Vai trò của các VƯĐH tại Việt Nam trong việc phát triển các

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 44)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Vai trò của các VƯĐH tại Việt Nam trong việc phát triển các

doanh nghiệp công nghệ

Mỗi cơ sở ươm tạo sẽ có một vai trò khác nhau đối với xã hội và với

43

nhiên, xét về mặt tổng quát tại Việt Nam, các cơ sở ươm tạo nói chung và các

VƯĐH nói riêng đều có những vai trò quan trọng trong việc xây dựng các

doanh nghiệp công nghệ.

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm văn phòng làm việc, nhà

xưởng và các trang thiết bị văn phòng. Đối với các vườn ươm tại Việt Nam, do không được hỗ trợ đầy đủ về cơ sơ vật chất nên các doanh nghiệp ươm tạo

cũng sẽ không được hỗ trợ đầy đủ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ươm tạo sẽ được hưởng các sách ưu đãi về cơ sở vật chất theo mỗi vườn ươm. Diện tích

văn phòng, trang thiết bị kèm theo kiến trúc nhà, xưởng hoặc giao cho doanh

nghiệp theo hình thức thuê với giá ưu đãi hoặc mượn. Ngoài ra cơ sở vật chất

còn có nhà kho, phòng thí nghiệm, nhà ở, phòng họp, hội thảo.

Thứ hai, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ là điều khá khó khăn đối với các cơ sở ươm tạo. Vì thực tế, nguồn kinh phí để họ duy trì

chi phí thường xuyên hay chi phí hoạt động của họ còn khó khăn nên việc hỗ

trợ tài chính cho các doanh nghiệp là hạn chế và được thực hiện bằng nhiều

hỗ trợ liên quan khác. Các cơ sơ ươm tạo sẽ giúp doanh nghiệp kết nối tới các

nguồn vốn ưu đãi và các trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao.

Ngoài ra việc hỗ trợ tài chính còn thể hiện ở việc cho thuê cơ sở vật chất với

giá rất ưu đãi.

Thứ ba, dịch vụ kỹ thuật cho các doanh nghiệp thì rất nhiều. Nổi trội

lên là cung cấp có thời hạn một hệ thống các dịch vụ phát triển kinh doanh

chất lượng cao cho doanh nghiệp với giá ưu đãi hoặc miễn phí, giúp doanh

nghiệp mở rộng mạng lưới liên kết kinh doanh rộng lớn trong và ngoài cơ sơ ươm tạo.

Thứ tư, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp bao gồm cả đội ngũ quản

lý lẫn đội ngũ nhân viên thực sự còn khá non nớt về kinh nghiệm và hạn chế

về chuyên môn. Vì thực sự chỉ là những sinh viên hoặc những cán bộ hoặc đối tượng có ý tưởng công nghệ hay và mong muốn thành lập một doanh

44

nguồn lực. Do đó, các cơ sở ươm tạo với vai trò sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp

cho sự thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu nguồn nhân lực của doanh ngiêp công nghệ khởi nghiệp. Các cơ sở ươm tạo thường tổ chức các lớp học về chuyên môn như quản lý, tài chính, kinh doanh để các nhân sự doanh nghiệp

hình thành lý thuyết trước tiên. Sau đó, trong quá trình ươm tạo, các doanh

nghiệp sẽ được thực hành những mảng lý thuyết đó dựa trên chính công nghệ

của mình. Hỗ trợ các doanh nghiệp này có điều kiện tập trung triển khi ý tưởng, ứng dụng công nghệ phát triển sản phẩm và thị trường. Do vậy, sẽ giúp

họ giảm bớt được rủi ro, sai sót và tăng khả năng thành công thông qua việc

chia sẻ các nguồn lực phát triển và kinh nghiệm với các cá nhân, nhóm nghiên cứu, các doanh nghiệp công nghệ cùng tham gia ươm tạo.

Ngoài ra, VƯDNCN sinh ra để thúc đẩy gián tiếp sự phát triển khoa

học và công nghệ của quốc gia. Đặc biệt, VƯĐH dù mới chỉ xuất hiện với

mạng lưới mỏng manh nhưng nó vẫn thể hiện được mục tiêu và vai trò theo

đúng nghĩa của nó.

- Hoạt động của các VƯDNCN được xác định là hỗ trợ các ý tưởng,

các kết quả nghiên cứu khoa học được thương mại hóa, góp phần thúc đẩy sự

phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, việc xây dựng và phát triển các doanh

nghiệp khoa học công nghệ nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà

nước đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội

nhập,đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Việc thành lập các VƯDNCN sẽ góp phần hỗ trợ sự phát triển của các

doanh nghiệp công nghệ, tạo việc làm và giải quyết vấn đề lao động cho

vùng, miền và phần nào cho đất nước.

- Việc thành lập các VƯĐH có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hỗ trợ và khuyến khích việc phát triển các ý tưởng sáng tạo của giảng viên, sinh viên; từng bước tiến hành ươm tạo các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẵn có của Trường, đưa các sản phẩm này vào thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, tăng cường thúc đẩy hoạt

45

động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường, đẩy mạnh

nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, nhà trường cũng đẩy mạnh phát triển

công tác hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ, đặc biệt là ươm tạo công nghệ dựa trên những lợi thế sẵn có và những nỗ lực quan trọng của toàn thể nhà trường.

- Sự ra đời của các VƯĐH sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học

và chuyển giao công nghệ vào thực tế đời sống, khuyến khích cán bộ và sinh viên mạnh dạn phát huy các ý tưởng sáng tạo và có chính sách hỗ trợ, động

viên, khích lệ cán bộ và sinh viên tham gia để phát triển bản thân, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường, góp phần phát triển kinh tế

xã hội. Đồng thời, các trường đại học sẽ mở rộng xây dựng mạng lưới hợp

tác, liên kết với các trường đại học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế về

lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ để hoạt động này đạt hiệu

quả.

Trên đây là vai trò thực tế mà các VƯĐH mong muốn đạt được. Trong đó, có nhiều vai trò và mục tiêu các VƯĐH tại Việt Nam đã đạt được. Còn một số vai trò vẫn là mục tiêu mong muốn đạt được của các vườn ươm với sự

hỗ trợ của các cơ quan có liên quan.

Theo tìm hiểu của tác giả Minh Sáng18 trong bài viết “Liên kết vườn ươm, hỗ trợ doanh nghiệp” được đăng trên trang web Nông nghiệp Việt Nam

ngày 27/3/2013, bài viết đề cập vai trò của các cơ sở ươm tạo là như trên, mà

trong khi thời gian gần đây có trên 30% doanh nghiệp nhỏ gặp thất bại trong 2

năm đầu đi vào hoạt động và trong 5 năm tiếp theo, số doanh nghiệp gặp khó khăn chiếm tới 50%. Điều đó chứng tỏ việc khởi sự doanh nghiệp thành công không hề đơn giản, tỷ lệ thành công rất ít, chỉ khoảng 20%. Và trên thực tế,

hầu hết các doanh nghiệp khi khởi nghiệp đều gặp phải nhiều khó khăn.

Chính vì những khó khăn đó khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

18

Theo Minh Sáng (2013), Liên kết vườn ươm, hỗ trợ doanh nghiệp, http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi- vn/25/108317/Ky-thuat-nghe-nong/Lien-ket-vuon-uom-ho-tro-doanh-nghiep.html, 27.3.2013

46

nghiệp khởi nghiệp gặp nhiều thất bại trong quá trình hoạt động kinh doanh

của mình. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh

nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ - lĩnh vực khó và nhạy cảm sẽ

giúp hỗ trợ xây dựng môi trường thuận lợi, nuôi dưỡng và phát triển các

doanh nghiệp mới thành lập có khả năng đứng vững trên thương trường. Nhu

cầu về vườn ươm theo nhận định càng ngày càng cao và khẳng định rõ là cần

phải có được những cơ sở ươm tạo để các doanh nghiệp có chỗ đứng trong bước khởi nghiệp.

2.1.3. Những khó khăn trong quá trình phát triển của các VƯĐH

2.1.3.1. Khó khăn liên quan đến nhận thức

Thách thức cũng như những khó khăn mà các vườn ươm hiện nay gặp

phải rất nhiều. Bởi sự nhận thức của các doanh nghiệp cũng như sự phát triển

của các VƯĐH còn mới mẻ và hạn chế. Ngay đến các cấp quản lý nhà nước đặc biệt là cấp cơ sở, viện, trường, doanh nghiệp có kiến thức về vườn ươm,

tầm quan trọng của hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ còn hạn chế. VƯĐH được thành lập sớm nhất là Vườn ươm CRC-TOPICA vào năm 2004. Đồng thời, khái niệm về vườn ươm cũng không được tuyên truyền và đưa vào các chương trình học. Do đó, kiến thức cũng như nhận thức về vấn đề vườn ươm thực sự là hạn chế. Chính vì sự nhận thức về vai trò cũng như tầm quan

trọng của VƯĐH như vậy nên việc tạo ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ sự

phát triển của các VƯĐH là một vấn đề khó khăn. Không có cơ chế, chính

sách thì các VƯĐH không thể hoạt động và sống sót được. Các chính sách đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể. Đó là một hạn chế và cũng là một thiệt

thòi đối với sự hiểu biết của mọi người nói chung và các doanh nghiệp đang

cần hỗ trợ nói riêng.

Liên quan đến nhận thức về dịch vụ tư vấn – một trong những yếu tố

quyết định sự thành công của vườn ươm, mặc dù doanh nghiệp của Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh nhưng nhận thức của xã hội và doanh nhân về

47

Tham khảo Luận văn thạc sỹ của bà Trần Ngọc Diệp19 có nội dung về dịch vụ tư vấn của Giám đốc Chương trình Phát triển Tư vấn, MPDF. Trong đó, tác

giả bài viết có nêu lên thực trạng về việc nhận thức dịch vụ tư vấn rằng doanh nghiệp có thể thiếu tin tưởng vào tư vấn vì sợ lộ thông tin. Hầu hết những công ty tư vấn ở các nước phát triển đều xây dựng Tiêu chuẩn Đạo đức kinh doanh để đặt ra các tiêu chí và giá trị cần tuân thủ khi xử lý những vấn đề liên quan tới bí mật của khách hàng, tính phí tư vấn cũng như tiêu chí nghề nghiệp

cho nhân viên của mình. Các công ty tư vấn của Việt Nam cũng cần xây dựng

những bộ tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh của mình và hợp tác với nhau để

nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp cả về đạo đức và kỹ thuật trong ngành dịch

vụ mới mẻ này. Các doanh nghiệp nhỏ hơn thì thiếu các nguồn lực cần thiết để thu thập được những thông tin về các dịch vụ kinh doanh đang có trên thị trường. Nói chung là những khách hàng tiềm năng của dịch vụ phát triển kinh

doanh đều thiếu thông tin đầy đủ và chính xác về những dịch vụ đang có trên thị trường.

Điều đáng mừng là gần đây từ phía Nhà nước đã có những xu hướng

tích cực hơn, thể hiện bằng việc Chính phủ ghi nhận mục tiêu phát triển dịch

vụ phát triển doanh nghiệp trong Chính sách Tăng trưởng và giảm nghèo của

Việt Nam và ban hành một nghị định về “cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn

nhằm chính thức công nhận và phát triển nghề này. Điều này là một đánh dấu

quan trọng bởi đối với sự phát triển của vườn ươm, nếu không có dịch vụ tư

vấn thì sự phát triển của nó còn hạn chế. Dịch vụ tư vấn không những thể hiện

lợi ích cho các vườn ươm mà nó còn thể hiện ngay trong mối quan hệ giữa vườn ươm và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó mới chỉ là trên mặt lý thuyết

và xét về mặt nhận thức. Còn thực tế, thì các dịch vụ này chưa được triển khai

sâu rộng và có hiệu quả.

2.1.3.2. Khó khăn về thủ tục pháp lý

19

Tham khảo Trần Ngọc Diệp (2008), Nâng cao hiệu quả của “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ” tại Khu

48

Thủ tục hành chính, pháp lý trong việc thành lập và hoạt động cũng gây

ra nhiều khó khăn cho các VƯĐH. Thủ tục cho tất cả các hoạt động của VƯĐH phải được thông qua bởi trường đại học nếu không có tài khoản và con dấu riêng. Các thủ tục này sẽ hạn chế tính tự chủ của VƯĐH và gây chậm

trễ trong hoạt động và phát triển. Ngoài ra, các hoạt động xin và vay tài chính từ các nguồn quỹ của trong nước cũng như thế giới cần rất nhiều thủ tục từ

các Bộ, ngành cũng như các cơ quan liên quan. Việc thực hiện các thủ tục nhà

nước khá phức tạp. Phải thông qua nhiều cơ quan liên quan cũng như thời

gian chờ đợi để thẩm định bất kỳ vấn đề nào đó cũng rất lâu. Ông Nguyễn

Thế Duy, Phó Chủ tịch Quỹ đầu tư Cyber Agent Việt Nam tham luận tại hội

thảo ngày 06/08 tại Hà Nội, Ươm tạo Doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học, viện nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt

Nam, với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia trong nước và quốc tế

trong lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tổ chức bởi Cục Phát triển

Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN20 có đề cập về nguyên nhân quan trọng

khiến hoạt động của thị trường đầu tư mạo hiểm kém sôi động là do hoạt động lưu chuyển vốn nước ngoài còn gặp những thủ tục hành chính rườm rà và

vướng mắc pháp lý. Đây chỉ là một ví dụ về thủ tục hành chính rườm rà trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, thủ tục để thành lập cũng như xin phê duyệt bất

kỳ cơ chế nào cũng cần rất nhiều giai đoạn, thông qua nhiều cơ quan chức năng. Đó có thể là sự chặt chẽ trong quản lý nhà nước ở Việt Nam nhưng

cũng là khó khăn cho các tổ chức liên quan. Do đó, khó khăn này không

những gây ảnh hưởng chậm trễ cho các vườn ươm mà còn gây khó khăn cho các tổ chức cho vay và tài trợ.

Môi trường pháp lý thuận lợi là một trong những tiền đề để hỗ trợ sự

phát triển hiệu quả của thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam.

Những cải cách pháp lý gần đây (ví dụ như Luật Doanh nghiệp) và quá trình tự do hoá nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đã giúp thúc đẩy thị

20

Theo phóng viên Tạp chí Tia sáng,“Mô hình vườn ươm: Những bài học kinh nghiệm”, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=6665&CategoryID=36, 20.8.2013

49

trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam từ cả phía cung và cầu.

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để

củng cố niềm tin của giới doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn còn có nhiều rào cản đối với thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, vẫn có

những mâu thuẫn giữa một số quy định và văn bản pháp lý với Luật Doanh

nghiệp làm hạn chế những giao dịch dịch vụ phát triển kinh doanh. Ví dụ như

giới hạn chi phí quảng cáo và xúc tiến thương mại được phép khấu trừ thuế ở

mức 10% trên tổng chi phí của doanh nghiệp có thể không khuyến khích các

DNNVV sử dụng những dịch vụ này vì những chi phí vượt quá hạn mức này sẽ không được khấu trừ khi tính thuế. Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình thể

hiện sự rào cản về mặt pháp lý đối với các doanh nghiệp cũng như đối với chính các đơn vị ươm tạo.

Vấn đề pháp lý trong việc hình thành pháp nhân, việc hoạt động của VƯĐH cũng như việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp là những

vấn đề khó khăn lớn. Được sự hỗ trợ trực tiếp của Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh, hai VƯĐH trường Đại học Nông Lâm và trường Đại học Bách

Khoa thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá khá hoàn thiện về chiến lược

hoạt động, địa điểm, hạ tầng cơ sở, lĩnh vực ươm tạo nhưng vườn ươm còn chậm hình thành pháp nhân, bộ máy và cơ chế điều hành. Đặc biệt, vấn đề

pháp lý và thỏa thuận chuyển giao công nghệ từ trường đến doanh nghiệp chưa được chuẩn bị kỹ trước khi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 44)