Chính sách liên kết tổ chức

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 90)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Chính sách liên kết tổ chức

Văn phòng sở hữu trí tuệ: Với đặc trưng đầu tư vào những sản phẩm

trí tuệ, nhằm đảm bảo khả năng sinh lợi cho mình, các nhà đầu tư cũng rất

thận trọng trong việc nhận định khả năng bị sao chép. Trước tình hình đó, một

hệ thống bảo vệ đủ mạnh và chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ cần được thiết lập.

Văn phòng sở hữu trí tuệ là nơi hỗ trợ các nhà khoa học của các trường đại

học nói chung, các phòng thí nghiệm nói riêng tiến hành các thủ tục đăng ký

các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, xác lập quyền sở hữu trí tuệ của nhà trường đối với các sản phẩm khoa học và công nghệ. Đây cũng là nơi lưu

trữ, giới thiệu các sản phẩm khoa học và công nghệ của trường với các khách

hàng. Việc thành lập các văn phòng như thế này trong các trường đại học

hoặc trong phạm vi của cơ quan chủ quản cho các vườn ươm là điều cần thiết. Do đó, các vườn ươm sẽ liên kết chặt chẽ với các văn phòng này để chặt chẽ hoá hơn về các sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp được ươm tạo.

Trung tâm tạo giá trị: Trung tâm được thành lập nhằm hỗ trợ các

phòng thí nghiệm tăng hiệu quả của quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất. Trung tâm có nhiệm vụ tìm kiếm, tuyển chọn ở

các phòng thí nghiệm danh sách đề tài, dự án nghiên cứu đã được nghiệm thu ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản và có tiềm năng ứng dụng cao để đưa vào ươm

tạo, nâng cao giá trị và chuyển giao vào thực tiễn với các nhiệm vụ cụ thể: Tư

89

cấp chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện công nghệ đến quy mô công

nghiệp để có thể thương mại hoá hoặc chuyển sang giai đoạn ươm tạo doanh

nghiệp; tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương thảo các hợp đồng

chuyển giao công nghệ; hỗ trợ các nhà khoa học trong quá trình thành lập và chuyển sang giai đoạn ươm tạo doanh nghiệp.

Trung tâm hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật: Để có thể ra môi trường ngoài

vườn ươm để phát triển, các doanh nghiệp trong vườn ươm phải đuợc trang bị đầy đủ về các kỹ năng cũng như các chuyên môn liên quan đến vấn đề công

nghệ mà họ đang thực hiện phát triển. Các vườn ươm không đủ nhân lưc chuyên môn để thực hiện điều đó. Do vậy, việc tạo hay liên kết với một trung

tâm chuyên thực hiện những nhiệm vụ phát triển này sẽ giúp các vườn ươm

và các doanh nghiệp có thêm kỹ năng, kinh nghiệm để bước ra thị trường

cạnh tranh bên ngoài. Việc thành lập những trung tâm với vai trò như thế này cần phải có chính sách cụ thể và có được sự ủng hộ từ các cơ quan chính phủ

về kinh phí cũng như chuyên môn. Tốt hơn hết là nó sẽ nằm trực thuộc trong các cơ quan chủ quản của các vườn ươm. Theo kinh nghiệm của một số nước,

thì việc hỗ trợ dịch vụ tư vấn kỹ thuật bao gồm tính khả thi của hoạt động ươm tạo, hoạt động kinh doanh và các bản báo cáo dự án, các nhu cầu thị trường, lĩnh vực thử nghiệm, thiết kế chi tiết, kỹ thuật, hoặc xu hướng phát triển của qui trình, vẽ chi tiết kỹ thuật, và nhận biết các nguồn thông tin quảng cáo để đầu tư cho kế hoạch và các bộ máy, nguyên vật liệu, các thành phần;

mô hình tài trợ. Vấn đề đặc biệt liên quan đến môi trường, thực tế mậu dịch

quốc tế, các luật của các nước, những vấn đề này nhất thiết phải có sự tư vấn

của các nhà tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài.

Do nguồn ngân sách nhà nước hạn chế, ba văn phòng và trung tâm trên có thể gọi tên chung là một loại văn phòng hoặc trung tâm, được thành lập với

những mục đích được đề cập trên. Tuy nhiên, sự sát nhập đó phải đảm bảo

chức năng và nhiệm vụ đầy đủ như ba trung tâm trên đã đề cập. Trong chính

90

ưu tiên cho việc thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học, cụ thể từ giai đoạn nghiên cứu, thống kê, lưu trữ. Các ý tưởng cũng như sản phẩm nào tốt sẽ được đánh giá và thống kê để thẩm định và thương mại hoá các kết quả ấy.

Có thể là văn phòng được thành lập bởi trường đại học nhưng cũng có thể

thành lập bởi Bộ Khoa học và Công nghệ để thống kê mang tính tổng quát hơn bởi các trường đại học cũng như các viện sẽ gửi kết quả nghiên cứu tốt đến văn phòng này tổng hợp. Đồng thời, với nhiệm vụ của trung tâm, việc

thành lập một trung tâm này không đơn giản. Tất cả yêu cầu, hỏi đáp liên

quan đến dịch vụ kỹ thuật hay thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học

sẽ được thực hiện tại các văn phòng này. Nếu có được văn phòng với các mục đích như trên sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các vườn ươm.

Liên minh kinh doanh và mạng lưới liên kết

Hoạt động marketing cho VƯDNCN ở Việt Nam giai đoạn này là hết

sức cần thiết vì nó là căn cứ quan trọng cho phát triển các VƯDNCN, đặc biệt

khi khái niệm VƯDNCN cần phải nhằm vào tất cả các cơ quan hữu quan, bao gồm các nhà làm chính sách, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư,

các viện, trường đại học, các DNNVV,… Với con số khoảng 25.000 doanh

nghiệp đăng ký mới hàng năm, nhu cầu đối với dịch vụ hỗ trợ kinh doanh từ

các doanh nhân tiềm năng và các doanh nghiệp mới khởi sự tăng lên đáng kể.

Vì vậy mỗi vườn ươm cần xác định rõ các điểm mạnh - điểm yếu, lợi thế và thách thức của mình. Sử dụng điểm mạnh và lợi thế như điểm thu hút độc đáo để hấp dẫn các khách hàng có triển vọng vào vườn ươm.

Liên quan tới liên kết tổ chức, để vườn ươm có được liên kết và mạng lưới mạnh, vững chắc và hiệu quả, cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhiều

tổ chức khác ngoài các tổ chức dịch vụ tư vấn. Một VƯĐH thành công phụ

thuộc vào nhóm quản lý vườn ươm giàu kinh nghiệm, có các kỹ năng nghiệp

vụ và mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hỗ trợ cho các doanh

nghiệp khởi sự. Một chương trình ươm tạo tốt là một phần hội nhập của mạng lưới cộng đồng rộng lớn nhằm cung cấp các hỗ trợ về tài chính, dịch vụ và

91

văn hoá cho các công ty khởi nghiệp. Vườn ươm nên kéo các cơ quan hữu

quan vào cuộc và cố gắng xây dựng các liên kết để có được các kiến thức cơ

bản, các nhà cung cấp tài chính và các kênh thị trường. Quản lý vườn ươm tốt đánh giá được mạng lưới và xúc tiến cộng đồng doanh nghiệp năng động trong và ngoài vườn ươm. Bên cạnh đó các VƯĐH phải liên kết với nhau tạo

nên một mạng lưới các vườn ươm và các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan như

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp…

từ đó xây dựng hình ảnh vườn ươm ngày càng lớn mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Các nỗ lực quan hệ quần chúng cần tận dụng thực tế VƯDNCN là một khái

niệm tương đối mới ở Việt Nam và phù hợp với các nỗ lực của chính phủ

nhằm xúc tiến tinh thần doanh nghiệp trong cộng đồng. Để có thể hoàn thành

được mục tiêu này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và liên kết các tổ chức ươm tạo trong và ngoài nước. Hỗ trợ kinh phí để học hỏi kinh nghiệm từ các

tổ chức ươm tạo trong nước. Đồng thời, phải có một tổ chức đứng đầu, có thể

trong các tỉnh hoặc từng khu vực hoặc tổ chức đứng đầu ở một nước để liên kết các tổ chức ươm tạo trong nước. Các tổ chức này có trách nhiệm tổ chức

các buổi đào tạo cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các vườn ươm khác trong và ngoài nước.

Kiến tạo mối liên kết hợp tác giữa"Vườn ươm công nghệ" với hệ thống các đơn vị doanh nghiệp; Hệ thống Viện nghiên cứu - Trường đại học - Doanh nghiệp; Các hiệp hội; Hệ thống dịch vụ và hợp tác về KH&CN và với

các tổ chức quốc tế. Thực hiện các công việc trên có thể sử dụng các hình thức sau: khuyến khích trao đổi, tổ chức hội chợ thương mại và triển lãm công nghệ và thiết bị của các doanh nghiệp được ươm tạo ở cấp quốc gia và quốc tế. Do các doanh nghiệp được ươm tạo và các công ty tách ra thường là những tổ chức nhỏ và nguồn lực hạn chế, những hoạt động như vậy có thể trợ giúp các đơn vị này tiếp thị sản phẩm của mình và thúc đẩy hợp tác.

92

Một phần của tài liệu Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)