Chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 39)

Đảng và Nhà nước ta đã có những văn bản, chính sách hỗ trợ cho TKT như: - Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ người khuyết tật được nêu tại Điều 59 và 67.

- Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ luật lao động, chương IX, mục 4: Lao động là người khuyết tật với các điều 176, 177, 178.

- Luật Đào tạo Nghề (năm 2006): Chương VII quy định về việc dạy nghề cho người khuyết tật.

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004: Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nghị định 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có người khuyết tật.

Trong số những văn bản, chính sách, pháp lý trên, Luật về người khuyết tật ban hành vào năm 2010 (Luật số 51/2010/QH12 của Quốc hội) là một bước tiến lớn trong việc triển khai các văn bản, chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật khi nó có một cái nhìn tổng quát hỗ trợ người khuyết tật nói chung

và trẻ em khuyết tật nói riêng trên tất cả mọi lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề và việc làm, văn hóa, giải trí, du lịch, thể thao….

Trong số những hoạt động hỗ trợ trên, trẻ em khuyết tật cũng có những quy định riêng như trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia hoạt động xã hội. Ví dụ như:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành về chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học;

Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, kết hợp với vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học;

Hỗ trợ các em học nghề, việc làm, bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề, việc làm tại gia đình và nơi cư trú; xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề gắn với tạo việc làm; liên kết với doanh nghiệp, vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thử nghiệm mô hình này ở một số địa phương;

Thực hiện tập huấn cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở, về nội dung, phương pháp chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, công tác xã hội, phương pháp và kỹ năng công tác xã hội.

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Một vài nét sơ lược về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Tỉnh Nghệ An của Tỉnh Nghệ An

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18°33' đến 20°00' vĩ độ Bắc và từ 103°52' đến 105°48' kinh độ Đông. Phía

Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông. Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối.

Hiện nay dân số tỉnh Nghệ An hơn 3 triệu người. Tỉ lệ dân số dưới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15-59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước).

+ Trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh đã phổ cập tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1998, đang phấn đấu phổ cập trung học cơ sở.

+ Nguồn lao động dồi dào, trên 1.5 triệu người. Trong đó làm việc trong các ngành kinh tế là 1.38 triệu người. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung trên 3 vạn người. Tỷ lệ lao động được đào tạo khoảng 15%. Toàn tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 người có trình độ đại học, 14.000 người có trình độ cao đẳng, 60.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp [46].

Nghệ An là một trong những tỉnh có số TKT nhiều nhất cả nước nhưng lại chưa có một trung tâm nuôi dạy TKT có quy mô và được đầu tư theo đúng nghĩa về mặt cơ cơ sở vật chất lẫn ưu đãi cho các em. Theo thống kê, Nghệ An có 68.679 nghìn người cao tuổi, 203.864 nghìn người khuyết tật chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh, 824.782 trẻ em trong đó có 32.524 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như:

Trẻ em mồ côi bị bỏ rơi: 17.122 em; Trẻ em khuyết tật, tàn tật: 12.978 em; Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS: 61 em; Trẻ em lang thang: 59 em; Trẻ em bị xâm hại tình dục: 135 em; Trẻ em nghiện ma túy: 97 em; Trẻ em vi phạm pháp luật bị đưa vào trường giáo dưỡng: 458 em; Trẻ em bin nhiễm chất độc hóa học: 1088Trẻ em phải làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại nguy hiểm và làm việc xa gia đình là: 526 em [42].

Cũng theo báo cáo của trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An, năm 2010 toàn tỉnh Nghệ An có hơn 200.000 nghìn người khuyết tật và trẻ khuyết tật, là một trong những tỉnh có tỷ lệ người khuyết tật và trẻ mồ côi lớn trong cả nước. Trong số đó có 4657 TKT trong độ tuổi có thể theo học hòa nhập trong các trường học cơ sở bình thường. Trong đó, số trẻ em tham gia học hòa nhập là 3788 em chiếm tỉ lệ 81%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong số 81% trẻ theo học hòa nhập thì chỉ khoảng 1/3 trẻ thực sự hòa nhập được cùng các bạn. Còn 19% trẻ khuyết tật nặng thì vận động theo học tại trung tâm giáo dục và dạy nghề cho người tàn tật Nghệ An

1.4.2. Một số nét cơ bản về Trung tâm giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An tàn tật Nghệ An

Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An được thành lập vào năm 1979, tên gọi ban đầu là trường tật học I Nghệ Tĩnh tại nhà thờ Tống Nho Liêm, phường Đội Cung, TP Vinh, Nghệ An. Năm 1998, sau khi sát nhập hai sở là sở Lao động và Sở thương binh thành Sở Lao động – Thương binh và xã hội thì trường đã chuyển địa điểm đến Xóm 8, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An, sau đó đổi tên thành Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An. Mô hình hoạt động của trung tâm gồm có tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp cho người tàn tật, tư vấn việc làm cho người tàn tật, tập huấn hướng dẫn cho giáo viên dạy nghề cho người tàn tật.

Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An thực hiện theo quyết định số 2729/QĐ.UB ngày 10/7/2008 của UBND Tỉnh Nghệ An:

Tổ chức tuyển sinh, dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp cho người tàn tật, tư vấn việc làm, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề người tàn tật. Trung tâm tổ chức các hoạt động dạy và học như kiểm tra, cấp

chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.

Trung tâm mở rộng liên kết đào tạo nghề phù hợp với đối tượng, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học nghề.

Tổ chức dạy văn hóa cho học sinh tại trung tâm hiện đang còn học văn hóa đến hết bậc tiểu học, sau này chuyển sang đào tạo nghề.

Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật.

Phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, phòng chống các tệ nạn xã hội. Giữ vững an ninh, trật tự an toàn trong toàn trung tâm.

Trung tâm là cơ sở xã hội dành cho người tàn tật lớn nhất của Tỉnh, hàng năm trung tâm đã tiếp nhận các trường hợp khuyết tật theo quy định được tham gia và giáo dục văn hóa, dạy nghề cho các trường hợp, tạo điều kiện cho người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng cơ hội được làm việc và hòa nhập cộng đồng sau khi rời khỏi trung tâm, giúp họ có thể tự lập trong sinh hoạt và có khả năng tự nuôi sống bản thân với ngành nghề đã được đào tạo.

CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƢỜI

TÀN TẬT NGHỆ AN

2.1. Nguyên tắc hoạt động của trung tâm trong các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng khuyết tật hòa nhập cộng đồng

2.1.1. Quan điểm, tƣ tƣởng của trung tâm trong hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng

Dựa vào lý thuyết quản trị trong công tác xã hội khi hoạt động trong một cơ sở an sinh xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng nền tảng triết lý (hay được xem là nguyên tắc nghề nghiệp) của các hoạt động hỗ trợ TKT và nguyên tắc làm việc của CB, NV hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa nhân văn của ngành Công tác xã hội. Những nguyên tắc ấy được thể hiện như sau:

- Khi giúp đỡ TKT, cá nhân phải có động cơ đặc biệt thúc đẩy từ bên trong tâm hồn, có một cái tâm thật sự để có thể cống hiến sự nhiệt tình, hăng say trong việc dạy dỗ các em.

Đã xác định vào trung tâm dạy học cho các em, người giáo viên phải có cái tâm, sự kiên nhẫn và thật lòng yêu thương các em thì mới có thể trụ lại được” (PVS nữ, 39 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

- Người CB, NV trong trung tâm phải có chuyên môn đặc biệt và thường xuyên cập nhật hóa những kiến thức chuyên môn, cũng như những tin tức mới nhất trong lĩnh vực khoa học.

“Trung tâm cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các thầy, cô giáo đi học nâng cao năng lực khi có điều kiện, nhất là những lớp tập huấn đào tạo kỹ năng mềm hay các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn. Trung tâm cũng có những buổi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của một số trung tâm khác” (PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

- Người CB, NV phải có một cách nhìn bao dung và chấp nhận đối với các em, nhất là khi phải đối diện những nét khác biệt hoàn toàn độc đáo của trẻ. Do đó, thái độ cơ bản của chúng ta là tìm hiểu, lắng nghe, đón nhận… hơn là áp đặt, cưỡng bức trẻ và tôn trọng tính cách cá biệt của mỗi trẻ.

“Dạy cho các con, nhất là các con khuyết tật trí tuệ, tự kỷ, người nhân viên phải rất kiên nhẫn, phải hiểu đặc tính của mỗi con trong giao tiếp và bỏ qua những hành vi kỳ lạ của các con, có những hành vi phải uốn nắn từ từ, một hành động được lặp đi lặp lại để các con có thể nhớ và làm theo. Chỉ như vậy thôi đối với mỗi giáo viên đã là một thành công rồi” (PVS nữ, 43 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

- Người CB, NV phải có khả năng đặt mình vào vị trí của các em để hiểu các em, tạo an toàn cho các em, nhất là bằng cách tiên liệu và chuẩn bị những thay đổi trong chương trình sinh hoạt hằng ngày.

“Khi dạy cho các em, chúng tôi cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của các em để có thể hiểu các em hơn, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi cho các em. Thật ra các em rất mẫn cảm, chỉ cần một chút sơ sót trong cách xử sự thôi cũng đã khiến các em tủi thân rồi” (PVS nam, 30 tuổi, Giáo viên mộc dân dụng)

- Trong các hoạt động trợ giúp, người CB, NV phải thường xuyên lượng giá mức độ học tập và hiểu biết của trẻ em. Từ đó, có những thay đổi thích hợp, nhằm tránh và xử lý kịp thời khi trẻ em có những dấu hiệu lo lắng và rối loạn.

- Người CB, NV trong trung tâm cũng thường xuyên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và trau dồi kỹ năng, sáng tạo và học hỏi những kỹ năng mới trong việc giáo dục và dạy nghề cho trẻ.

“Các thầy cô trong trường cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm của bản thân và giới thiệu cho nhau khi có một tài liệu mà người khác đang cần

để phục vụ cho việc dạy học. Khi có những lớp tập huấn thì một số thầy cô đã được tập huấn trước đó sẽ nhường suất học ấy cho những người khác” (PVS nam, 27 tuổi, Giáo viên dạy tin)

- Trung tâm cố gắng liên hệ, giới thiệu và tìm kiếm việc làm cho các em sau khi các em rời khỏi trung tâm.

“Cái quan trọng là sau khi các em được đào tạo nghề xong, các em sẽ được nhận vào đâu. Nhờ vào chính sách của Nhà nước và truyền thông rộng rãi nên việc trẻ khuyết tật được nhận vào các doanh nghiệp đã dễ dàng hơn so với trước đây. Nhiều doanh nghiệp cùng trung tâm đã có sự trao đổi và nhận một số TKT vào các công ty của họ khi các e rời khỏi trung tâm” (PVS nam, 33 tuổi, Phòng tư vấn việc làm)

Như vậy, tư tưởng và quan điểm của trung tâm trong các hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng đều cho rằng cái tâm của những người làm việc với trẻ là quan trọng nhất, tiếp đó là sự quan tâm, chăm sóc và trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề giáo dục và dạy nghề cho TKT. Theo trung tâm, để TKT có thể tiến bộ, cần có sự kết nối giữa các CB, NV, gia đình và cộng đồng lại với nhau. Các cán bộ, nhân viên cần có sự linh động, đổi mới thường xuyên và thích nghi với những nhu cầu của trẻ em.

2.1.2. Mục đích của trung tâm:

Trong mô hình hoạt động hỗ trợ cho TKT hòa nhập cộng đồng của trung tâm, mục đích chính là giúp cho TKT có thể học tập và phục hồi được các chức năng mà trẻ đang bị khiếm khuyết. Trẻ được đào tạo nghề để có một tay nghề, một lĩnh vực mà trẻ có thể áp dụng để nuôi sống bản thân sau này và tiến tới mục đích lớn nhất là giúp trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng. Các mục tiêu mà trung tâm đặt ra trong mô hình cũng nhằm hướng đến mục đích cuối cùng này.

“Mô hình mà trung tâm đang thực hiện này giúp cho nhiều TKT đang sống tại trung tâm có thể biết cách tự lập hơn trong cuộc sống, dạy cho các cháu một cái nghề để các cháu có thể dựa vào nó kiếm sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Chỉ cần nhìn thấy các cháu sống vui vẻ, đối với trung tâm đó là niềm hạnh phúc lớn nhất”(PVS ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

“Mục đích mà trung tâm hướng tới là giáo dục, dạy nghề cho các em, giúp các em có một môi trường học tập và giao lưu bạn bè đồng trang lứa, ở đây các em vừa được học bổ túc và được học nghề và làm quen với nhiều bạn đồng cảnh ngộ” (PVS nữ, 39 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

2.1.3. Mục tiêu của trung tâm

Các mục tiêu được xác định rất rõ ràng và cụ thể:

- Hỗ trợ từng cá nhân khuyết tật để trẻ có thể phát huy được tiềm năng của mình ở mức cao nhất khi sống và học tập tại trung tâm trong vấn đề học tập và đào tạo nghề.

“Khi trẻ vào trung tâm, trước hết các em sẽ được làm quen với các khu

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 39)