9. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Chính sách tài chính
Các nhà hoạch định và phân tích chính sách đều cho rằng những khó khăn về tài chính trong mọi vấn đề đều rất phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực
khoa học công nghệ. Cụ thể trong luận văn này, vấn đề tài chính cho hoạt động VƯĐH cũng như cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ là một
vấn đề rất quan trọng và có liên quan đến các chính sách khác. Nhiều nước đã tìm kiếm những biện pháp chính sách khác nhau để bổ sung nguồn tài chính phục vụ hoạt động vườn ươm từ khu vực tư nhân, chẳng hạn như vốn đầu tư
85
các vườn ươm như là giai đoạn thử nghiệm của các doanh nghiệp công nghệ
và chứa đựng nhiều rủi ro và chính sự không chắc chắn của việc ứng dụng
công nghệ mới sẽ làm cho nhưng người có ý tưởng công nghệ rất khó tiếp cận đến những nguồn tài chính truyền thống (ngân hàng) để hiện thực hoá ý tưởng
của mình. Nhà nước cần phải có chính sách để hỗ trợ nguồn tài chính cho
VƯĐH dựa theo những khó khăn đương thời, cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở ươm tạo đã quy định hoặc sẽ điều chỉnh và sửa đổi thì cần phải bố trí nguồn
kinh phí hoạt động thường xuyên cũng như nguồn kinh phí dự án cho các vườn ươm. Đây là nguồn kinh phí cơ bản nhất mà các cơ sở ươm tạo cần được bảo đảm để ít nhất phải duy trì được hoạt động thường xuyên của một cơ sở. Các chi phí đó bao gồm: chi phí hoạt động văn phòng, chi phí mua hoặc thuê trang thiết bị văn phòng, chi phí tiên công, tiền lương, chi phí hoạt động bộ máy tổ chức và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cần phải có quy định rõ ràng về mức độ được hưởng các nguồn kinh phí dựa vào mô hình cũng như tính chất hoạt động của các vườn ươm để tránh trùng lặp với các
hạng mục kinh phí khác cũng như sự chênh lệch quá lớn và không rõ ràng giữa các cơ sở ươm tạo với nhau.
Thứ hai, do nguồn vốn ngân sách hạn hẹp nên việc phân bổ chi phí cho các cơ sở ươm tạo cũng không nhiều. Một số nguồn tài chính hiện nay như
Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các nhà đầu tư trong và
ngoài nước,..
Đặc biệt, trong bối cảnh này, vốn đầu tư mạo hiểm có thể xem là giải
pháp thay thế hữu hiệu. Nguồn vốn này đặc biệt hữu hiệu cho các doanh
nghiệp trong giai đoạn đầu của vòng đời phát triển. Ngoài cung cấp vốn, vốn đầu tư mạo hiểm còn hỗ trợ cho các ý tưởng công nghệ đi vào cuộc sống
thông qua việc tư vấn về quản lý kinh doanh, thị trường,… nhờ vào kinh nghiệm kinh doanh của các nhà quản lý vốn đầu tư mạo hiểm. Hầu hết những người có ý tưởng sáng tạo công nghệ mới thường là những nhà khoa học,
86
nghiên cứu viên cho nên họ ít có kinh nghiệm về quản lý kinh doanh và thị trường và những vấn đề liên quan khác trong kinh doanh, rất cần được các
nhà quản lý vốn đầu tư mạo hiểm hỗ trợ trong giai đoạn khởi nghiệp. Ở nước
ta, cũng sử dụng công cụ này nhưng thực sự chưa hiệu quả. Để đẩy mạnh việc
sử dụng công cụ này thì nhà nước phải đứng ra hướng dẫn cho các VƯĐH
nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tài trợ và có thể được vay, được
trợ cấp từ các nguồn vốn như Ngân hàng thế giới, Quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà bảo trợ kinh doanh,… Nhà nước là địa chỉ đáng tin cậy nhất cho mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính. Khi nói đến các ưu đãi của nhà nước đối
với các hoạt động KH&CN, không thể không kể đến Quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia. Việc sử dụng nguồn Quỹ này phải được quy định cụ thể hơn để các
doanh nghiệp, vườn ươm biết được mình sẽ được hỗ trợ như thế nào từ nguồn
quỹ này.
Chính phủ với vai trò định hướng và phát triển thị trường vốn mạo
hiểm, đầu tư mạo hiểm
Chính phủ có thể tác động bằng một loạt các biện pháp trực tiếp và gián
tiếp. Bằng cách đầu tư vào quỹ, Chính phủ đóng vai là người cung cấp “vốn
mồi” cho quỹ ĐTMH. Hoặc cũng có thể đầu tư trực tiếp vào các dự án tiềm năng mà các tổ chức hoặc cá nhân không thể hoặc không có khả năng tài trợ.
Việc làm này có ý nghĩa như việc cung cấp vốn hạt giống cho dự án và được
đánh giá là mở ra triển vọng trong việc tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
Về các biện pháp gián tiếp, cần tập trung vào một số nội dung như sau:
- Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng đồng bộ.
- Quy mô thị trường còn khá nhỏ đã là một trở ngại khi Việt Nam tiếp
nhận vốn đầu tư nước ngoài. Để tăng năng lực hấp thu đầu tư đòi hỏi thị trường chứng khoán phải đủ lớn. Việc gia tăng chủng loại hàng hoá cũng là một giải pháp ảnh hưởng đáng kể. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
87
phải thận trọng. Chính phủ cần có những can thiệp phù hợp chứ không chỉ tập
trung vào các giải pháp thiên về kích thích nguồn cung như hiện nay.
- Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho cả trong và ngoài nước để các nhà đầu tư tiếp cận. Các sản phẩm từ những công trình nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu, kết quả từ những cuộc thi tài năng trí tuệ
sáng tạo… hoàn toàn có thể là đối tượng quan tâm săn lùng của vốn mạo
hiểm. Thị trường khoa học công nghệ là nơi gặp gỡ lý tưởng cho họ.
Thứ ba, một số công cụ tài chính khác như chính sách khuyến khích
thuế, tín dụng, hỗ trợ tài chính trực tiếp thông qua các chương trình khoa học
và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng giúp đẩy mạnh hoạt động hình thành và phát triển các VƯĐH nhằm giảm thiểu gánh nặng cho họ. Việc cụ
thể hoá các loại thuế, mức độ miễn, giảm cũng như các thủ tục liên quan cũng
phải được nêu ra trong các chính sách để các VƯĐH có thể làm cơ sở pháp lý
cũng như tiến hành các thủ tục hưởng ưu đãi một cách nhanh chóng và chính xác.
Thứ tư, thay đổi tính chất hoạt động của các VƯĐH. Vườn ươm doanh
nghiệp được coi là công cụ phát triển hiệu quả, được thiết kế để thúc đẩy sự
phát triển và thành công của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch
vụ và các nguồn lực hỗ trợ. Mục tiêu chính này nhằm tạo ra các doanh nghiệp
hoạt động thành công trên thị trường sau khi rời khỏi vườn ươm. Trong đa số trường hợp, mục đích này gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
KH&CN của các quốc gia, hoặc chiến lược phát triển kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong trường hợp phát triển các doanh
nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp công nghệ, thương mại hoá công nghệ, hiện
thực hoá ý tưởng kinh doanh…, nên các vườn ươm thường nhận được sự phối
hợp, hỗ trợ, tài trợ… từ phía các tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, ngân
sách gắn với mục tiêu ươm tạo cụ thể. Cần phải thay đổi tính chất hoạt động
của các vườn ươm trong nền kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay khuôn khổ
88
thật rõ ràng, đầy đủ. Đây là vấn đề pháp lý cần sớm được bổ sung, hoàn thiện. Điều này sẽ tạo ra cơ chế để các vườn ươm có thêm nguồn thu nhập và thúc
đẩy sự phát triển của các cơ sở. Mô hình vườn ươm phù hợp nhất đối với Việt
Nam hiện nay có thể là sự kết hợp cả hai hình thức: hỗ trợ miễn phí doanh
nghiệp (dùng ngân sách nhà nước) đối với các dịch vụ tư vấn cơ bản và thu phí một phần hoặc toàn phần đối với các dịch vụ chuyên sâu nhằm đảm bảo
chất lượng hỗ trợ tốt nhất, nâng cao hình ảnh và góp phần từng bước tự chủ
về tài chính cho vườn ươm…