Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 94)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ ươm tạo. Vườn ươm phải có được nhóm cán bộ quản lý vườn ươm giỏi và giàu kinh nghiệm.

Nhóm quản lý vườn ươm cần phải được bù đắp thoả đáng, đó là chế độ lương, thưởng và được tham gia các khoá đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp

cận các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất với công nghệ hiện đại nhất. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách hạn chế nên các cơ sở ươm tạo không có điều kiện để chi

trả cho các cán bộ ươm tạo nguồn lương, thưởng phù hợp. Do đó, nhà nước

cần có chế độ, chính sách hỗ trợ nguồn kinh phí để vườn ươm nâng cao mức lương, thưởng cho cán bộ.

Thứ hai, phát triển tinh thần doanh nhân. Nhà nước phải đưa ra nhiệm

vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động ươm tạo nói riêng là tinh thần doanh nhân. Cần khuyến khích tinh

thần doanh nhân bằng các biện pháp chính sách về cải cách hệ thống đào tạo đại học nhất là đào tạo nghề, các chương trình hỗ trợ phát triển tinh thần doanh nhân (chương trình giảng dạy, các tổ chức trung gian hỗ trợ) để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ khoa học có tinh thần doanh nhân.

Thứ ba, đưa cán bộ ra nước ngoài học tập kinh nghiệm. Các doanh

nhân công nghệ ở trong nước phải được khuyến khích đi ra nước ngoài và tiến

hành hợp tác nghiên cứu theo hợp đồng để tăng cường tiếp cận các hệ thống

Nghiên cứu và triển khai quốc tế. Do vậy, những liên kết và hoạt động hợp tác

xuyên quốc gia và giữa các nước với nhau cần được khuyến khích.

Nguồn nhân lực phải được đào tạo bài bản nhằm nắm bắt được kiến

thức, kinh nghiệm của các nước ngoài. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ

việc ăn, ở, đi lại tại nơi học tập. Các cán bộ được tham gia đào tạo phải đảm

nhiệm các nhiệm vụ tại nước ngoài theo đúng vị trí mà họ thực hiện tại cơ

quan mình. Có như vậy, việc đào tạo mới có hiệu quả.

Doanh nghiệp trong trường đại học:Nhà trường cũng như nhà nước

93

có điều kiện thực hiện việc thành lập doanh nghiệp riêng và thương mại hóa

thành quả nghiên cứu khoa học của mình với sự hỗ trợ của vườn ươm. Có như

vậy, việc phát triển vườn ươm sẽ tốt hơn do sự hợp tác chặt chẽ của trường và doanh nghiệp. Các cán bộ trong trường vẫn được tạo điều kiện để biệt phái

sang nắm giữ chức vụ quản lý điều hành công ty. Đồng thời, họ có thể ký hợp đồng hưởng phụ cấp với công ty (với tư cách cố vấn kỹ thuật) trong khi vẫn

làm việc và hưởng lương từ nhà trường.

Để có thể là cầu nối của trường và doanh nghiệp, vườn ươm cần có

nhiều doanh nghiệp sinh ra từ trường. Để có đuợc điều đó, cần có những

chính sách hỗ trợ thực sự và tạo điều kiện để chính cán bộ và sinh viên của trường có thể thành lập các doanh nghiệp riêng của mình. Gợi suy từ mô hình doanh nghiệp trong các trường đại học của một số nước, tác giả xin đưa ra ba

mô hình doanh nghiệp trong các trường đại học mà Việt Nam có thể học tập như sau:

Doanh nghiệp do nhà trường bỏ vốn thành lập có chức năng là cầu nối

giữa các phòng thí nghiệm của nhà trường với cộng đồng kinh tế - xã hội

trong chuyển giao công nghệ và tri thức.

Doanh nghiệp do công ty của nhà trường góp vốn với các cán bộ, sinh viên trong trường thành lậpnhằm thương mại hóa các kết quả KH&CN của nhà trường trong một lĩnh vực cụ thể.

Doanh nghiệp do các cán bộ, sinh viên nhà trường cùng các đối tác

bên ngoài bỏ vốn thành lập. Nhà trường vẫn nắm quyền sở hữu đối với sản

phẩm trí tuệ do các nhà khoa học sáng tạo, nhưng không tham gia góp vốn

trong công ty.

Có được điều đó, vườn ươm chắc chắn sẽ phát triển nhanh chóng và góp phần đưa nền kinh tế của đất nước đi lên bằng các doanh nghiệp công

94

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 94)