Đặc điểm của VƯDNCN ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 34)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Đặc điểm của VƯDNCN ở Trung Quốc

1.4.2.1. Cách tiếp cận

- Cung cấp sự hỗ trợ cạnh tranh và cơ sở hiện đại cho các công ty công

nghệ quốc tế để thu hút đầu tư của họ vào thị trường nội địa; Thu hút các học

12

Theo Trần Ngọc Ca và cộng sự, Công nghệ cao và vườn ươm cho doanh nghiệp công nghệ cao: một số

khái niệm cơ bản, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và công nghệ Việt Nam

13

33

giả và các doanh nghiệp hiện đang định cư ở nước ngoài trở về khởi nghiệp

doanh nghiệp mới ở quê hương họ;

- Hỗ trợ cho các công ty địa phương xuất khẩu các dịch vụ và sản

phẩm công nghệ của họ cũng như để nâng cao tính cạnh tranh của họ trên các thị trường tự do;

- Cung cấp mặt bằng trên đó có cả các công ty nước ngoài và địa phương đều có thể học hỏi từ nhau - lợi thế song phương - và để làm việc có

hiệu quả trong khuôn khổ các kế hoạch ưu tiên quốc gia và các nguyên tắc thương mại quốc tế.

1.4.2.2. Chức năng chính của vườn ươm

- Đào tạo các chủ doanh nghiệp: Chức năng này thể hiện ở việc các vườn ươm này biến các nhà khoa học và kỹ thuật viên thành các chủ doanh

nghiệp không chỉ giỏi về công nghệ mà còn giỏi về quản lý và marketing. Các kinh nghiệm và kiến thức của những chủ doanh nghiệp này sẽ được chuyển

tải vào những tài liệu giảng dạy để truyền đạt lại cho những người được đào tạo mới;

- Thương mại hóa các sản phẩm công nghệ mới và giúp cho các sáng kiến kỹ thuật nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn sản xuất: Trước đây ở

Trung Quốc hàng năm có khoảng trên 10.000 phát minh và sáng kiến kỹ thuật

mới nhưng trung bình chỉ có khoảng 25% số phát minh này được áp dụng vào thực tế. Thông qua các vườn ươm, số sáng kiến kỹ thuật và các phát minh mới được đưa vào sản xuất tăng từ 25% đến 80%. Nhờ quá trình này mà khoa học

và công nghệ của Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua14;

- Nuôi dưỡng và chuyển giao các doanh nghiệp mới để giúp họ có đủ

khả năng sản xuất - kinh doanh thành công độc lập trên thị trường trong

những năm sau khi dời khỏi Vườn ươm.

14

34

1.4.2.3. Cách thức thực hiện hệ thống vườn ươm ở Trung Quốc

Hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ

Hoạt động của các VƯDNCN Trung Quốc là không có vốn tự mình bỏ

ra và không có lợi nhuận. Điều đó chỉ ra rằng các vườn ươm chỉ có thể được

tài trợ bởi chính phủ và tồn tại bởi các nguồn trợ cấp tài chính của chính phủ. Cho đến nay, 90% các thực thể đầu tư là vốn nhà nước15.Và vị trí của chính

phủ là hướng dẫn các VƯDNCN trong việc phát triển.

Hầu hết các vườn ươm là tổ chức thuộc chính phủ trong giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, hầu hết các VƯDNCN Trung Quốc là các tổ chức

của chính phủ, điều đó có nghĩa là tổ chức đó thuộc nhà nước, không lợi

nhuận và được tài trợ bởi chính phủ, và chuyên gia quản lý cũng thuộc chính

phủ. Các vườn ươm này được xác định là các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ phúc lợi công cộng của chính phủ và được quản lý như doanh

nghiệp. Tổ chức chính phủ với cơ chế vận hành doanh nghiệp là đặc điểm

quan trọng nhất của các VƯDNCN Trung Quốc. Đặc điểm này quyết định các vườn ươm Trung Quốc khác biệt so với các vườn ươm quốc thế về cả cơ chế

hệ thống và vận hành và bảo dưỡng.

Đa dạng hóa dần dần các đơn vị đầu tư

Từ giữa và cuối những năm 1990, vườn ươm là công cụ đầu tư mới

nhận được sự quan tâm từ các tổ chức đầu tư, các viện nghiên cứu, các tổ

chức đầu tư chuyên môn và các doanh nghiệp tư nhân. Với lịch sử chỉ hơn 10 năm phát triển, vườn ươm Trung Quốc đã có kinh nghiệm chuyển tiếp từ đầu tư đơn lẻ sang đa dạng hóa các tổ chức đầu tư.

Do sự khác biệt về tổ chức đầu tư và thời gian thành lập, bản chất của các VƯDNCN Trung Quốc bao gồm 6 loại: các tổ chức công cộng do chính

phủ tài trợ là chỉ nhận các nguồn quỹ phù hợp của chính phủ, các tổ chức

15

35

công cộng do chính phủ tài trợ là chỉ nhận một phần quỹ phù hợp từ chính

phủ, tổ chức công cộng tự quản lý (tự chủ), các tập đoàn doanh nghiệp tài trợ

trên nền chính phủ, các tập đoàn doanh nghiệp không lợi nhuận và các tập đoàn doanh nghiệp có lợi nhuận. Từ 6 loại trên, có thể thấy trách nhiệm cũng như việc quản lý của chính phủ đối với vườn ươm dần dần giảm xuống. Với

việc gia tăng các kênh tài chính, các doanh nghiệp ươm tạo có nhiều sự hỗ trợ hơn. Năm 2003, 489 vườn ươm Trung Quốc có 22,75 tỷ Nhân dân tệ, trong đó quỹ của chính phủ là 4,74 tỷ, vốn tự có của vườn ươm là 9,49 tỷ. Qũy của vườn ươm được thu thập bởi các vườn ươm thông qua các hoạt động tài chính là 3,33 tỷ16.

Cơ chế tốt nhất là cơ chế tạo lợi nhuận tối đa. Nhiều hợp phần, nhiều cơ

chế, cạnh tranh tự do, phát triển vườn ươm doanh nghiệp Trung Quốc đang trên đà đa dạng hóa mạnh.

Tăng quy mô xây dựng

Với sự khuyến khích cũng như hỗ trợ lơn từ chính phủ ở các mức khác

nhau, từ những năm cuối 1990, quy mô xây dựng các vườn ươm Trung Quốc đã dần dần tăng lên, hầu hết vườn ươm được xây dựng theo tiêu chuẩn trong

các khu công nghiệp quy mô nhỏ, và 70% các nguồn quỹ được sử dụng xây

dựng môi trường phần cứng.

Hầu hết các vườn ươm, quy mô ở mức 10 đến 50 nghìn m2. Cũng có rất

nhiều vườn ươm trong các lĩnh vực phát triển kinh tế thì quy mô vượt quá

hoặc đang cố gắng đạt được 100 nghìn m2. Theo thống kê không đầy đủ, có

khoảng 20 vườn ươm với quy mô trên 100 triệu nhân dân tệ.

Khu vực ươm tạo với quy mô lớn có ảnh hưởng tốt đối với việc cải

thiện môi trường doanh nghiệp Trung Quốc. Các hoạt động đổi mới và doanh nghiệp thường tập trung vào không gian tốt. Việc mở rộng về số lượng và quy

16

36

mô thúc đẩy sự công nghiệp hóa của các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ

Trung Quốc.

Các vườn ươm trong các Khu công nghệ cao tốt hơn nằm trong các khu vực khác

Ở Trung Quốc, gần nửa VƯDNCN được xây dựng ở các khu công

nghệ cao. Hiện nay, có 53 khu công nghệ cao cấp nhà nước và số lượng lớn

các khu công nghệ cao cấp tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ, nhiều khu công nghệ cao Trung Quốc đã bắt đầu

thành lập các VƯDNCN.

Phát triển Khu công nghệ cao và vườn ươm trong Khu Công nghệ cao

là cách xử lý thành công của chính phủ và so với các vườn ươm được đầu tư

bởi các chủ đầu tư khác. Các vườn ươm được xây dựng trong Khu công nghệ

cao phát triển tốt hơn. Bởi vì các khu công nghệ cao có thể cung cấp môi trường tốt nhất để nhận các doanh nghiệp tốt nghiệp từ các vườn ươm, đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt cho vườn ươm và doanh nghiệp ươm tạo và thực hiện các chính sách này thông qua khả năng tài chính cảu khu công nghệ cao như cho thuê, miễn giảm thuế. Các vườn ươm trong khu công nghệ cao

không lợi nhuận và thuận chí lợi nhuận của vườn ươm trong khu công nghệ cao thường dùng để cải thiện môi trường ươm tạo và chất lượng dịch vụ. Môi trường đổi mới khu công nghệ cao thuận lợi cho việc phát triển vườn ươm và

hệ thống tài chính độc lập của các khu công nghệ cao cung cấp đảm bảo về

nhu cầu quỹ cho việc xây dựng các vườn ươm.

Bồi dưỡng các doanh nghiệp công nghệ cao được coi là nhiệm vụ chính

Như một cơ chế quan trọng thực hiện chương trình bó đuốc, các vườn ươm doanh nghiệp ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển

giao kết quả khoa học để sản xuất. Mục tiêu chính là để nuôi dưỡng các doanh

nghiệp công nghệ và các doanh nhân công nghệ bằng việc cung cấp các dịch

37

Vườn ươm Trung Quốc chia ra các tiêu chí rõ ràng và năng lực của các

doanh nghiệp công nghệ được thừa nhận. Nguyên tắc thong thường là nhà đầu tư phải dựa trên công nghệ, đại diện hợp pháp là người có công nghệ với chất lượng và giáo dục tốt, và hiểu rõ các chính sách, tin tưởng và được rèn luyện

tốt. Thêm vào đó, phải là người có khả năng quản lý doanh nghiệp tiềm năng.

Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

Các vườn ươm ở Trung Quốc thường cung cấp tất cả các dịch vụ giá trị gia tăng cho các công ty đầu tư, bao gồm:

- Các nguồn quỹ và tư vấn tài chính: Nguồn quỹ luôn là vấn đề chính khi thành lập một doanh nghiệp đặc biệt cho các doanh nghiệp công nghệ cao

nhỏ. Các vườn ươm hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính bằng việc liên kết

với chính phủ, ngân hàng và các tổ chức liên quan khác. Cùng thời điểm, các vườn ươm này đủ tài chính để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn tài chính bởi chính nguồn quỹ của họ. Các vườn ươm cũng cung cấp hỗ trợ trong

việc quản lý tài chính liên quan kế toán, tư vấn, thực hiện như đại diện tài chính cho các doanh nghiệp mới xây dựng. Và rà soát tốt việc phát triển tài chính của các nhà đầu tư bằng việc nghiên cứu các báo cáo tài chính của họ.

- Đào tạo: Tiếp cận đào tạo hiện tại chủ yếu tổ chức các khóa học đào tạo với các khóa nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Chương trình đào tạo

bao gồm các chính sách, luật, quản lý kinh doanh, kinh doanh, thương mại

quốc tế, tài chính và thuế, kiểm toán và bảo hiểm. Mục tiêu tổng quát là cải

thiện kỹ năng quản lý của doanh nghiệp và giúp chuyển giao chúng từ nhân

sự công nghệ sang doanh nghiệp công nghệ.

- Phát triển hợp tác quốc tế: Trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp

nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế nhưng có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm kênh hợp tác quốc tế. Vườn ươm hỗ trợ doanh

nghiệp trong các chuyến đào tạo nước ngoài, đàm phán và đào tạo, khuyến

nghị cá dự án hợp tác quốc tế và tìm kiếm các kênh xuất khẩu sản phẩm và hỗ

38

- Các chính sách ưu đãi: Chính phủ cung cấp nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghệ cao được chứng hận để thực hiện chương trình bó đuốc. Chính phủ địa phương đưa ra các chính sách ưu đãi tương ứng. Các vườn ươm hiểu biết đầy đủ về các chính sách này bằng cách đưa ra kinh

nghiệm quản lý lâu dài. Theo cách này, các vườn ươm có thể giúp đỡ các

doanh nghiệp thực hiện chính sách hoặc hỗ trợ trong việc tư vấn chính sách.

1.4.2.4. Xu hướng phát triển vườn ươm

Trong tương lai, vườn ươm Trung Quốc định hướng phát triển với hai

khía cạnh là bảo tồn truyền thống và cải cách truyền thống.

Bảo tồn truyền thống là tiếp tục định hướng hỗ trợ chính phủ với trợ

cấp công cộng như là nhiệm vụ. Tiếp tục duy trì loại hình phi lợi nhuận với sự

hỗ trợ của chính phủ và hướng dẫn bởi những nguyên tắc cung cấp các dịch

vụ trợ cấp công cộng xã hội. Tuy nhiên, không thể kết luận loại hình phi lợi

nhuận này tồn tại mãi mãi mà cần chuyển dần sang mô hình có lợi nhuận.

Cải cách truyền thống là đáp ứng các nguồn lực, công nghệ và dịch vụ

thị trường đáp ứng các doanh nghiệp ươm tạo như nhu cầu chính. Với thực tế

lâu dài và tìm hiểu lý luận, bài viết rút ra các nhân tố chính để xây dựng hệ

thống sinh thái cân bằng cho các VƯDNCN Trung Quốc là: dịch vụ nguồn

lực được chi phí bởi đầu tư, dịch vụ công nghệ và dịch vụ thị trường. Khi đáp ứng các nhu cầu này, các doanh nghiệp ươm tạo có thể giải quyết bế tắc trong giai đoạn sớm và hoàn thành các thử nghiệm trung gian và công nghiệp hóa,

dần dần mở rộng thị trường quy mô lớn và gia nhập giai đoạn phát triển mới. Trên đây là kinh nghiệm phát triển vườn ươm ở Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn mới hình thành. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn mới hình

thành. Do đó, những kinh nghiệm này từ Trung Quốc đáng để tham khảo,

39

* Kết luận Chương 1

Từ những phân tích trên cho thấy, các VƯĐH có vai trò rất quan trọng

trong sự phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các VƯĐH có phát triển mạnh mẽ được hay không nhờ một phần

lớn của các chính sách hỗ trợ. Môi trường ảnh hưởng đến quá trình thành lập

và phát triển các VƯĐH bao gồm các yếu tố sau: Bối cảnh phù hợp và nhu cầu về vườn ươm lớn; Nhận thức về vườn ươm ở các cấp hỗ trợ, tài trợ và quan tâm phải cao; Thủ tục pháp lý cho việc thành lập, hoạt động và phát triển thông thoáng; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư và hỗ trợ đúng mức;

Nguồn tài chính: duy trì được nguồn tài chính để hoạt động và phát triển, được hỗ trợ về các loại thuế liên quan; Có hệ thống liên kết các tổ chức dịch

vụ kỹ thuật liên quan đến công tác hoạt động của các VƯĐH; Nguồn nhân

lực với trình độ đáp ứng yêu cầu chuyên môn cụ thể nhờ sự đào tạo và hỗ trợ

bởi các tổ chức nhà nước và các tổ chức liên kết liên quan.

VƯĐH thực sự còn khá mới mẻ so với các tổ chức khác. Sự hỗ trợ các VƯĐH có thể được chia ra thành nhiều biện pháp khác nhau hướng tới một môi trường thuận lợi với các yếu tố được đề cập trên cho sự phát triển của

mạng lưới trong tương lai gần cũng như các VƯĐH hiện có.

Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu bổ sung tình hình phát triển thực tế và cách thức thực hiện phát triển VƯDNCN nói chung và VƯĐH nói riêng của

Trung Quốc để làm cơ sở và rút ra kinh nghiệm cho việc phát triển vườn ươm ở Việt Nam.

40

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 34)