Chức năng, nhiệm vụ của VIB

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 46)

5. Kết cấu của bài viết

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của VIB

Bộ máy hoạt động của ngân hàng đƣợc chia thành các khối chức năng: Khối Quản lý Tín dụng, Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn Đầu tƣ nƣớc ngoài, Khối Khách hàng Cá nhân, Khối Kinh doanh Thẻ, Khối Nguồn vốn và Ngoại hối và Khối

Chi nhánh và Dịch vụ, Khối Hỗ trợ. Đứng đầu mỗi khối là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc.

Các khối chức năng đƣợc phân chia theo định hƣớng khách hàng và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng trong mục tiêu chung của Ngân hàng Quốc Tế. Sự phân công này cho phép các khối nghiệp vụ chuyên môn hóa hoạt động của mình đảm bảo phát huy tối đa những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên trong việc phục vụ khách hàng. Việc bố trí nhân sự trong từng khối đƣợc thực hiện trên cơ sở nguyện vọng, kinh nghiệm làm việc và sự thích nghi với công việc. Bên cạnh đó các khối có sự trao đổi thông tin thƣờng xuyên thông qua các cuộc họp ban điều hành và họp giao ban theo từng khu vực nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các khối và hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng.

Khối quản lý tín dụng: Phê duyệt định hƣớng và cơ cấu dƣ nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Quốc Tế theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh; quyết định chính sách tín dụng gồm cả chính sách khách hàng dựa trên nguyên tắc về rủi ro, tăng trƣởng và lợi nhuận cho Ngân hàng; thông qua chính sách về lãi cho vay và các loại phí; quyết định các chính sách dự phòng rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản đầu tƣ tín dụng.

Khối khách hàng doanh nghiệp: Với chức năng quản lý khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với những khách hàng này tất cả các giao dịch, phê duyệt, những hoạt đông với Ngân hàng đều phải thông qua khối này…

Ngoài ra với các Khối chức năng còn lại với nhiệm vụ chuyên môn hóa của khối mình, nhƣng cùng hƣớng tới mục tiêu chung của Ngân hàng Quốc tế là:

- Cân đối điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc. - Thực hiện hạch toán kinh doanh.

- Đầu tƣ dƣới các hình thức góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác khi đƣợc Ngân hàng Quốc tế chấp nhận.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ.

- Tổ chức phổ biến hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, của Ngân hàng Quốc tế.

- Nghiên cứu phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 46)