụ.

Khác với hoạt động mua bán lại chứng từ thanh toán ở phần trên, hoạt động factoring chỉ sử dụng cho những hoạt động xuất khẩu thƣờng xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng ngắn hạn và cho nhiều nhà xuất khẩu khác nhau trong cùng một nƣớc hoặc nhiều nƣớc trong cùng một thời điểm. Chỉ có những khoản thanh toán đáp ứng những điều kiện sau mới đƣợc phép mua bán:

+ Những khoản mua bán phải tồn tại một cách hợp pháp, phải có đủ tƣ cách pháp lý độc lập với quyền một ngƣời thứ ba.

+ Hàng hoá đã đƣợc cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lƣợng cho những khoản thanh toán này.

+ Thời hạn thanh toán này tối đa là 180 ngày.

+ Không có quyền cấm chuyển nhƣợng các khoản thanh toán này của ngƣời nhập khẩu hoặc nƣớc nhập khẩu.

- Bao thanh toán từng phần (forfaiting): cũng là nghiệp vụ mua bán những khoản thanh toán chƣa tới thời hạn nhƣ factaring nhƣng khác ở một số điểm sau:

+ Forfaiting chỉ bao những khoản thanh toán cụ thể riêng lẻ trong toàn bộ quá trình XNK dài hạn và cho từng đối tƣợng nhập khẩu riêng.

+ Thời hạn thanh toán của factoring tối đa là 6 tháng trong khi thời hạn đối với forfaiting là 6 tháng đến 10 năm. Forfaiting đƣợc coi là hình thức tín dụng trung và dài hạn.

+ Factaring phục vụ cho những hoạt động XNK không sử dụng tới tín dụng chứng từ còn forfaiting lại dựa vào chúng và sự bảo đảm của ngân hàng. b, Tín dụng thuê mua

Thuê mua là hình thức tài trợ vốn, ra đời ở Mỹ vào năm 1952, sau đó nhanh chóng thâm nhập vào Châu Âu đầu những năm 1960 và dần dần hiện nay đang đƣợc các nƣớc trên thế giới áp dụng.

Thuê mua là hình thức thuê tài sản dài hạn mà trong thời gian đó ngƣời cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho ngƣời đi thuê sử dụng. Ngƣời thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê và khi kết thúc thời hạn họ có thể đƣợc quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc mua lại tài sản thuê hay là đƣợc quyền thuê tiếp. Điều này tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên khi ký hợp đồng thuê. Có hai loại hình thức thuê mua. Đó là: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính.

- Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Bên đi thuê đƣợc chuyển quyền sở hữu hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê.

- Cho thuê vận hành: bên đi thuê thuê máy móc, thiết bị trong thời gian ngắn để sử dụng vào mục đích tạm thời. Mọi rủi ro và lợi ích đem lại đối với quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc ngƣời cho thuê.

So với hình thức cho vay truyền thống, hình thức thuê mua này có những ƣu điểm sau:

+ Các doanh nghiệp sẽ không phải bỏ tiền mua thiết bị ngay lập tức mà trả tiền thuê thiết bị theo định kỳ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn về vốn để tập trung cho sản xuất. Hình thức này có ý nghĩa nhất đối với doanh nghiệp không đủ vốn nhƣng vẫn có thể đi thuê thiết bị thiết bị để sản xuất và dùng một phần lợi thu đƣợc từ sản xuất để trả tiền thuê định kỳ.

+ So với đi vay ngân hàng, việc thế chấp để đƣợc thuê máy móc thiết bị đơn giản hơn nhiều do thiết bị thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê trong suốt thừoi gian thuê, nên khi bên thuê không trả đƣợc nợ, bên cho thuê có thể lấy lại toàn bộ tài sản cho thuê. Ngày nay các ngân hàng thƣờng lập công ty tài chính riêng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và làm phong phú thêm hoạt động của mình.

c, Tài trợ bảo lãnh và tái bảo lãnh

Trong thƣơng mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các thƣơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng). Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro.

Trong mua bán quốc tế, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm chắc đƣợc khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thƣờng là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán. Ngƣợc lại, do không biết rõ hoặc không tin tƣởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nƣớc ngoài dƣới hình thức tín dụng thƣơng mại hoặc tín dụng tài chính. Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nƣớc ngoài trong trƣờng hợp ngƣời xin bảo lãnh không thực hiện đủ nghiệp vụ nào đó với nƣớc bên ngoài.

Bảo lãnh cũng có nhiều hình thức khác nhau:

+ Mở thƣ tín dụng trả chậm

+ Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu + Phát hành thƣ bảo lãnh với ngƣời nƣớc ngoài + Lập giấy cam kết trả nợ với nƣớc ngoài... .

Các lợi thế của các bên liên quan trong nghiệp vụ này:

- Đối với nhà nhập khẩu (bên đƣợc bảo lãnh): đƣợc hƣởng một khoản vốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính lãi rồi) chi trả một khoản phí cho ngƣời bảo lãnh

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ đƣợc thanh toán nợ. Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu cũng có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại một ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất kì ngân hàng nào, khi tiến hành bảo lãnh, nghĩa là đƣợc sự tín nhiệm, đƣợc sự tin tƣởng về phía bên xuất khẩu, bên nhập khẩu. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay trừu tƣợng nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ lấy uy tín, danh dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay.

Thủ tục bảo lãnh cho vay ngắn hạn theo phƣơng thức cho vay thông thƣờng nghĩa là khi bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đích xin vay, có khả năng thanh toán và có tài sản thế chấp. Khi đến hạn, nếu nhà

nhập khẩu không có đủ khả năng thanh toán, thì cần phải làm thủ tục xin vay tại ngân hàng. Nhƣ vậy, mục đích bảo lãnh đã đƣợc thực hiện, nghĩa là ngân hàng bảo lãnh muốn khách hàng của mình vay nhằm thu thêm đƣợc một khoản lãi, có khách hàng mới về mặt tín dụng và chi phí bảo lãnh.

1.3. RỦI RO TRONG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK là một dạng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Đó là những biến cố bất thƣờng, không mong đợi xảy ra, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng toàn cầu hoá ngày càng rõ rệt và quan hệ thƣơng mại quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng thì đồng thời hoạt động XNK cũng đồng thời cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy lợi thế của các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của hoạt động XNK thì vai trò của ngân hàng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động XNK ngày càng lớn, và cũng do vậy những rủi ro với các ngân hàng cũng ngày càng lớn hơn. những rủi ro tín dụng tài trợ XNK là rất đa dạng và khó quản lý. Bởi vì khác với hoat động tín dụng thông thƣờng, hoạt động tín dụng tài trợ XNK chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ khó nắm bắt nhƣ: tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, các cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị ảnh hƣởng rất lớn đến các quan hệ kinh tế đối ngoại, tác động trực tiếp đến tâm lý, nhu cầu cũng nhƣ nguồn cùn cấp các mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến tỷ giá, yếu tố thời vụ cũng ảnh hƣởng đến giá trị hàng hoá XNK, qua đó tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến lợi ích của ngân hàng, dẫn tới tổn thất cho ngân hàng và nền kinh tế.

Nhƣ chúng ta đã biết,trong quan hệ XNK thƣờng luôn có một phía đối tác nƣớc ngoài, và nhƣ vậy, các doanh nghiệp kinh doanh XNK trong nƣớc

cũng nhƣ ngân hàng tài trợ rất khó nắm bắt đƣợc tất cả các thông tin cần thiết về đối tác một cách chính xác. Do đó, khả năng xảy ra rủi ro đã xảy ra thì tổn thất không thể tránh khỏi đối với doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng. Mặc dù, về nguyên tắc trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và đơn vị đƣợc tài trợ luôn có những điều khoản quy định rõ ràng quyền hạn của ngân hàng cũng nhƣ trách nhiệm của doanh nghiệp, các điều khoản này nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Đồng thời đơn vị đƣợc tài trợ cũng luôn phải có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Tuy nhiên, những tài sản thế chấp này lại chính là lô hàng đó. Thậm chí ngay cả khi hợp đồng XNK hàng hoá của doanh nghiệp là hoàn hảo và doanh nghiệp thực hiện hợp đồng một cách suôn sẻ thì rủi ro vẫn có thể xảy ra do sự vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, ngay cả khi các đơn vị đƣợc tài trợ hoàn toàn có khả năng thực hiện các cam kết đó.

Xét một cách tổng thể, ta có thể thấy rằng, rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK cũng giống ngƣ của tín dụng ngân hàng nói chung nó luôn là một yếu tố bất lợi, tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với hậu quả không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra. Muốn vậy các ngân hàng phải thực hiện có hiệu quả trong việc tìm hiểu thông tin về đối tác, về thị trƣờng, về dự báo và đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Các biện pháp phải đƣợc thiết lập một cách đồng bộ và phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng chuyên trách. Có nhƣ vậy mới có thể thực hiện tốt đƣợc công tác phòng ngừa ruỉ ro, hạn chế tối đa tổn thất, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động XNK nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Do việc cho vay có liên quan chặt chẽ đến cả ngân hàng và khách hàng mà nó phục vụ, các chính sách cho vay phải đƣợc phác hoạ một cách cẩn thận sau khi đã xem xét nhiều yếu tố. Sau đây là một số yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến tín dụng tài trợ XNK của NHTM.

1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thƣơng mại

Khả năng huy động vốn của năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Do đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có nhu cầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không thỏa mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Tín dụng XNK của NHTM cổ phần gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó làm thế nào để huy động đủ ngọai tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp XNK đang là vấn đề lớn đối với nhiều ngân hàng thƣơng mại .

1.4.2. Nhân tố nội tại từ khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XNK XNK

Nhu cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng ngân hàng đƣợc mở rộng hay thu hẹp. Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc thiết bị từ nƣớc ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu nhƣng khả năng hoàn trả của doanh nghiệp không cao thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay. Mặt khác, khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp XNK, nhƣng vì một nguyên nhân nào đó các ngân hàng này gặp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh (bị huỷ bỏ hợp đồng, hàng bị mất cắp giảm giá trị... ) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng. Đối với ngân hàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán hoặc cố ý chây ỳ thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán của mình thậm chí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản.

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanh nghiệp hoạt động XNK nói riêng với thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng

1.4.3. Chủ trƣơng chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc

Các hoạt động kinh tế nói chung và XNK nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trƣơng đƣờng lối phát triển kinh tế của Nhà nƣớc.

- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc có thể tạo điều kiện cho vay XNK của ngân hàng đƣợc mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nƣớc dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM đƣợc cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dƣơng luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy nếu Nhà nƣớc cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu của nhà nhập khẩu.

- Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nƣớc không có chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Khi Nhà nƣớc áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lƣợng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.

Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng. Môi trƣờng pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng

của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM.

1.4.4. Môi trƣờng kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc

Đất nƣớc, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp. Ngƣợc lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)