Khung các tiêu chí và quy trình đánh giá hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng

Một phần của tài liệu Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh (Trang 70)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Khung các tiêu chí và quy trình đánh giá hoạt động nghiêncứu khoa học của giảng

khoa học của giảng viên

3.3.1. Xác định nội dung chung các tiêu chuẩn hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một trong những nội dung của nhiệm vụ NCKH của GV là thực hiện các đề tài NCKH các cấp, viết bài báo cho các tạp chí trong nƣớc và ở nƣớc ngoài, tổ chức Hội nghị khoa học thƣờng niên, viết bài tham luận tại các Hội nghị khoa học trong và ngoài trƣờng. Các hoạt động NCKH khác nhƣ tái bản giáo trình, viết giáo trình mới cho các môn học của các chuyên ngành đào tạo của trƣờng cũng luôn đƣợc chú trọng. tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Đánh giá nội dung này bao gồm: Đánh giá về loại đề tài và số lƣợng đề tài NCKH; đánh giá theo chất lƣợng đề tài NCKH; đánh giá đạo đức của ngƣời NCKH; đánh giá về thời gian NCKH. [5; 6; 35]

Đánh giá về loại, số lượng đề tài NCKH

Các tiêu chí cụ thể cho nội dung này ứng với các chức danh giảng viên nhƣ sau:

Đối với giảng viên tập sự: Hàng năm, GV tập sự thực hiện việc trợ lý cho giảng viên, GV chính, GV cao cấp trong hoạt động NCKH, chủ động lập kế hoạch công tác hằng tháng: đọc tài liệu, nghiên cứu thực tế, dự giờ, viết bài, tập giảng, thực hiện nhiệm vụ của khoa....

Đối với giảng viên: Hàng năm giảng viên phải tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia biên soạn giáo trình, sách giáo khoa môn học, tài liệu tham khảo, đảm bảo ít nhất phải có một công trình khoa học đƣợc công bố trên sách, tạp chí chuyên ngành.

68

Đối với giảng viên chính: Hàng năm, GV chính phải chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa môn học, tài liệu tham khảo... Chủ trì, tham gia các đề tài NCKH, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp vào hoạt động chuyên môn, chuyên ngành trong và ngoài nƣớc, có ít nhất hai công trình khoa học đƣợc công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành.

Đối với giảng viên cao cấp: Hàng năm, GV cao cấp phải thực hiện một số các nhiệm vụ khoa học sau: Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung chƣơng trình đào tạo theo chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học; đề xuất chủ trƣơng phƣơng hƣớng phát triển khoa học chuyên ngành; chủ biên, tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa của chuyên ngành đào tạo, bồi dƣỡng; chủ trì, tham gia nghiên cứu hoặc đánh giá đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, cấp Nhà nƣớc.

Chủ trì, tham gia các đề tài NCKH, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp vào hoạt động chuyên môn, chuyên ngành trong và ngoài nƣớc, có ít nhất ba công trình khoa học đƣợc công bố trên sách, tạp chí chuyên ngành.

Đối với giảng viên kiêm chức: Hàng năm, GV kiêm chức phải tham gia hoạt động NCKH, đảm bảo ít nhất phải có một công trình khoa học đƣợc công bố trên sách, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nƣớc.

Đánh giá theo chất lượng đề tài NCKH

Các chủ thể quản lý hoạt động NCKH cần phải tiến hành đánh giá chất lƣợng của các đề tài NCKH. Quan trọng thứ nhất đề tài vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp giáo dục và đào tạo.

Đạo đức của người NCKH

Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức khoa học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhƣ tôn trọng quyền của đối tƣợng tham gia nghiên cứu; trung thực, phải báo cáo đầy đủ và chính xác dữ liệu thu thập đƣợc, và phải tôn trọng các tiêu chuẩn về đứng tên tác giả bài báo khoa học. Những vi phạm thƣờng xảy ra dƣới hình thức nguỵ tạo dữ liệu,

69

thay đổi dữ liệu cho phù hợp với giả thuyết của nhà khoa học, đạo văn, trích dẫn thiếu trung thực, ...

Để đánh giá đạo đức của ngƣời NCKH, chúng ta có thể xét trên 2 khía cạnh, đó là:

 Đánh giá sự trung thực với kết quả nghiên cứu của ngƣời NCKH.

 Đánh giá việc trung thực trong sử dụng kết quả nghiên cứu, bao gồm: đạo đức của mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu; đạo đức của việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu; đạo đức của việc tôn trọng quyền tác giả.

Trƣờng Đại học Hồng Bàng tuy chƣa ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động KH&CN, bản quyền sở hữu trí tuệ. Nhƣng nhà trƣờng có sử dụng hợp đồng dạng bản thuyết minh đề tài NCKH cho chủ nhiệm đề tài khi đăng ký đề tài NCKH. Những đề tài nào có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đều có hình thức xử phạt nghiêm minh.

Về thời gian nghiên cứu khoa học

Thời gian thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đƣợc áp dụng đối với cán bộ, giảng viên, theo năm học, tính từ khi bắt đầu Học kỳ I, tháng 9 đến hết Học kỳ II, tháng 6 hàng năm. Thời điểm tổng kết thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là thời điểm Trƣờng tổng kết thi đua khen thƣởng năm học, do Phòng Tổ chức - Cán bộ triển khai.

- Những đề tài cấp cơ sở đƣợc Hội đồng khoa học nhà trƣờng đánh giá cao, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn, tác giả có hƣớng phát triển tiếp thì đƣợc chọn thực hiện NCKH cấp Trƣờng. Thời gian thực hiện đề tài NCKH cấp Trƣờng là không quá 02 năm học (tùy theo mức độ và quy mô của đề tài). Các trƣờng hợp đặc biệt thời gian nghiên cứu đề tài có thể kéo dài thêm 03 tháng kể từ ngày hết hạn hợp đồng, nhƣng phải có giấy gia hạn nêu rõ lý do cụ thể và đƣợc Hội đồng khoa học nhà trƣờng đồng ý, Hiệu trƣởng phê duyệt.

- Thời gian NCKH (có thể quy đổi từ các công trình NCKH ra thời gian làm việc và ngƣợc lại có thể quy đổi thời gian làm việc NCKH ra số lƣợng công trình nghiên cứu khoa học và tƣơng đƣơng).

70

Một phần của tài liệu Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh (Trang 70)