0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 61 -61 )

9. Kết cấu của luận văn

2.2.11. Đánh giá chung:

Trong những năm gần đây, công tác NCKH của nhà trƣờng đã đƣợc chú trọng và phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tổng số đề tài các cấp trong 5 năm qua là 319 đề tài, trong đó đáng lƣu ý là số lƣợng đề tài từ nguồn kinh phí quốc tế và hợp tác với trƣờng chiếm xấp xỉ tới 1/6. Điều đó cho thấy khai thác các nguồn lực cho nghiên cứu đang đi vào định hƣớng chính của nhà trƣờng trong giai đoạn hội nhập hiện nay. [5,6]

Điểm mạnh:

Hoạt động NCKH là nhiệm vụ đƣợc BGH trƣờng Đại học Hồng Bàng rất quan tâm và đầu tƣ nguồn lực, tạo điều kiện cho hoạt động này ngày càng hoàn thiện. Thể hiện:

- Trƣờng ĐH Hồng Bàng đã thành lập Hội đồng Khoa học nghiệm thu, quản lý NCKH của trƣờng là những nhà khoa học có trình độ chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong NC và đánh giá NCKH.

- Trƣờng cũng xây dựng đƣợc quy định về quản lý hoạt động NCKH với những nguyên tắc, mục tiêu, nội dung cụ thể, khá rõ ràng, đƣợc sự đánh giá cao của các GV, tạo điều kiện cho GV định hƣớng đúng đắn khi làm công tác NCKH.

- Hầu hết GV trong trƣờng đều có kinh nghiệm, thâm niên, có trình độ, tận tâm yêu nghề.

Điểm yếu:

Bên cạnh những điểm mạnh, tác giả cũng nhận thấy hoạt động NCKH của GV Hồng Bàng còn nhiều điểm cần khắc phục: Còn nhiều giảng viên trong trƣờng vẫn chƣa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Hầu hết các đề tài vẫn chƣa vƣợt ra ngoài khuôn khổ của trƣờng ĐH Hồng Bàng, số lƣợng đề tài cấp Bộ, thành phố, tỉnh còn rất hạn chế.

Việc triển khai đề tài còn chậm, không đúng tiến độ, đa số các đề tài phải xin gia hạn thêm thời gian.

59

Nguyên nhân của những hạn chế là:

- Một số giảng viên còn chƣa dành thời gian nhiều và tâm huyết tham gia NCKH; còn quan niệm chấp nhận quy đổi hoặc không thừa giờ lao động thay vì phải NCKH. Chƣa có nhiều ngƣời có chuyên môn đầu ngành về lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

- Một số quy định trong hƣớng dẫn NCKH của trƣờng còn thiếu: chƣa có quy định về giới hạn nội dung và quy mô cho đề tài cấp trƣờng, quy định về giới hạn khung kinh phí, quy định về việc báo cáo tiến độ cho đề tài, quy định về khen thƣởng và kỷ luật đối với NCKH. Chƣa có chế tài để xử lý những CB, GV không tham gia NCKH. Một số đơn vị trong trƣờng còn thiếu phƣơng tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

- Kinh phí đề tài cấp trƣờng thấp chƣa thu hút sự đam mê trong nghiên cứu khoa học. Chƣa tạo điều kiện của các doanh nghiệp, công ty trao đổi với giảng viên để đặt hàng nghiên cứu mang tính ứng dụng.

- Nhiều công trình nghiên cứu xong không ứng dụng, sau khi hoàn thành chỉ để trong hộp tủ. Có ít cơ chế liên kết giữa trƣờng Hồng Bàng và trƣờng bạn để sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Những bài học kinh nghiệm

- Để phát triển NCKH nhà trƣờng cần quy định chặt chẽ hơn nữa về công tác NCKH trong GV, có hình thức khen thƣởng thích đáng đối với những GV hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử phạt đối với những GV chây lƣời, chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ của giảng viên, không thực hiện NCKH.

- Các tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH của GV đã xây dựng nhƣng cần cụ thể hơn, rõ nét hơn. Xây dựng chính sách khen thƣởng và vinh danh các nhà khoa học, các GV có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN. Có chính sách đãi ngộ khuyến khích các nhà khoa học ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài hợp tác với các nhà khoa học, các GV của trƣờng trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Qui định mức khen thƣởng theo tỷ lệ % hợp lý của số tiền làm lợi khi chuyển giao công nghệ.

60

- Cần xác định rõ hơn các tiêu chí đánh giá đề tài NCKH để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc đánh giá của Hội đồng nghiệm thu. Tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho NCKH, thủ tục quyết toán tài chính tránh rƣờm rà, chậm chạp. Có chính sách hỗ trợ đối với các GV đăng ký đề tài NCKH cấp Bộ và cấp thành phố. Tăng cƣờng hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nghiên cứu nhƣ tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, công bố kết quả NCKH trong và ngoài nƣớc.

- Bổ sung quy định về thành phần, thời gian số lƣợng ngƣời tham gia đề tài NCKH cũng nhƣ phƣơng pháp NCKH tốt hơn để không làm ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng nghiệm thu đề tài.

- Phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động NCKH; phải gắn kết giữa công tác giảng dạy với NCKH. Từ đó, đề ra kế hoạch nghiên cứu kết hợp với công tác hƣớng dẫn NCKH cho SV, học viên sau đại học; tham gia đóng góp ý kiến để hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ càng ngày, càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

- Các nhà chuyên môn về NCKH tƣ vấn và hỗ trợ cho các GV để khơi dậy và kích động niềm đam mê NCKH, nhận thức và xác định nhiệm vụ NCKH là nhiệm vụ cần thiết đối với ngƣời GV.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trƣờng ĐH Hồng Bàng, việc tổng hợp và phân tích các số liệu điều tra về thực trạng hoạt động và đánh giá hoạt động NCKH của GV, tác giả đƣa ra một số nhận định sau:

1. Thƣ́ nhất : Hoạt động NCKH có tính bức thiết lâu dài, là yêu cầu chiến lƣợc đối với trƣờng ĐH Hồng Bàng TP. HCM nói riêng, của hệ đào tạo chuyên nghiệp nói chung và của toàn ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ huấn luyện đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo.

2. Thƣ́ hai: Hoạt động NCKH của GV trƣờng Hồng Bàng đƣợc BGH trƣờng và toàn thể CB, GV, học viên, SV nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng, có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy của GV.

61

3. Thƣ́ ba : Tuy nhiên việc NCKH và đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên cũng còn một số hạn chế cần khắc phục để thúc đẩy cán bộ, giảng viên tích cƣ̣c NCKH hơn nƣ̃a.

62

CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NCKH KẾT HỢP VỚI GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG TP. HCM

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 61 -61 )

×