Ngân sách hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 50)

Trung tâm hoạt động hoàn toàn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, trong đó Nhà nước trợ cấp 360.000đ/học sinh/tháng và gia đình đóng góp 140.000đ/tháng cho chi phí ăn ở của các em. Do đó, mọi hình

thức thu chi cho từng hoạt động như giáo dục, dạy nghề, chi phí cho trang thiết bị, hoạt động văn hóa… đều tuân thủ theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh nguồn ngân sách chủ yếu từ Nhà nước, trung tâm còn có nguồn hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân hảo tâm đóng góp vào quỹ duy trì cho hoạt động của trung tâm được tốt hơn. Nguồn ngân sách này tuy không nhiều và ổn định nhưng nó cũng giúp đỡ trung tâm rất nhiều trong các hoạt động như mua thêm máy móc, thiết bị dạy học, sách vở cho trẻ…

2.2. Hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết tật trong trung tâm:

Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng của trung tâm gồm có bốn hoạt động chính: Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng TKT; Hoạt động giáo dục văn hóa – phục hồi chức năng; Hoạt động hướng nghiệp – dạy nghề; Hoạt động tư vấn việc làm. Bốn hoạt động này có sự kết nối chặt chẽ trong việc theo dõi sự tiến bộ và phát triển của từng cá nhân TKT trong trung tâm để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho những bước tiến cụ thể của trẻ. Mô hình hoạt động này có sự ứng dụng rõ nét của quản trị theo hướng công tác xã hội, nó đã được thể hiện trong các hoạt động trợ giúp TKT cụ thể như trong việc chăm sóc, quản lý tài chính, nuôi dưỡng, giáo dục và dạy nghề.

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)