Mục tiêu dài hạn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANHCHO NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 2011 (Trang 40)

4. Phướng pháp nghiên cứu

4.1.2.1Mục tiêu dài hạn

- Xây dựng nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên có thương hiệu nổi tiếng trong tỉnh và rộng khắp toàn quốc.

- Trong tương lai nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên phải chiếm thị phần cao nhất trong tỉnh An Giang, phấn đấu đạt tiêu chuẩn bốn sao.

4.1.2.2 Mục tiêu cụ thể.

- Phấn đấu đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng 20% so với cùng kỳ.

- Duy trì tiêu chuẩn ba sao, nâng cấp trang thiết bị, dịch vụ phục vụ khách, đẩy mạnh công tác marketing, nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin nhằm quảng bá hình ảnh của Đông Xuyên đến với khách hàng nhanh hơn và khách hàng dễ dàng tìm đến khi họ có nhu cầu. Giúp cho Đông Xuyên với khách hàng ngày càng gần nhau hơn.

- Tạo sản phẩm mới, tạo sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, luôn tạo được lòng tin và sự yên tâm khi khách đến Đông Xuyên so với các nhà hàng - khách sạn khác.

- Tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu của công việc, đào tạo lại, bổ túc, đầu tư đào tạo mới các nhân viên. Phối hợp các trường, các trung tâm có chức năng để thực hiện các yêu cầu trên nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ không chỉ riêng cho Đông Xuyên mà các nhà hàng - khách sạn trực thuộc của Công ty cổ phần du lịch An Giang cần phải thực hiện.

- Thực hiện chiến lược quảng bá, tiếp thị hiện đại,…các hoạt động và hình ảnh của Đông Xuyên trên internet, trong các cuộc hội thảo, hội chợ…

4.2 Xây dựng chiến lược cho nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên. 4.2.1 Ma trận BCG.

T Ố C Đ Ộ T Ă N G T R Ư Ở N G C Ủ A N G À N H Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp THỊ PHẦN TƯƠNG ĐỐI Chú thích:

(1) Nhà hàng – khách sạn Đông Xuyên đang hoạt động ở vị trí hiện tại. (1’) Nhà hàng – khách sạn Đông Xuyên hoạt động ở vị trí tương lai.

Qua những phân tích ở môi trường tác nghiệp và ma trận BCG, cho thấy nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên đang nằm ở giữa hai SBU là ngôi sao và dấu chấm hỏi. Hai SBU này đều có triển vọng cao trong tương lai. Tuy thị phần đang ở mức tương đối cao nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành lại mạnh. Hiện nay, Đông Xuyên đang đứng vị trí cao nhất về thị phần và quy mô, được nhiều ưu thế hơn các nhà hàng - khách sạn khác về nhiều mặt (tài chính, tiêu chuẩn sao, uy tín, thương hiệu, quy mô, được nhiều sự ưu đãi của nhà nước,…) trong địa bàn thành phố Long Xuyên. Cho nên Đông Xuyên sẽ có nhiều lợi nhuận hơn nữa trong tương lai. Công ty có thể sử dụng nguồn thu từ việc kinh doanh này mang lại để đầu tư thêm cho các nhà hàng-khách sạn hay những lĩnh vực khác, giúp Công ty ngày càng phát triển, mở rộng quy mô, đa dạng các ngành nghề, tạo được thế đứng vững chắc hơn nữa trên thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.

4.2.2 Ma trận SWOT.

1 1’

SWO T

Cơ hội

O1: Chính sách ưu đãi của nhà nước

O2: Tiềm năng phát triển của ngành du lịch cao

O3: Việt Nam gia nhập WTO, có nền kinh tế ổn định

O4: Thu nhập người dân ngày càng tăng

O5: Dịch vụ vui chơi giải trí ở An Giang đang được đầu tư cao. O6: Ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Đe dọa

T1: Nhu cầu dịch vụ ngày càng cao

T2: Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.

T3: Kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm

T4: Đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày càng cao

T5: Chịu sự tác động bởi các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn

Điểm mạnh

S1: Thương hiệu trong ngành

S2: Khả năng tài chính mạnh

S3: Đội ngũ quản lý có chuyên môn cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S4: Vị trí thuận lợi

S5: Có quy mô lớn nhất trong Tp. Long Xuyên

S6: Nhà hàng, khách sạn của công ty nhà nước

S7: Phong cách phục vụ của nhân viên tốt.

S8: Công tác nghiên cứu phát triển tương đối tốt

O1,O2,O3,O6+S1,S2,S3,S5,S6: Đầu tư vào sản phẩm nhiều hơn, đầu tư thêm cho các phương tiện vận chuyển, các điểm tham quan, lưu trú hiện tại hiện đại hơn, đầu tư thêm các dịch vụ vui chơi giải trí khác, nhằm tăng công suất hoạt động

=> Đa dạng hóa tập trung.

O2,O4,O5,O6+S1,S3,S4,S7,S8: Đẩy mạnh công tác marketing, nghiên cứu và phát triển, mở rộng quy mô, tăng thị phần ở thị trường hiện tại.

=> Thâm nhập thị trường.

T1,T2,T4+S1,S2,S4,S7: Nâng cao chất lượng phục vụ, tập chung đa dạng hóa sản phẩm, luôn tạo sự khác biệt với đối thủ. => Phát triển sản phẩm. S1,S2,S5,S6+T2,T3,T4,T5: Giảm sức ép cạnh tranh bằng cách mua đối thủ. => Kết hợp hàng ngang Điểm yếu

W1: Thu mua nguyên liệu đầu vào chưa tốt

W2: Quản trị nhân sự chưa tốt

W3: Khả năng nghiên cứu và phát triển chưa đầu tư đúng mức

W4: Bộ phận marketing chưa hoàn chỉnh

W1

,W2+O1,O3: Đảm bảo nguồn nguyên liệu đươc ổn định và chất lượng sản phẩm thì cần duy trì, kết hợp với nhà cung cấp. =>Kết hợp ngược về phía sau.

W2,W3,W4+O1,O2,O4,O5,O6: Tăng cường công tác marketing, nghiên cứu phát triển, thu thập thông tin, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, thu hút khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

=>Phát triển thị trường.

T1,T2,T3,T5+W1,W2,W3: Tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng đầu vào, chất lượng đầu ra cần liên kết lại các dịch vụ cùng loại hình, với nhau.

=> Sát nhập các cơ sở cùng loại hình.

4.2.3.1 Chiến lược S – O: Điểm mạnh – cơ hội.

Chiến lược đa dạng hóa tập trung: Đông Xuyên phải tận dụng những lợi thế về thương hiệu, tài chính, là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, cùng với những tiềm năng du lịch đang được tỉnh ta khai thác và xem đó là ngành kinh tế mũi nhọn. Thì Đông Xuyên phải biết tận dụng những cơ hội và lợi thế này mà phát triển thêm các tour du lịch cho khách tham quan, đa dạng các dịch vụ. Việc tạo thêm dịch vụ cho nhà hàng- khách sạn là điều cần thiết. Hơn nữa, loại hình kinh doanh này đang cạnh tranh gay gắt. Cho nên tăng cường đầu tư liên kết với các sở ban ngành có liên quan để khai thác mọi hoạt động dịch vụ, du lịch sắp tới. Nâng cao chất lượng, tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược thâm nhập thị trường: Để tận dụng triệt để những cơ hội mà thị trường mang đến thì Đông Xuyên cần phát huy tốt những thế mạnh mà mình hiện có. Với thị trường tiềm năng còn lớn mạnh và điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng thì nhu cầu vui chơi giải trí cũng phát triển theo. Do đó, Đông Xuyên cần đẩy mạnh công tác marketing, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ. Những việc làm này sẽ giúp cho Đông Xuyên tận dụng tốt những cơ hội của thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết, đồng thời từng bước thâm nhập vào thị trường một cách dễ dàng hơn.

4.2.3.2 Chiến lược S – T: Điểm mạnh – thách thức.

Chiến lược phát triển sản phẩm: Trước một bối cảnh cạnh tranh gay gắt như ngày nay, trên thị trường thì đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nhu cầu khách hàng ngày một đa dạng, phong phú hơn. Do đó, Đông Xuyên phải biết tận dụng tối đa các thế mạnh hiện có của mình như: sức mạnh tài chính, có uy tín trên thị trường, vị trí mặt bằng thuận lợi để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ mà còn phải nghiên cứu phát triển thêm các loại hình dịch vụ khác như mở ra phòng chăm sóc sắc đẹp phụ nữ, câu lạc bộ đờn ca tài tử, mở các tour du lịch hấp dẫn hơn, mở các buổi ẩm thực với các tiết mục hấp dẫn… luôn tạo cảm giác vui vẻ thoải mái, luôn tạo ấn tượng tốt về Đông Xuyên trong lòng khách hàng, không gây sự nhàm chán khi họ đến với Đông Xuyên.

Chiến lược kết hợp hàng ngang: Với vị thế hiện tại của Đông Xuyên là một khách sạn đứng hàng đầu tại thành phố Long Xuyên, lại có nguồn tài chính dồi dào, các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao. Trong đó, trên thị trường thì sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn không nhỏ thì Đông Xuyên có thể mua lại các nhà hàng-khách sạn có quy mô nhỏ để giảm bớt sức ép cạnh tranh.

4.2.3.3 Chiến lược W – O: Điểm yếu – cơ hội.

Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Để khắc phục tình trạng quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào, Đông Xuyên có thể ký kết hợp đồng với các hợp tác xã về việc thu mua nguồn nguyên liệu được đảm bảo hơn, chất lượng an toàn hơn. Về phía đào tạo nhân viên thì Đông Xuyên cần liên kết với các trường để tuyển dụng nhân viên chuyên ngành, đào tạo ngắn và trung hạn về chuyên môn cho những nhân viên nào có trình độ chuyên môn chưa cao. Kết hợp như vậy nhằm khắc phục tình trạng trong địa bàn tỉnh hiện nay chưa có một trường lớp nào đào tạo chuyên môn cho ngành du lịch, nhà hàng- khách sạn.

còn chăm lo cho đời sống tinh thần. Ngoài ra, tỉnh ta đang tích cực trong công tác khai thác, phát triển du lịch, các chương trình lễ hội văn hoá truyền thống (chủ yếu tập trung ở thị xã Châu Đốc và một số địa phương khác). Hơn nữa, tỉnh ta có hiện có các dân tộc như chăm, kh-mer,.. đang sinh sống. Với quy mô, thương hiệu và nguồn tài chính dồi dào như hiện nay thì đó là một cơ hội cho Đông Xuyên đẩy mạnh phát triển thị trường để khai thác những cơ hội này.

4.2.3.4 Chiến lược W – T: Điểm yếu – thách thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược sát nhập các cơ sở cùng loại hình: Để tiện trong công tác quản lý, giảm bớt chi phí quản lý, tăng công suất hoạt động. Đông Xuyên có thể sát nhập cùng với nhà hàng-khách sạn Long Xuyên đang hoạt động các loại hình dịch vụ giống nhau. Sự sát nhập nào giúp cho Đông Xuyên tăng tính cạnh tranh trong ngành, giảm chi phí quản lý.

4.2.4 Lựa chọn chiến lược: Ma trận QSPM.

Sau khi phân tích ma trận SWOT thì Đông Xuyên có thể lựa chọn ra các chiến lược chính. Nhưng để đánh giá chính xác hơn các chiến lược nào khả thi hơn, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và tương lai hơn, ta có thể đánh giá chính xác hơn nữa các chiến lược đã đề xuất ở trên bằng cách sử dụng ma trận QSPM để cho ra những chiến lược khả thi nhất, phù hợp nhất cho Đông Xuyên.

Bảng 4.1 Ma trận QSPM của nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên – Nhóm chiến lược S – O9.

Các yếu tố quan trọng Phân loại

Đa dạng hoá tập trung

Thâm nhập thị trường AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong

Thương hiệu của khách sạn 4 2 8 4 16

Qui mô khách sạn 3 2 6 3 9

Tài chính mạnh 4 4 16 4 16

Là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước 1 1 1 2 2 Phong cách phục vụ của nhân viên tốt 3 4 12 3 9

Vị trí thuận lợi 3 3 9 3 9

Quản trị nhân sự chưa tốt 1 3 3 2 2 Hệ thống thông tin chưa tốt 2 2 4 3 6 Quản lý nguồn nguyên liệu chưa tốt 2 1 2 2 4 Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh 4 3 12 4 16 Khả năng nghiên cứu phát triển chưa sâu 1 2 2 2 2 Hoạt động marketing chưa tốt 2 3 6 3 6

Các yếu tố bên ngoài

Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng 3 3 9 4 12 Tiềm năng phát triển du lịch dồi dào 3 3 9 3 9 Được sự quan tâm và những chính sách ƯĐNN 3 2 6 3 9 Nhu cầu về du lịch, dịch vụ ngày càng tăng 3 4 12 3 9 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ 2 1 2 1 2 Khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển ngành 3 3 9 2 6 Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh 2 2 4 1 2 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 3 3 9 2 6 Kỹ năng quản lý và hội nhập du lịch chưa cao 2 3 6 2 4 Chất lượng dịch vụ ngày càng cao 3 3 9 3 9 Thiếu nhân viên có trình độ chuyên môn cao 1 2 2 3 3 Thu nhập người dân tăng 3 3 9 2 6 Kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan ban ngành 2 1 2 1 2 Tình hình chính trị ổn định 3 3 9 3 9

Bảng 4.2 Ma trận QSPM của nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên – nhóm chiến lược S – T10.

Các yếu tố quan trọng Phân loại Phát triển sản phẩm Kết hợp hàng ngang AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong

Thương hiệu của khách sạn 4 3 12 4 16

Qui mô khách sạn 3 3 9 4 12

Tài chính mạnh 4 4 16 4 16

Là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước 1 2 2 1 1 Phong cách phục vụ của nhân viên tốt 3 3 9 2 6

Vị trí thuận lợi 3 3 9 3 9

Quản trị nhân sự chưa tốt 1 3 3 2 2 Hệ thống thông tin chưa tốt 2 3 6 2 4 Quản lý nguồn nguyên liệu chưa tốt 2 2 4 1 2 Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh 4 4 16 3 12 Khả năng nghiên cứu phát triển chưa sâu 1 3 3 2 2 Hoạt động marketing chưa tốt 2 3 6 3 6

Các yếu tố bên ngoài

Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng 3 4 12 2 6 Tiềm năng phát triển du lịch dồi dào 3 3 9 4 12 Được sự quan tâm và những chính sách ƯĐNN 3 1 3 2 6 Nhu cầu về du lịch, dịch vụ ngày càng tăng 3 3 9 2 6 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ 2 3 6 3 6 Khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển ngành 3 3 9 3 9 Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh 2 1 2 1 2 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 3 2 6 2 6 Kỹ năng quản lý và hội nhập du lịch chưa cao 2 1 2 2 4 Chất lượng dịch vụ ngày càng cao 3 3 9 2 6 Thiếu nhân viên có trình độ chuyên môn cao 1 2 2 3 3 Thu nhập người dân tăng 3 3 9 2 6 Kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan ban ngành 2 1 2 1 2 Tình hình chính trị ổn định 3 2 6 1 3

Tổng 181 165

Bảng 4.3 Ma trận QSPM của nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên – nhóm chiến lược W – O11.

Các yếu tố quan trọng Phân loại

Kết hợp ngược về phía sau

Phát triển thị trường AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương hiệu của khách sạn 4 3 12 4 16

Qui mô khách sạn 3 3 9 3 9

Tài chính mạnh 4 4 16 4 16

Là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước 1 1 1 2 2 Phong cách phục vụ của nhân viên tốt 3 2 6 2 6

Vị trí thuận lợi 3 3 9 2 6

Quản trị nhân sự chưa tốt 1 2 2 3 3 Hệ thống thông tin chưa tốt 2 3 6 4 8 Quản lý nguồn nguyên liệu chưa tốt 2 3 6 1 2 Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh 4 3 12 2 8 Khả năng nghiên cứu phát triển chưa sâu 1 2 2 4 4 Hoạt động marketing chưa tốt 2 3 6 4 8

Các yếu tố bên ngoài

Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng 3 2 6 4 12 Tiềm năng phát triển du lịch dồi dào 3 2 6 3 9 Được sự quan tâm và những chính sách ƯĐNN 3 1 3 2 6 Nhu cầu về du lịch, dịch vụ ngày càng tăng 3 3 9 3 9 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ 2 2 4 3 6 Khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển ngành 3 2 6 2 6 Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh 2 1 2 2 4 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 3 2 6 3 9 Kỹ năng quản lý và hội nhập du lịch chưa cao 2 2 4 3 6 Chất lượng dịch vụ ngày càng cao 3 3 9 2 6 Thiếu nhân viên có trình độ chuyên môn cao 1 2 2 2 2 Thu nhập người dân tăng 3 2 6 3 9 Kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan ban ngành 2 3 6 2 4 Tình hình chính trị ổn định 3 2 6 2 6

Bảng 4.4 Ma trận QSPM của nhà hàng-khách sạn Đông Xuyên – nhóm chiến lược W – T12.

Các yếu tố quan trọng Phân loại

Sát nhập AS TAS Các yếu tố bên trong

Thương hiệu của khách sạn 4 2 8

Qui mô khách sạn 3 2 6

Tài chính mạnh 4 1 4

Là doanh nghiệp trực thuộc nhà nước 1 1 1

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANHCHO NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 2011 (Trang 40)