Lý thuyết Quản trị Công tác xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 31)

Quản trị: Được Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định và

đạt các mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác” [35]. Nó được xem là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt các mối quan hệ giữa và trong những người cùng làm việc để đạt các mục tiêu chung trong một tổ chức [26]. Nó là một tiến trình liên tục hướng tới sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức.

Quản trị xã hội: Theo Halan [31], chú trọng vào các chính sách, hoạch

định và quản trị hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những nhu cầu an sinh xã hội. Nói chung, quản trị xã hội nói tới quản trị trong các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác.

Quản trị an sinh xã hội: Đề cập cụ thể hơn tới các tiến trình quản trị

trong một cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch của cơ sở và việc thực hiện bằng các chương trình và dịch vụ cho từng nhóm thân chủ cụ thể. Đây cũng được xem như là quản trị cơ sở xã hội [25].

Quản trị Công tác xã hội: là một phương pháp của CTXH có liên quan

tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân. Người ta cho rằng khi chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà

quản trị CTXH áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp CTXH vào tiến trình quản trị. Theo Walter Friedlander, quản trị CTXH là một phương pháp của CTXH dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của CTXH là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu của con người[29].

Skidmore tóm tắt quản trị CTXH là “hành động của đội ngũ nhân sự sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việc cung ứng các dịch vụ xã hội” [22]

Quản trị CTXH là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu quả của các chương trình hoạt động CTXH nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện xã hội được tốt hơn.

Quản trị CTXH cung cấp nền tảng để thực hành CTXH liên quan đến các chức năng của cơ sở xã hội. Chất lượng thực hành CTXH phần lớn phụ thuộc vào cách quản trị ngành CTXH.

Quản trị CTXH có những đặc điểm cơ bản sau:

1. Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản trị tổng quát.

2. Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của CTXH, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở.

3. Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng 4. Quản trị CTXH là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu

biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người.

5. Các phương pháp CTXH không chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản trị và các mối quan hệ với nhân viên.

Các hoạt động của Quản trị:

Theo Trecker những hoạt động chủ yếu thuộc về trách nhiệm quản trị bao gồm: [30]

1. Khảo sát cộng đồng

2. Xác định mục đích của cơ sở để chọn lựa

3. Cung cấp các nguồn tài chính, lập ngân sách và kế toán

4. Triển khai các chính sách của cơ sở, các chương trình và biện pháp thực hiện

5. Làm việc với ban lãnh đạo cơ sở, nhân viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, ban điều hành, các ủy ban chuyên môn và những người tình nguyện

6. Cung cấp và bảo trì máy móc, thiết bị và vật dụng hàng hóa

7. Triển khai kế hoạch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ hiệu quả với cộng đồng và các chương trình tăng cường sự hiểu biết với cộng đồng.

8. Giữ gìn đầy đủ và chính xác các tư liệu hoạt động và nhân sự, kế hoạch và tổ chức nghiên cứu khảo sát.

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết quản trị trong CTXH để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khái quát nhất với cách thức tổ chức của cơ sở ra sao, hoạt động của nó nhằm mục đích gì, triết lý hoạt động của cơ sở đó ra sao.

Việc ứng dụng Lý thuyết quản trị CTXH vào nghiên cứu sẽ giúp ta phân định được các kiểu cơ sở khác nhau và nắm rõ được cách điều hành, tổ chức của cơ sở đó.

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)