Nhu cầu nâng cao hoạt động kỹ năng sống tại trung tâm

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 79)

Theo thuyết nhu cầu của Maslow [10] thì con người có 5 bậc thang nhu cầu từ tấp đến cao đó là nhu cầu về sống còn (ăn mặc, ở, nghỉ ngơi…); nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu được hoàn thiện, được thể hiện bản thân.

Từ lý thuyết chúng ta có thể phác thảo sơ đồ những nhu cầu của TKT trong trung tâm hiện nay như sau:

Bảng 5: Nhu cầu của trẻ khuyết tật

Bảng trên cho chúng ta thấy những nhu cầu cần thiết của TKT nói chung. Hiện tại, TKT trong trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An đã được đáp ứng những nhu cầu cơ bản như được nuôi dưỡng và chăm sóc về ăn mặc, nơi ở chu đáo; được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, được các CB, NV yêu thương và dạy dỗ, tôn trọng và động viên trong học tập. Tuy nhiên nhu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội chưa được đáp ứng theo mong muốn của trẻ. Hầu hết các em đều mong muốn rằng, khi ra trường các em sẽ có việc làm nhưng để đáp ứng được vấn đề đó, trước hết các em phải có được những kỹ

Được rèn luyện và học tập kỹ năng

sống Được khám, chữa bệnh phục hồi chức

năng Được nuôi dưỡng

chăm sóc chu đáo

Được tôn trọng và khuyến khích động

viên Được yêu thương

và dạy dỗ Trẻ khuyết tật

Được giúp đỡ để phát huy hết những

năng lực và khả năng sẵn có Được vui chơi và

học tập với bạn bè cùng lứa tuổi

năng để đương đầu với môi trường xã hội khi các em ra ngoài, tiếp xúc và làm việc nơi cộng đồng, nơi làm việc. Nhiều em có cảm giác lo lắng khi không biết mình có thể thích nghi được với môi trường làm việc và tạo lập nên các mối quan hệ xã hội khác hay không.

“Em quen một số anh chị cũng đã được đi học rồi đi làm, các anh chị bảo rằng ít người có thể thích ứng được với môi trường làm việc nơi cơ sở. Vì ở đó, bản thân cảm thấy lạc lõng và có nhiều cái mình chưa được biết từ trước nên khi vào làm mình không theo kịp, điều đó khiến em rất lo lắng” (PVS TKT vận động, nam, 17 tuổi, lớp tin học)

Những “cái chưa được biết” theo các em đó là làm thế nào để hòa nhập vào môi trường làm việc, kỹ năng ứng xử và làm việc trong môi trường làm việc, kỹ năng làm chủ bản thân và tâm lý ổn định khi làm việc.

“Chúng em nghĩ rằng, trước khi ra trường nếu được học hay chỉ dẫn trước một số kỹ năng để có thể hòa nhập nơi môi trường làm việc thì thật tốt, nhất là cách ứng xử và xử lý những tình huống xảy ra nơi làm việc để không khỏi bị bỡ ngỡ” (PVS TKT vận động, 17 tuổi, nữ, học may)

Ngoài những kỹ năng trên, TKT cũng cần được biết thêm thông tin về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, vấn đề này vẫn được xem là tế nhị và nhiều khi được các em tâm sự kín đáo với giáo viên mà các em tin tưởng.

“Nhiều khi có những vấn đề tế nhị muốn được tư vấn mà cũng ngại, cũng có tâm sự với cô giáo nhưng không phải lúc nào thầy cô cũng rảnh để có thể trao đổi với mình” (PVS TKT vận động, nữ, 15 tuổi, học văn hóa)

Các bậc phụ huynh cũng cho rằng nếu có hoạt động nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, tư vấn cho gia đình về các vấn đề TKT thì rất tốt và cần thiết và sát với nhu cầu thực tiễn.

“Nếu trung tâm có thêm hoạt động ấy thì tốt quá, lúc ấy gia đình có thể hỏi thêm một số điều cần biết với giáo viên, các con lại được hỗ trợ thêm về kỹ năng sống thì chúng tôi mừng quá đi chứ” (PVS GĐ, nam, 37 tuổi, công chức Nhà nước)

“Nhiều khi các gia đình khi trao đổi cũng có mong muốn con em họ được biết thêm một số kỹ năng mềm để có thể hòa nhập sau khi ra khỏi trung tâm, nhất là nơi làm việc hay nơi đám đông để các em khỏi bỡ ngỡ” (Thảo luận nhóm CB, NV)

Khi được đề cập đến vấn đề có nên nâng cao hoạt động dạy kỹ năng sống cho TKT hay không, hầu hết các CB, NV trong trung tâm đều cho rằng nó là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì cần đáp ứng được một số điều kiện như về kỹ năng dạy, chi phí và thời gian.

Thứ nhất là trường chưa có cán bộ được đào tạo về lĩnh vực này. Thứ hai là về vấn đề thời gian và chi phí thực hiện” (PVS Ban lãnh đạo, nam, 45 tuổi)

“Hiện tại thì các cán bộ, giáo viên trong trường mỗi người đều phụ trách 2, 3 đầu việc. Vậy thời gian để nâng cao kỹ năng trẻ phải tính toán cho hợp lý” (Thảo luận nhóm CB, NV)

Nhìn chung, từ các thông tin thu thập được thì các CB, NV cho rằng nếu hoạt động này được triển khai thì sẽ góp phần hoàn thiện hơn vào các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm hiện nay. Đây cũng là nhu cầu thiết thực từ chính mong muốn TKT và gia đình.

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hòa nhập của trẻ khuyết tật tại trung tâm

3.4.1. Yếu tố cơ sở vật chất của trung tâm

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dạy nghề tại trung tâm có sự ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dạy và học của TKT từ đó gián tiếp

dạy học, dạy nghề bao gồm phòng học, phòng thực hành nghề, trang thiết bị, dụng cụ dạy học trực quan… đó là nơi đối tượng trực tiếp học và thực hành. Điều kiện cơ sở vật chất tốt cần phải đáp ứng được nơi ăn ở, sinh hoạt và học nghề cho TKT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường có khu ăn, ở, sân chơi, học tập và học nghề, phục hồi chức năng và phòng trưng bày sản phẩm của trẻ. Ngoài lớp học văn hoá thì nghề học khá đa dạng và phù hợp với trẻ khuyết tật như may mặc cơ bản, mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ, thuê thùa và vi tính. Trong chương trình giảng dạy đều có những giờ tập chức năng cho trẻ có kèm khuyết tật vận động và giáo dục thể chất nói chung

Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện thông qua việc cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo cụ trực quan còn thiếu thốn, xuống cấp và nhiều thiết bị chưa thay mới.

“Thiết bị, đồ dùng học tập để dạy học còn thiếu thốn, chưa phong phú để đáp ứng hết cho tất cả trẻ, nhất là trẻ khuyết tật trí tuệ. Chính vì vậy mà nhiều lúc giáo viên lại phải có những cách sang tạo riêng để dạy cho trẻ từ những hình ảnh trực quan nhất” (PVS nữ, 39 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – phục hồi chức năng)

“Nhiều lúc đang may tự dưng máy bị trục trặc thế là phải đợi bạn khác may xong em mới dùng máy của bạn để may tiếp. Nhiều khi cảm thấy chán nản và mất thời gian” (PVS TKT vận động, 17 tuổi, nữ, học may)

Kỹ năng chăm sóc TKT còn thiếu sót, nhất là đối với những TKT nặng hay đa tật.Trẻ bị khuyết tật nặng dưới nhiều hình thức khác nhau, đòi hỏi cán bộ chăm sóc vừa phải tận tâm, tận lực vừa phải có nhiều kỹ năng chăm sóc các dạng tật khác nhau. Song, hầu như tất cả CB, NV lại làm việc đó nhờ vào kinh nghiệm và làm lâu dần thành quen chứ ít nhận được các hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài.

“Việc hỗ trợ trẻ khuyết tật phục hồi chức năng gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị trợ giúp. Ngoài những cái cơ bản, hầu như các giáo viên đều tự mày mò, sáng tạo nên những bài tập thích hợp cho trẻ” (Thảo luận nhóm cán bộ, nhân viên)

Vấn đề về tài liệu hướng dẫn dạy và học, kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật chưa đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc của các giáo viên và học sinh. Tương tự như vấn đề phục hồi chức năng, các thầy cô giáo luôn trao đổi kinh nghiệm và mày mò tìm hiểu một số phương pháp đan xen để có thể dạy cho các em được dễ hiểu và sinh động nhất.

Như vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu hỗ trợ bị hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của trung tâm, ảnh hưởng đến tâm lý của TKT khi dụng cụ học nghề thường xuyên bị hỏng hóc, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của trẻ khi thiếu trang thiết bị hỗ trợ và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo khi tài liệu hướng dẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

3.4.2. Phương thức quản lý của trung tâm và hoạt động của nhân viên viên

Phương thức quản lý và hoạt động của cán bộ nhân viên tại trung tâm có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và khả năng thích nghi vào các hoạt động hòa nhập của TKT. Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý các nhà quản lý cần phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương thức quản lý.

Phương thức quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và các tiềm năng của tổ chức) và khách thể quản lý (các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường…) trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức [13]. Phương thức quản lý chủ yếu được chia

theo bốn nhóm phương thức cơ bản là kinh tế; hành chính – tổ chức tổ chức; tâm lý – xã hội; các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể [5].

Trong thực tiễn, phương thức quản lý tại trung tâm có sự ứng dụng linh hoạt của phương thức hành chính – tổ chức, tâm lý – xã hội, các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể mà ít thấy yếu tố phương thức quản lý kinh tế do tính chất nhân văn, mục đích và điều kiện kinh tế, vật chất của trung tâm.

“Một cán bộ, nhân viên phải đảm nhiệm 2 đến 3 vai trò khác nhau là chuyện bình thường, tuy nhiên vấn đề lương thưởng cho các vai trò đó thì ít được tính đến do trung tâm không đủ chi phí để chi trả cho cán bộ, nhân viên” (PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

Cơ cấu tổ chức, hoạt động của trung tâm tương đối gọn nhẹ và có sự linh hoạt trong các vai trò hoạt động của các CB, NV. Các phương pháp, quy chế, quy định được đặt ra rõ ràng nhưng lại có sự sắp xếp linh động cho từng phòng ban.

“Cơ cấu tổ chức trong trung tâm thì cũng rõ ràng và gọn nhẹ thôi, nhưng hầu như là ai cũng sẽ kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Vào các kỳ họp thì trung tâm sẽ có các buổi họp để phân công nhiệm vụ về từng phòng, ban. Từ đó thì các cán bộ, nhân viên sẽ họp lại để cùng thống nhất công việc của nhau” (PVS ban lãnh đạo, nam, 45 tuổi)

Trung tâm luôn khuyến khích các CB, NV nghiên cứu và sáng tạo trong các hoạt động hỗ trợ trẻ hay trong các hoạt động của phòng. Theo ban lãnh đạo trung tâm, tạo nên không gian thoải mái, thân thiện cho cán bộ, nhân viên là rất quan trọng.

Mặc dù phải kiêm nhiệm nhiều vai trò nhưng các CB, NV thấy đó là chuyện bình thường và chấp nhận làm nhiều việc vì cho đó là tình trạng chung.

“Ở trung tâm nào cũng vậy thôi em, đã làm nghề dạy học cho TKT thì luôn phải có tư tưởng sẵn sàng là lượng công việc thì nhiều nhưng tiền lương

thì cũng chỉ như vậy, khó khăn chung mà, quan trọng là cái tâm của mình thôi” (PVS nữ, 32 tuổi, giáo viên văn hóa – phục hồi chức năng)

Các CB, NV cũng cho biết rằng, dù lượng công việc nhiều nhưng các giáo viên vẫn rất ít phàn nàn, mặc dù nhiều lúc cũng có sự chán nản. Tuy nhiên, vì nhận được sự quan tâm và động viên từ ban lãnh đạo và sự chia sẻ từ từ các đồng nghiệp nên mọi người vẫn cảm thấy thoải mái.

“Tiền lương thì không nhiều nhưng ban lãnh đạo cũng thường xuyên động viên, chia sẻ, rồi cố gắng tạo điều kiện cho nhân viên đi tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng khi có dịp nữa nên đấy cũng là một niềm an ủi cho nhân viên” (PVS nam, 27 tuổi, giáo viên dạy tin)

Trước khi vào làm việc tại trung tâm, ban lãnh đạo cũng đã nêu rõ những vấn đề cần chú ý trước khi CB, NV làm việc tại trung tâm, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và cái tâm đối với TKT, bởi lẽ đây là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Chính nhờ vào sự thẳng thắn, trao đổi và môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ giữa các đồng nghiệp với nhau trong trung tâm mà thái độ làm việc, cách nhìn nhận đối với TKT luôn theo chiều hướng tích cực. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự thân thiết, cởi mở giữa các CB, NV và TKT trong quá trình học tập và sinh sống tại trung tâm.

Hoạt động của CB, NV tại trung tâm rất được chú trọng và tạo điều kiện để họ có thể được phát huy khả năng của mình. Các CB, NV hầu hết đều rất nhiệt tâm với công việc, mặc dù có những lúc họ có suy nghĩ muốn bỏ việc vì những khó khăn do công việc mang lại. Một trong những khó khăn đó là thiếu trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy theo từng loại khuyết tật riêng biệt.

“Lúc mới bắt đầu thì cảm thấy khó khăn quá, nhiều khi cảm thấy chán nản mà muốn bỏ việc. Bản thân cảm thấy mình thiếu kiến thức giảng dạy về trẻ khuyết tật” (PVS nữ, 32 tuổi, giáo viên phục hồi chức năng)

Trong số những giáo viên giảng dạy tại trung tâm, người được đào tạo chuyên ngành về giáo dục TKT rất ít, hầu như các CB, NV đều chỉ mới được học qua các lớp tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ. Thông thường các giáo viên có nhiều kinh nghiệm lâu năm sẽ hướng dẫn, chỉ dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho những giáo viên trẻ trong việc việc dạy và giao tiếp với TKT trong quá trình dạy và học, trong những buổi họp và giao ban… Trong vấn đề thiết kế giáo án và tìm hiểu phương pháp cho các loại tật chưa được đa dạng, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và áng chừng theo mẫu chung của Bộ giáo dục. Điều này đã ảnh hưởng một phần đến chất lượng đánh giá về từng loại khuyết tật và đánh giá khả năng học tập, năng khiếu của TKT.

“Thật sự thì nhiều giáo viên chưa được huấn luyện bài bản về phương pháp giảng dạy với các loại tật khác nhau, chủ yếu là qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng kinh nghiệm thôi. Về tài liệu giảng dạy thì vẫn chưa nhiều, chủ yếu là do mọi người chủ động tìm hiểu và linh hoạt trong cách dạy” (Thảo luận nhóm cán bộ, nhân viên)

Các thầy, cô giáo đều rất tâm huyết với nghề của mình và tìm các phương án nhằm nâng cao tay nghề cho các em, cố gắng giúp đỡ các em vào các cơ sở làm việc nếu có cơ hội. Ví dụ như trong dạy thêu, vì nhu cầu thị trường bị thu hẹp nhưng có một số trẻ lại rất có năng khiếu trong lĩnh vực này nên các CB, NV đã cố gắng tìm cách tìm đầu ra cho các em.

“Trung tâm cũng đang tìm cách, tìm các cơ sở, cửa hiệu cần nhân công giỏi trong lĩnh vực thêu thùa, liên hệ các đơn đặt hàng cho các em” (Thảo luận nhóm cán bộ, nhân viên).

“Trung tâm còn kết hợp giữa may mặc và thêu thùa, cùng tìm hiểu những kiểu mẫu đẹp, rồi thêm thắt một số chi tiết để áo nhìn thêm tinh xảo” (Thảo luận nhóm cán bộ, nhân viên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thái độ, tư tưởng của các CB, NV đối với các em đều có sự bình đẳng và xem các em như những đứa trẻ bình thường. Đối với họ, tuyệt đối không thể

dùng ánh mắt thương hại để nhìn nhận hay sự mất kiên nhẫn trong ứng xử, dạy dỗ các em.

“TKT rất mẫn cảm nên chỉ cần một chút sơ sót thì cũng sẽ khiến các em bị tổn thương và dễ dàng thu mình, không đoái hoài đến việc học hay không còn cởi mở” (PVS nữ, 42 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – phục hồi chức năng)

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 79)