Nguyên tắc hoạt động của trung tâm trong các hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 44)

khuyết tật hòa nhập cộng đồng

2.1.1. Quan điểm, tƣ tƣởng của trung tâm trong hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng

Dựa vào lý thuyết quản trị trong công tác xã hội khi hoạt động trong một cơ sở an sinh xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng nền tảng triết lý (hay được xem là nguyên tắc nghề nghiệp) của các hoạt động hỗ trợ TKT và nguyên tắc làm việc của CB, NV hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa nhân văn của ngành Công tác xã hội. Những nguyên tắc ấy được thể hiện như sau:

- Khi giúp đỡ TKT, cá nhân phải có động cơ đặc biệt thúc đẩy từ bên trong tâm hồn, có một cái tâm thật sự để có thể cống hiến sự nhiệt tình, hăng say trong việc dạy dỗ các em.

Đã xác định vào trung tâm dạy học cho các em, người giáo viên phải có cái tâm, sự kiên nhẫn và thật lòng yêu thương các em thì mới có thể trụ lại được” (PVS nữ, 39 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

- Người CB, NV trong trung tâm phải có chuyên môn đặc biệt và thường xuyên cập nhật hóa những kiến thức chuyên môn, cũng như những tin tức mới nhất trong lĩnh vực khoa học.

“Trung tâm cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các thầy, cô giáo đi học nâng cao năng lực khi có điều kiện, nhất là những lớp tập huấn đào tạo kỹ năng mềm hay các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn. Trung tâm cũng có những buổi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của một số trung tâm khác” (PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

- Người CB, NV phải có một cách nhìn bao dung và chấp nhận đối với các em, nhất là khi phải đối diện những nét khác biệt hoàn toàn độc đáo của trẻ. Do đó, thái độ cơ bản của chúng ta là tìm hiểu, lắng nghe, đón nhận… hơn là áp đặt, cưỡng bức trẻ và tôn trọng tính cách cá biệt của mỗi trẻ.

“Dạy cho các con, nhất là các con khuyết tật trí tuệ, tự kỷ, người nhân viên phải rất kiên nhẫn, phải hiểu đặc tính của mỗi con trong giao tiếp và bỏ qua những hành vi kỳ lạ của các con, có những hành vi phải uốn nắn từ từ, một hành động được lặp đi lặp lại để các con có thể nhớ và làm theo. Chỉ như vậy thôi đối với mỗi giáo viên đã là một thành công rồi” (PVS nữ, 43 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

- Người CB, NV phải có khả năng đặt mình vào vị trí của các em để hiểu các em, tạo an toàn cho các em, nhất là bằng cách tiên liệu và chuẩn bị những thay đổi trong chương trình sinh hoạt hằng ngày.

“Khi dạy cho các em, chúng tôi cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của các em để có thể hiểu các em hơn, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi cho các em. Thật ra các em rất mẫn cảm, chỉ cần một chút sơ sót trong cách xử sự thôi cũng đã khiến các em tủi thân rồi” (PVS nam, 30 tuổi, Giáo viên mộc dân dụng)

- Trong các hoạt động trợ giúp, người CB, NV phải thường xuyên lượng giá mức độ học tập và hiểu biết của trẻ em. Từ đó, có những thay đổi thích hợp, nhằm tránh và xử lý kịp thời khi trẻ em có những dấu hiệu lo lắng và rối loạn.

- Người CB, NV trong trung tâm cũng thường xuyên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và trau dồi kỹ năng, sáng tạo và học hỏi những kỹ năng mới trong việc giáo dục và dạy nghề cho trẻ.

“Các thầy cô trong trường cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm của bản thân và giới thiệu cho nhau khi có một tài liệu mà người khác đang cần

để phục vụ cho việc dạy học. Khi có những lớp tập huấn thì một số thầy cô đã được tập huấn trước đó sẽ nhường suất học ấy cho những người khác” (PVS nam, 27 tuổi, Giáo viên dạy tin)

- Trung tâm cố gắng liên hệ, giới thiệu và tìm kiếm việc làm cho các em sau khi các em rời khỏi trung tâm.

“Cái quan trọng là sau khi các em được đào tạo nghề xong, các em sẽ được nhận vào đâu. Nhờ vào chính sách của Nhà nước và truyền thông rộng rãi nên việc trẻ khuyết tật được nhận vào các doanh nghiệp đã dễ dàng hơn so với trước đây. Nhiều doanh nghiệp cùng trung tâm đã có sự trao đổi và nhận một số TKT vào các công ty của họ khi các e rời khỏi trung tâm” (PVS nam, 33 tuổi, Phòng tư vấn việc làm)

Như vậy, tư tưởng và quan điểm của trung tâm trong các hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng đều cho rằng cái tâm của những người làm việc với trẻ là quan trọng nhất, tiếp đó là sự quan tâm, chăm sóc và trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề giáo dục và dạy nghề cho TKT. Theo trung tâm, để TKT có thể tiến bộ, cần có sự kết nối giữa các CB, NV, gia đình và cộng đồng lại với nhau. Các cán bộ, nhân viên cần có sự linh động, đổi mới thường xuyên và thích nghi với những nhu cầu của trẻ em.

2.1.2. Mục đích của trung tâm:

Trong mô hình hoạt động hỗ trợ cho TKT hòa nhập cộng đồng của trung tâm, mục đích chính là giúp cho TKT có thể học tập và phục hồi được các chức năng mà trẻ đang bị khiếm khuyết. Trẻ được đào tạo nghề để có một tay nghề, một lĩnh vực mà trẻ có thể áp dụng để nuôi sống bản thân sau này và tiến tới mục đích lớn nhất là giúp trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng. Các mục tiêu mà trung tâm đặt ra trong mô hình cũng nhằm hướng đến mục đích cuối cùng này.

“Mô hình mà trung tâm đang thực hiện này giúp cho nhiều TKT đang sống tại trung tâm có thể biết cách tự lập hơn trong cuộc sống, dạy cho các cháu một cái nghề để các cháu có thể dựa vào nó kiếm sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Chỉ cần nhìn thấy các cháu sống vui vẻ, đối với trung tâm đó là niềm hạnh phúc lớn nhất”(PVS ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

“Mục đích mà trung tâm hướng tới là giáo dục, dạy nghề cho các em, giúp các em có một môi trường học tập và giao lưu bạn bè đồng trang lứa, ở đây các em vừa được học bổ túc và được học nghề và làm quen với nhiều bạn đồng cảnh ngộ” (PVS nữ, 39 tuổi, giáo viên dạy văn hóa – Phục hồi chức năng)

2.1.3. Mục tiêu của trung tâm

Các mục tiêu được xác định rất rõ ràng và cụ thể:

- Hỗ trợ từng cá nhân khuyết tật để trẻ có thể phát huy được tiềm năng của mình ở mức cao nhất khi sống và học tập tại trung tâm trong vấn đề học tập và đào tạo nghề.

“Khi trẻ vào trung tâm, trước hết các em sẽ được làm quen với các khu vực trong trung tâm trước, rồi sau đó sẽ được học bổ túc văn hóa. Sau khi học xong văn hóa các em sẽ được tìm hiểu để xem các em phù hợp với ngành nghề nào, tất nhiên nó cũng phải dựa trên nguyện vọng mà các em mong muốn” (PVS nam, 32 tuổi, giáo viên dạy tin)

- Giúp cho trẻ có một tay nghề vững chắc và hỗ trợ một phần trong vấn đề tìm kiếm việc làm cho TKT

- Giúp trẻ phát huy tính cách cá nhân, giúp trẻ có thể tự ra các quyết định và bày tỏ quan điểm của mình.

- Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ có thể tự lập trong sinh hoạt hàng ngày

“Khi chăm sóc các em, chúng tôi cố gắng làm sao để các em có thể nhanh chóng thích ứng được với môi trường mới, dạy cho các em tự sinh hoạt cá nhân ra sao vì khi ở nhà các em thường được người khác giúp đỡ hoặc có cách làm khác với môi trường ở đây” (PVS nữ, 40 tuổi, nhân viên phụ trách sinh hoạt nội trú)

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ giao lưu giữa các trung tâm và cộng đồng vào các sự kiện, giúp các em tự tin khi tiếp xúc với đám đông, cộng đồng.

2.1.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại trung tâm

Bảng 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm

* Về cơ cấu tổ chức, trung tâm gồm có:

 Phòng tổ chức hành chính phục vụ

 Phòng giáo dục văn hóa – phục hồi chức năng

 Phòng hướng nghiệp – dạy nghề

 Phòng tư vấn việc làm * Về đội ngũ CB, NV hiện nay:

Ban lãnh đạo Phòng tổ chức hành chính quản trị Phòng Giáo dục Văn hóa – Phục hồi chức năng Phòng Tư vấn - việc làm Phòng Hướng nghiệp – dạy nghề

Đội ngũ CB, NV trong trung tâm gồm có giám đốc và phó giám đốc; các trưởng phòng và phó phòng, giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy văn hóa; nhân viên hành chính – phục vụ. Đội ngũ CB, NV trong trung tâm gồm có 48 người, trong đó có 17 nam và 31 nữ (biên chế 41 người, hợp đồng 7). Trình độ chuyên môn của đội ngữ CB, NV gồm 10 người bậc đại học; cao đẳng có 8 người; trung cấp kỹ thuật có 18 người và sơ cấp phục vụ có 12 người.

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các CB, NV của trung tâm đều chỉ có chuyên môn đào tạo về giáo dục trẻ bình thường. Họ nhận công tác tại trung tâm và sau đó mới được tập huấn thêm về các kỹ năng chuyên ngành về giáo dục TKT

2.1.5. Đối tƣợng tham gia mô hình trong trung tâm

Hầu hết đối tượng tham gia mô hình đều là TKT, năm 2012, trung tâm đã thực hiện công tác khám tuyển tiếp nhận được 67 học sinh đúng đối tượng, đảm bảo các thủ tục hồ sơ, đưa số lượng quản lý là 228 em (tiếp nhận mới 67 em, chuyển tiếp là 161 em). Trong đó nam: 110 em, nữ 118 em.

Bảng 3: Sơ đồ trẻ khuyết tật đƣợc nhận vào trung tâm

TKT được nhận vào trung tâm

Gia đình dân tộc thiểu số

Gia đình nông dân, khó khăn

Hộ nghèo

Gia đình công chức, buôn bán Diện chính sách Không thuộc diện chính

Trong đó, các em thuộc diện con gia đình dân tộc thiểu số, thương binh và bệnh binh là 12 em, con gia đình nông dân, hộ nghèo là 158 em, con gia đình cán bộ, công chức là 42 em, con các gia đình thuộc thành phần khác là 16 em. Trong đó có một số đối tượng do yêu cầu, nguyện vọng của nhiều gia đình có con là TKT không nằm trong diện ưu tiên mong được trung tâm tạo điều kiện giáo dục con em đã được nhận vào trung tâm. Tuy nhiên những trường hợp này hầu hết đều chỉ học tại trung tâm và được đưa đi đón về sau mỗi buổi học.

“Bình thường trung tâm chỉ nhận các cháu theo diện chính sách ưu tiên vào trung tâm thôi, nhưng thời gian gần đây nhiều gia đình có trẻ khuyết tật cũng mong muốn cho con em của họ được vào học. Đại diện của các gia đình đã nói chuyện với ban lãnh đạo về vấn đề này, nhận thấy đây cũng là một yêu cầu cấp thiết, trung tâm đã xin ý kiến chỉ thị của Tỉnh về trường hợp này. Tỉnh đã đồng ý cho phép trung tâm mở lớp với điều kiện là chi phí tự đóng góp” (PVS Ban lãnh đạo, nam, 45 tuổi, Phó giám đốc trung tâm)

“Cũng may là trung tâm tạo điều kiện, mở lớp để chúng tôi còn có nơi mà đưa cháu đến học, ở nhà nhiều, mình không biết dạy, nó càng ngày càng không biết gì, đi học rồi cũng thấy nó có tiến bộ hơn” (PVS GĐ, nữ, 32 tuổi, buôn bán nhỏ)

Phân loại khuyết tật thì trung tâm có 141 em là tật khiếm thính, 42 em tật vận động, các loại tật khác là 45 em. Độ tuổi của trẻ khuyết tật vào học trong trung tâm: từ 12 đến 15 tuổi là 69 em, từ 16 đến 18 tuổi là 109 em và từ 19 tuổi trở lên là 50 em.

2.1.6. Ngân sách hoạt động

Trung tâm hoạt động hoàn toàn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, trong đó Nhà nước trợ cấp 360.000đ/học sinh/tháng và gia đình đóng góp 140.000đ/tháng cho chi phí ăn ở của các em. Do đó, mọi hình

thức thu chi cho từng hoạt động như giáo dục, dạy nghề, chi phí cho trang thiết bị, hoạt động văn hóa… đều tuân thủ theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh nguồn ngân sách chủ yếu từ Nhà nước, trung tâm còn có nguồn hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân hảo tâm đóng góp vào quỹ duy trì cho hoạt động của trung tâm được tốt hơn. Nguồn ngân sách này tuy không nhiều và ổn định nhưng nó cũng giúp đỡ trung tâm rất nhiều trong các hoạt động như mua thêm máy móc, thiết bị dạy học, sách vở cho trẻ…

2.2. Hoạt độnghỗ trợ trẻ khuyết tật trong trung tâm:

Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng của trung tâm gồm có bốn hoạt động chính: Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng TKT; Hoạt động giáo dục văn hóa – phục hồi chức năng; Hoạt động hướng nghiệp – dạy nghề; Hoạt động tư vấn việc làm. Bốn hoạt động này có sự kết nối chặt chẽ trong việc theo dõi sự tiến bộ và phát triển của từng cá nhân TKT trong trung tâm để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho những bước tiến cụ thể của trẻ. Mô hình hoạt động này có sự ứng dụng rõ nét của quản trị theo hướng công tác xã hội, nó đã được thể hiện trong các hoạt động trợ giúp TKT cụ thể như trong việc chăm sóc, quản lý tài chính, nuôi dưỡng, giáo dục và dạy nghề.

2.2.1. Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật là một trong những hoạt động cơ bản của trung tâm. Trung bình thời gian mỗi trẻ sinh hoạt nội trú từ 5 đến 7 năm, với đối tượng nhận nuôi dạy dài hạn thì độ tuổi tiếp nhận phải trên 10 tuổi với điều kiện trẻ đã có ý thức có thể tự lo sinh hoạt cá nhân. Tại đây, trung tâm thực hiện việc tuyển sinh, quản lý số lượng TKT theo các hình thức là thường xuyên, hằng quý và hằng năm. Trung tâm trực tiếp đến các huyện, thành để tuyển sinh và tuyển sinh tại trung tâm.

“Thực hiện theo chỉ thị đề ra của Tỉnh nhằm theo dõi sát sao tình hình thực tế, trung tâm đã yêu cầu một số cán bộ đến các huyện, vùng núi xa xôi để

tìm hiểu rõ hơn một số trường hợp có trẻ khuyết tật có đủ điều kiện mà vì những lí do khác nhau mà gia đình đã không cho trẻ đi học, sau khi xác định mức độ của đối tượng, các nhân viên sẽ nói rõ quan điểm và thuyết phục gia đình cho trẻ theo học tại trung tâm”(PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

“Đối với những trường hợp tuyển sinh tại trung tâm là những gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên mà đến tận trung tâm đưa đơn nguyện vọng thì chỉ cần đúng thủ tục giấy tờ thì sẽ được nhận vào trung tâm. Năm nay trung tâm đang mở thí điểm một lớp học văn hóa dạy trẻ khuyết tật dành cho những gia đình mong muốn được cho trẻ vào học theo hình thức đưa đi, đón về sau mỗi buổi học” (PVS Ban lãnh đạo trung tâm, nam, 45 tuổi)

Hiện tại, trung tâm đang quản lý 177 em nội trú và 51 em ngoại trú, công tác rèn luyện nề nếp ăn ở, sinh hoạt học tập được thực hiện tương đối tốt. Việc quản lý sinh hoạt trong trung tâm được thực hiện khá tốt với các hình thức như quản sinh làm nhiệm vụ giám sát trực tiếp, nắm chắc diễn biến sinh hoạt hàng ngày để có những biện pháp ngăn ngừa những biểu hiện xấu nảy sinh, lập các đội tự quản trong học sinh, bảo vệ đôn đốc duy trì học sinh ăn ở đi vào nề nếp.

“Việc quản lý, phụ trách ăn ở cho các con ở trung tâm thì được chúng tôi phụ trách, cùng một số cán bộ, nhân viên khác kiêm nhiệm làm thêm. Để quản lý sát sao hơn tình hình của các con thì chúng tôi có lập thêm các đội tự quản, các con đã sinh hoạt ở trung tâm từ trước thì có nhiệm vụ giúp

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)