Tổng quan về Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ-

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 74)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Tổng quan về Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ-

BKHCM

Xuất phát điểm của Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ-

BKHCM là trên cơ sở triển khai dự án thử nghiệm Vườn ươm Doanh nghiệp

khoa học công nghệ đã được trường BKHCM và Sở Khoa học và Công nghệ

thành phố Hồ Chí Minh phối hợp triển khai từ tháng 12 năm 2008, và đã đi vào hoạt động chính thức từ tháng 01 năm 2010. Ban đầu hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận và đến tháng 6/2012 bắt đầu chuyển đổi sang mô hình vì lợi nhuận:

73

Tháng 12 năm 2008: Lập đề án thành lập Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ thuộc BKHCM, chuẩn bị nhân lực, xây dựng văn phòng làm việc.

Tháng 1 năm 2010: Thành lập Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công

nghệ thuộc Trường Đại Học Bách Khoa – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh và chính thức đi vào hoạt động.

Tháng 6 năm 2012: Chuyển đổi thành Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ-Trường Đại học Bách Khoa thuộc Trường Đại Học Bách Khoa –

Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Sứ mệnh:

Là nhân tố thúc đẩy cho việc phát triển khoa học công nghệ ở thành phố

Hồ Chí Minh thông qua việc hổ trợ các doanh nghiệp về tư vấn thông tin, công nghệ, qui trình sản xuất, thịtrường, quản lý sản xuất, …

Mục tiêu:

 Ươm tạo những ý tưởng công nghệ khả thi trở thành công nghệ có khả năngthương mại hóa.

 Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn lúc khởi nghiệp.

 Lồng ấp các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ đã hoạt động nhưng chưa đủnăng lực trên thươngtrường.

 Bồi dưỡng, đào tạo tăng cường năng lực quản lý cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài Vườn ươm.

Lĩnh vực ươm tạo:

VƯHCM ưu tiên ưu tạo các lĩnh vực sau:

- Công nghệ thực phẩm và sinh học

74

- Điện tử viễn thông, tự động hóa và cơ điện tử

- Năng lượng tái tạo và bảo toàn năng lượng

- Công nghệ môi trường

- Công nghệ thông tin - Quản lý

Dịch vụ:

Lợi ích cho các doanh nghiệpươm tạo: - Điều kiện cho thuê giá ưu đãi và linh hoạt

- Đảm bảo an ninh

- Văn phòng riêng

- Cung cấp các thiết bị văn phòng như: máy photocopy, điện thoại, fax

- Được chia sẻ các tiện nghi như phòng họp và nhà vệ sinh

- Được cung cấp đường dây điện thoại, internet

Các doanh nghiệpđược hỗ trợ:

- Phát triển sản phẩm

- Thử nghiệm

- Thử nghiệm tiếp thị

- Cố vấn

- Tư vấn chuyên nghiệp

- Xin cấp bằng sáng chế

- Nhân lực

- Các hoạt động khác như đánh giá và đề cử thuộc Ban quản lý của VƯHCM.

75

2.3.2. Thực trạng và nguyên nhân những khó khăn trong quá trình

phát triển của VƯHCM

2.3.2.1. Vấn đề tài chính

VƯHCM nhận được sự hỗ trợ từ Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh về vốn cố định bao gồm: thiết bị văn phòng, bàn, ghế, tủ, máy tính, máy lạnh, điện thoại… Chính sách tài chính của Sở đã giúp cho trung tâm có được

những khởi điểm thuận lợi bước đầu. Nhận được sự hỗ trợ như vậy từ chính

sách của Sở, VƯHCM đã thiết lập hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và trang thiết bị văn phòng, hệ thống thông tin, bước đầu hình thành cơ cấu tổ chức và mạng lưới đối tác cung ứng dịch vụ cho hoạt động ươm tạo.

Tuy nhiên, nguồn vốn quá hạn hẹp, không có vốn hoạt động. Trường đại học chỉ chủ yếu đào tạo và nghiên cứu, không có khoản chi thường xuyên cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp, không có sự giúp đỡ từ nhiều nguồn khác nhau (Thành phố, Bộ, Sở…). Mặc dù kinh phí hoạt động cho VƯHCM được Sở KH&CN tài trợ nhưng thời hạn và nguồn kinh phí được tính toán theo từng năm chứ không được lâu dài. Do đó, nguồn kinh phí thường tới chậm và ít dần theo từng năm nên VƯHCM không chủ động được các chiến lược hoạt động. Vì vậy, hoạt động chưa được hiệu quả. Đồng thời, việc tiếp

cận với các ngùôn quỹ tài trợ còn hạn chế, đặc biệt là các nguồn quỹ như Quỹ ĐTMH. Việc tiếp cận này thường hỗ trợ với sự phối hợp với các cơ quan nhà nước. Chính sách tiếp cận này chưa được Sở cũng như Bộ quan tâm nhiều.

Chủ yếu là do trung tâm tìm hiểu nhưng chưa hiệu quả.

2.3.2.2. Vấn đề đầu tư

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, VƯHCM được sự hỗ trợ từ Trường ĐH BKHCM bao gồm đất và tòa nhà khoảng 650 m2 (tuy nhiên vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà trường) với khả năng ươm tạo chỉ 10 doanh nghiệp theo ý kiến của Giám đốc VƯHCM. Đây là một lợi thế khiến cho VƯHCM có điều

kiện hoạt động. Toạ lạc trong trường sẽ giúp cho VƯHCM tiến hành được các

76

khâu trong việc đi lại, đàm phán giữa các cán bộ quản lý và chuyên gia với nhau giữa trường và trung tâm. Ngoài ra Trung tâm được quyền tiếp cận các Phòng thí nghiệm trong trường để hỗ trợ các doanh nghiệp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Do đó, trung tâm có lợi thế hơn các vườn ươm khác và

tạo sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của trung tâm hơn.

Mặc dù vậy, tọa lạc trong trường BKHCM với diện tích nhỏ nên khả năng ươm tạo còn nhiều hạn chế, không có điều kiện để thu hút nhiều doanh

nghiệp hơn. Vì nếu có nhiều doanh nghiệp, cũng không có địa điểm để hỗ trợ

trong việc ươm tạo. Do trung tâm đang toạ lạc tại đất và đất thuộc sở hữu của nhà trường nên khó khăn cho việc đầu tư mở rộng, xây dựng lại để nâng khả

năng ươm tạo nhiều doanh nghiệp hơn. Đồng thời, Trung tâm hoạt động theo Nghị định 115 nên không có cơ sở vật chất về nghiên cứu khoa học, do đó nhà nước chưa có sự đầu tư hợp lý để có một khu sản xuất thử nghiệm. Điều

này sẽ làm hạn chế cho việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

2.3.2.3. Vấn đề liên kết tổ chức

Theo ý kiến của ông Đinh Minh Hiệp, Phó Giám đốc Sở KH&CN

thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết của tác giả Minh Sáng: “Sở đã hợp tác

hỗ trợ cho các trường, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và các đơn vị hình

thành 3 vườn ươm doanh nghiệp công nghệ với các hệ thống hỗ trợ tư vấn kỹ

thuật và dịch vụ. Giai đoạn 2013 - 2020, sẽ tiếp tục xác định bộ tiêu chí xây dựng mô hình nào hiệu quả nhất để hỗ trợ hoàn thiện các mô hình trung tâm

ươm tạo doanh nghiệp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế về hạ tầng

kinh tế - xã hội và cơ chế chính sách của Thành phố. Các vườn ươm cần phải

xây dựng mạng lưới liên kết với nhau để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp”.28

Tuy nhiên, về các dịch vụ tư vấn, trên thực tế vườn ươm không nhận được bất

kỳ sự hỗ trợ nào từ các tổ chức nhà nước cũng như trường đại học. Vườn ươm

phải tự tìm hiểu để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp ươm tạo. Do nguồn

28

77

nhân lực trong vườn ươm khá hạn chế về các lĩnh vực chuyên môn nên việc

hỗ trợ về các dịch vụ tư vấn như kinh doanh, pháp luật, sở hữu trí tuệ là càng

khó khăn hơn.

2.3.2.4. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

Vì tọa lạc trong trường ĐH Bách Khoa nên nguồn nhân lực được hỗ trợ từ các giảng viên, nghiên cứu viên trong trường. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa được đào tạo về ươm tạo doanh nghiệp nên cần phải được bồi dưỡng, đào tạo kiến thức. Có quá ít nhân lực có kiến thức về ươm tạo doanh nghiệp, thêm đó là việc nguồn nhân lực của Trung tâm chủ yếu là kiêm nhiệm ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học. Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh có hỗ trợ về đào tạo quản lý vườn ươm cho nhân lực của Trung tâm nhưng còn khá hạn chế và không đa dạng.

Tương tự như trường hợp của VƯHN, tinh thần doanh nhân còn thấp

do rất nhiều cán bộ trong VƯHCM là cán bộ, giảng viên trong trường Đại học

Bách Khoa, do đó họ chưa có tinh thần doanh nhân cao. Họ luôn suy nghĩ nếu

trung tâm thất bại thì họ vẫn là giảng viên, là cán bộ của trường. Vì vậy, động

lực để họ phấn đấu là chưa có. Thêm nữa, cơ chế lương thưởng của các cán bộ trong hoạt động ươm tạo chưa được quy định cụ thể tại văn bản nào nên việc tạo động lực cho cán bộ còn hạn chế. Tiền lương của giám đốc vườn

ươm không có gì khác so vớilương trong nhà trường.

2.3.2.5. Vấn đề thủ tục hành chính

Theo ý kiến của Giám đốc VƯHCM – ông Mai Thanh Phong, về vấn đề thủ tục hành chính trong các hoạt động của VƯHCM, mặc dù được sự hỗ

trợ về các thủ tục từ trường Đại học Bách Khoa và Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh nhưng theo quy trình giải quyết các công việc thì còn quá nhiều thủ tục rườm rà, rắc rối, gây nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc xin pháp nhân

cho Trung tâm, cụ thể như sau: trường đại học Bách Khoa là cơ quan ra quyết định thành lập, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan phê duyệt Đề án 115, Sở KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận đăng ký hoạt

78

động KH&CN. Do việc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc

các Trung tâm thuộc trường đại học Bách Khoa phải đăng ký hoạt động theo nghị định 115/2005/NĐ-CP. Do đó, khi thực hiện các đề án, nghiên cứu, thời gian phê duyệt đề án lâu, điều lệ và quy chế hoạt động của Trung tâm phải đúng theo mẫu của Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Sở KH&CN

gây rắc rối cho trung tâm.

* Kết luận Chương 2

Tóm lại, ở Việt Nam một số VƯĐH đã rải rác hình thành, tuy nhiên vẫn còn tương đối hạn chế về số lượng (bốn vườn ươm) với thời gian hoạt động mới chỉ từ 1-5 năm và tập trung vào các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến thực phẩm. Nhìn

chung, các VƯĐH này vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển và bắt đầu

hoạt động có hiệu quả. Các vườn ươm này giúp các doanh nghiệp khởi sự

kinh doanh; gắn kết chặt chẽ sản phẩm nghiên cứu ở trường đại học với thị trường, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và quá trình thương mại hoá các kết

quả nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các công ty, nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào

các lĩnh vực công nghệ. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã hình thành những điều kiện khung có lợi cho hoạt động ươm tạo như đơn giản hoá thủ

tục hành chính, phát triển các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN, các chính

sách khuyến khích, đầu tư và hỗ trợ về các nguồn lực cho hoạt động ươm tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều hạn chế như: chưa hoàn

thiện cơ chế, chính sách (có Luật nhưng chưa có thông tư, có thông tư nhưng

không rõ ràng, cụ thể,…), hạn chế về nguồn tài chính, không đa dạng và khó tiếp cận các nguồn quỹ, cơ chế chi tiêu các nguồn quỹ chưa cụ thể, chưa có sự đầu tư hợp lý và đa dạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chưa có cơ chế tạo ra các cơ sở dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyên môn cho vườn ươm, nguồn nhân lực ươm

tạo chưa được quan tâm chính đáng … Chính những hạn chế cơ bản này đã cản trở sự hình thành và phát triển các hoạt động đổi mới trong thời gian qua.

79

khó khăn thì các vườn ươm sẽ sớm được phát triển theo đúng những lợi ích

80

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)