5. Kết cấu của bài viết
2.3.3. Cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu theo các hình thức thanh toán
Nhu cầu vay vốn trong kinh doanh XNK ngày càng tăng kéo theo đó các ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến và đa dạng hoá các hình thức TDTTXNK. Tuy nói là đa dạng nhƣng vấn đề thời gian vẫn luôn là rào cản lớn nhất. Hiện tại, VIB chi nhánh Hà Nội chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp XNK theo hình thức cho vay để mở L/C hay chiết khấu bộ chứng từ và một phần nữa là bảo lãnh. Dịch vụ bao thanh toán tuy đã đi vào sử dụng nhƣng vẫn còn rất mới mẻ và đóng góp là không đáng kể. Sau đây là thực trạng tài trợ theo phƣơng thức thanh toán của chi nhánh trong ba năm gần đây nhất.
Tình hình thanh toán XNK của VIB chi nhánh Hà Nội
Hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB chi nhánh Hà Nội chủ yếu phục vụ cho hoạt động thanh toán XNK. Do vậy khi xem xét nghiệp vụ tài trợ XNK của chi nhánh có phát triển hay không cần thiết phải nghiên cứu tình hình thanh toán quốc tế vì hoạt động thanh toán ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động tài trợ này.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán XNK qua các năm
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Doanh số thanh toán XK Doanh số thanh toán NK
Giá trị Tốc độ tăng trƣởng (%) Giá trị Tốc độ tăng trƣởng (%) 2010 82,83 21,8 248,40 23,6 2011 125,24 51,2 392,72 58,1 2012 191,74 53,1 635,03 61,7
(Nguồn: Bộ phận Thanh toán quốc tế)
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán XNK 0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
% Xuất khẩu
Nhập khẩu
Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán XNK
Trong năm 2012, doanh thu thanh toán xuất khẩu của chi nhánh đạt 191,74 triệu USD, tăng 53,1% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhanh nhƣ vậy là do ảnh hƣởng của chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ
thời gian qua. Tuy ngân hàng đã đa dạng thêm một số mặt hàng tài trợ xuất khẩu để phù hợp với chính sách của nhà nƣớc nhƣng nhìn chung giá trị của doanh số thanh toán xuất khẩu vẫn còn hạn chế hơn nhiều so với nhập khẩu.
Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2012 đạt 635,03 triệu USD tăng 61,7% so với năm 2011 ( 392,72 triệu USD). Tỷ trọng nhập khẩu năm 2011và 2012 tăng đột biến nhƣ vậy bởi nguyên nhân chính là các khách hàng truyền thống nhƣ công ty xây dựng, xí nghiệp chế tạo máy…có nhu cầu về nhập khẩu thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất mới và trên thế giới giá thép tăng mạnh so với kế hoạch xây dựng ban đầu của khách hàng.
Tình hình mở L/C
Nghiệp vụ mở L/C đƣợc coi là hình thức phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động TDTTXNK tại VIB chi nhánh Hà Nội. Do đặc trƣng của L/C là một công cụ đảm bảo an toàn cao cho cả hai phía doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu nên hiện tại nó vẫn là phƣơng thức thanh toán đƣợc các doanh nghiệp ƣa chuộng nhất. Điều này đƣợc kiểm chứng thông qua việc tăng trƣởng liên tục của số lƣợng L/C đƣợc mở hàng năm tại ngân hàng.
Bảng 2.6: Tình hình mở L/C tại VIB chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Triệu USD
Năm Giá trị L/C mở Tốc độ tăng
trƣởng (%)
Số lƣợng L/C mở
2010 62,1 43,1 341
2011 87,5 40,9 426
2012 124,9 42,7 567
Nhìn chung cùng với sự tăng trƣởng về số lƣợng L/C đƣợc mở thì giá trị các L/C mở cũng có xu hƣớng tăng đều qua các năm, từ 62,1 triệu USD năm 2010 tăng lên 87,5 triệu USD vào năm 2011 và 124,9 triệu USD năm 2012. Theo bảng, số lƣợng L/C mở năm 2012 tăng 33% so với năm 2008 và gần 67% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của việc tăng trƣởng này là do chi nhánh chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất ít. Tuy nhiên, giá trị L/C mở không phản ánh hoàn toàn chính xác kết quả hoạt động XNK của nền kinh tế bởi vì có một vấn đề tồn tại là khách hàng khi mở L/C phải mở tài khoản tại ngân hàng nhƣ một khoản tiền ký quỹ cho khoản nợ vay.
Tình hình chiết khấu L/C
Chiết khấu là loại hình tín dụng ngắn hạn cấp cho các doanh nghiệp XNK để cải thiện tình hình tài chính tạm thời của doanh nghiệp. Hiện nay VIB sử dụng hai loại hình chiết khấu là chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên, chiết khấu có truy đòi chiếm phần lớn vì đặc tính bảo đảm an toàn cho ngân hàng của loại hình này so với hình thức miễn truy đòi cao hơn nhiều.
Bảng 2.7: Tình hình chiết khấu L/C
Đơn vị: Nghìn USD
Năm
Chiết khấu Thanh toán L/C % chiết khấu /thanh toán Giá trị % chiết khấu Giá trị % thanh toán
2010 7 250,7 11 279 813 9,6 2,59%
2011 8 412,8 14,2 339 751 15,4 2,47%
2012 9 147,3 22,1 447 638 33 2,05%
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị chiết khấu hối phiếu tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012. Từ 7250 nghìn USD năm 2010 đến 8412 và 9147 nghìn USD trong năm 2011 và 2012, tốc độ tăng trƣởng trung bình của 3 năm đạt 15,8%/năm. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do VIB đã có những chính sách khuyến khích phù hợp để thu hút khách hàng dẫn đến việc tăng trƣởng giá trị chiết khấu nhƣ trên thể hiện. Lý thuyết và thực tế đều chỉ ra rằng giá trị chiết khấu và giá trị thanh toán có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là khi giá trị thanh toán lớn thì nhu cầu chiết khấu của các doanh nghiệp lại không lớn và ngƣợc lại. Theo số liệu ở trên cho thấy giá trị thanh toán L/C tăng đột biến hơn so với mức tăng của giá trị chiết khấu. Từ đó dẫn đến tỷ trọng giữa tỷ lệ chiết khấu và thanh toán giảm xuống (từ 2,59% vào năm 2010 xuống 2,47% năm 2011 và năm 2012 xuống còn 2,05%). Nhƣ vậy VIB nên phát triển mở rộng hơn nữa nghiệp vụ chiết khấu này.
Tình hình hoạt động bảo lãnh
Dịch vụ bảo lãnh từ lâu đã không còn mới mẻ so với các NHTM của Việt Nam. Tuy nhiên để sử dụng hoạt động này thực sự có hiệu quả thì không phải ngân hàng nào cũng làm đƣợc. VIB đã triển khai dịch vụ này từ lâu và chi nhánh Hà Nội cũng đã đƣợc phép cung ứng loại dịch vụ này. Khi mới đƣa vào hoạt động, bảo lãnh đƣợc các doanh nghiệp rất hƣởng ứng và tiếp nhận. Vì nó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để có thể tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Còn đối với ngân hàng thì đây là một hình thức tài trợ đặc biệt vì ngân hàng không cần tài trợ bằng vốn mà chỉ dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho các doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng mới phải trả thay. Hiện tại, VIB chủ yếu tài trợ bảo lãnh cho khách hàng dƣới hình thức bảo lãnh L/C trả ngay vì nó đảm bảo an toàn nhất. So với nghiệp vụ bảo lãnh thì bao thanh toán còn là một dịch vụ mới và khó đối với các NHTM Việt Nam trong khi trên thế giới nó đã rất phát triển.
2.3.4. Cơ cấu cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu theo từng lĩnh vực
Trong cơ cấu cho vay tài trợ XNK thì cho vay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn vào khoảng 75%, và cơ cấu cho vay xuất khẩu chỉ ở mức khiêm tốn là gần 25 % . Điều này đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 2.2 sau: Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay tài trợ XNK (2010 – 2012)
(Đơn vị: Tỷ VND)
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Xuất khẩu 192.308 25% 205.909 26% 246.713 25% Nhập khẩu 576.924 75% 652.047 74% 740.138 75%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012 của VIB)
Qua bảng trên cho ta thấy, tín dụng tài trợ xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá nhỏ và giá trị ít, còn tín dụng tài trợ nhập khẩu lại chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều và với giá trị lớn hơn.
Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh XNK của Việt Nam đều cần nguồn vốn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị có công nghệ cao về để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của mình, do vậy, doanh số này là tƣơng đối lớn. Ngƣợc lại, việc tài trợ xuất khẩu chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp cần thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản có giá trị thấp, chính vì vậy giá trị tài trợ còn nhỏ. VIB ƣu tiên hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp thuộc ngành nghề và địa bàn trọng điểm nhƣ cà phê, thủy sản, gạo… nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, VIB có lãi suất ƣu đãi cho doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và kinh doanh. Chính sách và chƣơng trình đƣợc triển khai với mục tiêu: tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn về vốn để tiếp tục phát triển ổn định và mở rộng hoạt động kinh doanh, góp phần tăng trƣởng kinh tế.
Đối với hàng nông sản có tính chất thời vụ, đi kèm với nó là nguồn vốn tài trợ xuất khẩu cũng trong khoảng thời gian ngắn, thƣờng là dƣới 1 năm.
Còn đối với tín dụng tài trợ nhập khẩu, nguồn vốn tài trợ thƣờng kéo dài trung hoặc dài hạn, do tuổi đời của máy móc, thiết bị thƣờng là lâu, có giá trị lớn và thời gian khấu hao dài. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh XNK luôn có nhu cầu để vay vốn hỗ trợ nhập khẩu các thiết bị, máy móc có hàm lƣợng công nghệ cao hơn là việc vay vốn nhằm hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng nông sản.
2.3.5. Cơ cấu về nợ quá hạn trong tài trợ xuất nhập khẩu
Mục tiêu hoạt động của VIB là an toàn, bền vững và hiệu quả. Vì thế, nợ quá hạn luôn là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chiến lƣợc quản lý nợ của ngân hàng. Số liệu của ba năm gần đây cho thấy sự nỗ lực đó thực sự có kết quả. Sau đây đề tài xin đƣa ra cơ cấu nợ quá hạn của TDTTXNK theo thời hạn tài trợ và theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ quá hạn của TDTTXNK theo thời hạn tài trợ
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ quá hạn Tỷ trọng % Nợ quá hạn Tỷ trọng % Nợ quá hạn Tỷ trọng % Ngắn hạn 424,83 28,9 505,8 30 590,616 31,2 Trung-dài hạn 1.045,17 71,1 1.180,2 70 1.302,38 68,8 Tổng NQHXNK 1.470 100 1.686 100 1.893 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)
Nhìn chung trong 3 năm trở lại đây tỷ trọng nợ quá hạn của cho vay tài trợ XNK phân theo thời hạn tài trợ không có gì thay đổi nhiều. Số nợ quá hạn ngắn hạn có xu hƣớng tăng chậm qua các năm. Năm 2010 nợ quá hạn ngắn
hạn chiếm 28,9% tổng nợ quá hạn XNK; đến năm 2011 và 2012 tăng lên đôi chút thành 30% và 31,2%. Ngƣợc lại thì nợ quá hạn trung và dài hạn giảm nhẹ từ 71,1% vào năm 2010 xuốn 68,8% vào năm 2012. Thực tế, phần lớn nợ quá hạn XNK của VIB là những khoản nợ quá hạn mang tính chất tạm thời do khách hàng chƣa kịp thu tiền hàng để trả khi đến hỳ hạn, khi nào khách hàng thu đƣợc tiền sẽ thanh toán ngay. Chính vì thế nên không xảy ra tình trạng cộng dồn các khoản nợ quá hạn của những năm trƣớc lại nhƣ một số NHTM khác. Đó là điều đáng mừng đối với ngân hàng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Bảng 2.10: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Thành phần
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ Qúa Hạn Tỷ trọng (%) Nợ Qúa Hạn Tỷ trọng (%) Nợ Qúa Hạn Tỷ trọng (%) DNNN 220,5 15 219,18 13 189,3 10 DN vốn ĐTNN - - - - DNTN;CtyCP& TNHH 1.249,5 85 1.466,82 87 1.703,7 90 Tổng NQHXNK 1.470 100 1.686 100 1.893 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)
Nhƣ trên cho thấy, nợ quá hạn XNK khi chia theo đối tƣợng xin tài trợ thì chủ yếu các khoản nợ quá hạn xuất phát từ phía các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty Cổ phần và Trách nhiệm hữu hạn. Đúng nhƣ đã nói, tuy khu
vực này đem lại nguồn thu cao hơn khu vực nhà nƣớc nhƣng nó luôn chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Cụ thể, tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực này trong 3 năm gần đây lần lƣợt là: 85%, 87% và 90%. Còn lại là các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nƣớc. Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì chi nhánh mới chỉ bắt đầu tài trợ từ năm 2011 nên không có tình trạng nợ quá hạn. Do gần đây chi nhánh đang mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân và giảm dần tỷ trọng tài trợ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nƣớc nên xảy ra tình trạng ngày càng tăng tỷ trọng nợ quá hạn ở khu vực tƣ nhân cũng là điều dễ hiểu.
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIB
Hoạt động TDTTXNK của ngân hàng chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định đƣợc yếu tố nào tác động đến ngân hàng và mức độ ảnh hƣởng đó nhƣ thế nào rất quan trọng, sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động TDTTXNK phát triển. Các yếu tố này có thể đƣợc chia thành các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng.
2.4.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng
Nhóm yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức quản lý của ngân hàng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng, năng lực tài trợ của ngân hàng,….Những yếu tố này mạnh hay yếu sẽ đòi hỏi các nhà quản trị của ngân hàng phải tìm ra hình thức tổ chức, sắp xếp sao cho phù hợp với năng lực hiện có của ngân hàng.
Mô hình tổ chức quản lý và các quy trình nghiệp vụ
Bộ máy tổ chức và các quy trình nghiệp vụ quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc thực hiện nghiệp vụ TDTTXNK. Tổ chức bộ máy và các quy trình nghiệp vụ phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng thẩm định, hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng
Nghiệp vụ TDTTXNK liên quan đến thông lệ, tập quán quốc tế và luật pháp các quốc gia, do đó đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nghiệp vụ này. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn cao sẽ xử lý các kỹ thuật nghiệp vụ một cách chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lƣợng hoạt động.
Công nghệ của ngân hàng
Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cở vật chất và mạng lƣới truyền thông, thanh toán. Hệ thống mạng máy tính và các chƣơng trình ứng dụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lƣợng hoạt động và các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu. Việc nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ và thực hiện tài trợ lại cho khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề thúc đẩy hoạt động TDTTXNK.
Năng lực tài trợ của ngân hàng
Năng lực tài trợ của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng. Đối với bất kỳ một tổ chức tài chính nào thì nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nguồn vốn của một tổ chức tín dụng bao gồm: vốn ngân sách