5. Kết cấu luận văn
1.3.3 Thiết lập ma trận SWOT và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu.
Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp
có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiếu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...
Hình 1.6: Basic S.W.O.T
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh của một doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực và khả năng có thể sử dụng như cơ sở, nền tảng để phát triển lợi thế cạnh tranh, ví dụ như:
- Bằng sáng chế,
- Nhãn hiệu có tên tuổi,
- Lợi thế chi phí thấp do có bí quyết sản xuất riêng,
- Khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cao cấp, - Khả năng tiếp cận dễ dàng với các mạng lưới phân phối.
Điểm yếu (Weaknesses)
Việc không có các điểm mạnh được coi là một điểm yếu. Những đặc điểm sau đây có thể bị coi là điểm yếu:
- Không có bảo hộ bằng sáng chế, - Nhãn hiệu ít người biết đến,
- Bị khách hàng cho rằng có tiếng xấu, - Cơ cấu vận hành đòi hỏi chi phí cao,
- Ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, - Ít khả năng tiếp cận với các kênh phân phối chính.
Trong một số trường hợp, điểm yếu có thể chính là điểm mạnh, nếu xét từ một góc độ khác. Thử tìm hiểu trường hợp về một đơn vị sản xuất có công suất hoạt động lớn, ta có thể thấy rõ điều này. Mặc dù công suất lớn có thể coi là một điểm mạnh mà các đối thủ cạnh tranh của công ty này không có, nhưng cũng có thể coi là một điểu yếu, nếu việc tập trung đầu tư lớn vào công suất khiến công ty khó có thể nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường.
Cơ hội (Opportunities)
Việc phân tích môi trường bên ngoài có thể hé mở những cơ hội mới để tạo ra lợi nhuận và phát triển, chẳng hạn như:
- Nhu cầu khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ, - Sự xuất hiện công nghệ mới,
- Quy định lỏng lẻo,
- Sự xóa bỏ các rào cản thương mại quốc tế. Nguy cơ (Threats)
Những thay đổi của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài có thể tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Thị hiếu khách hàng chuyển từ sản phẩm của công ty sang sản phẩm khác, - Sự xuất hiện sản phẩm thay thế,
- Các quy định luật pháp mới,
Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn.
Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các công ty cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT (hay còn gọi là ma trận TOWS) như được trình bày dưới đây.
Hình 1.7: Phân tích S.W.O.T
Trong đó:
- Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty,
- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, - Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài,
- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.
Kết luận chương 1
Chương 1 đề tài đã trình bày về cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược của doanh nghiệp như: hệ thống chiến lược doanh nghiệp, phương pháp xây dựng chiến lược doanh nghiệp, sử dụng công cụ UPSTAIR để lựa chọn chiến lược.
Đ ặ t r a c h i ế n l ư ợ c p h á t t r i ể n c h o C ô n g t y l à m ộ t c h u y ệ n v à v i ệ c t ì m k i ế m á p dụng các nguồn lực để thực hiện được chiến lược đó là cả một vấn đề. Điều mà bản thân các công ty tự hỏi là chiến lược đó của công ty sẽ thực hiện như thế nào và trong bao lâu và chiến lược đó đã phù hợp với công ty hay không, quá ít hay quá khả năng. Đề ra một chiến lược cho công ty không phải là một điều dễ dàng, đó là một quá trình nghiên cứu của các nhà quản trị, khi đề ra một chiến lược cho công ty, một nhà quản trị phải tìm hiểu một cách rõ ràn g những nhân tố bên ngoài tác động đến công ty và những khả năng mà côn g ty có thể cung ứng cho chiến lược ấy đạt được mục tiêu. M ộ t c h i ế n l ư ợ c t ố t l à m ộ t c h i ế n l ư ợ c r õ r à n g c ụ t h ể p h ù h ợ p v ớ i x u t h ế k h ả năng của công ty khi đã đề ra được chiến lược thì việc thực hiện chiến lược phải luôn sát cánh bên những chiến lược mà công ty đã đưa ra.quan trọng lànguồn lực của công ty phải luôn phù hợp, trong quá trình thực hiện việc nhàquản trị phải điều tiết như thế nào tạo được sự liên kết giữa 2 vấn đề này thì mục tiêu chiến lược mới có thể đạt được. Vai trò của một nhà quản trị hết sức quan trọng trong quá trình đề ra cũng như hoạt động của một công ty vì nếu như nhà quản trị không có một cái nhìn tốt, rộng thì sẽ làm cho Công ty: một là không dùng hết nguồn lực thực lực, hai là sử dụng quá khả năng không phù hợp với một công ty với quy mô như vậy.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần VIGLACERA Tiên Sơn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Thông tin chung
Tên gọi : Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn
Tên giao dịch quốc tế : Viglacera Tien Son Joint Stock Company
Tên viết tắt : VIT
Địa chỉ : Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại : 0241 3 839 390 Fax: 0241 3 838917 Website : www.graniteviglacera.com.vn
Logo :
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Thành lập từ năm 2001 theo Quyết định số 1866/QĐ-BXD ngày 02 tháng 11 năm 2001, Công ty Gạch Granite Tiên Sơn là doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây dựng (Viglacera).
Ngày 23 tháng 01 năm 2007, Công ty Granite Tiên Sơn - Viglacera đổi tên thành Công ty Granite Viglacera Tiên Sơn theo Quyết định số 28/QĐ - HĐQT ngày 13 tháng 01 năm 2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây dựng.
Ngày 19 tháng 10 năm 2007, Công ty Granite Viglacera Tiên Sơn thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng chuyển thành Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn theo Quyết định số 1309/QĐ-BXD ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh công ty cổ phần số 21.03.000297 được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 1 tháng 11 năm 2007.
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty - Tầm nhìn: Hệ thống quản lý sản xuất và kinh doanh hiện đại; cung cấp giá trị - Tầm nhìn: Hệ thống quản lý sản xuất và kinh doanh hiện đại; cung cấp giá trị bền vững cho công ty và khách hàng.
- Sứ mệnh: Sản xuất sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và các thẩm mỹ của kiến trúc hiện đại. Mục tiêu của công ty vào năm 2020 để trở thành số một trong những nhà sản xuất của Việt Nam - Giá trị cốt lõi: Công nghệ sản xuất, giá trị thương hiệu
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty Cổ phần Viglacera được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Điều lệ Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn được Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty thông qua ngày 30 tháng 10 năm 2007.
Trụ sở chính:
Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Điện thoại: 0241 839 390 Fax: 0241 838917
Chí nhánh Miền Trung: Chi nhánh Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tại Thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 353 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0511 3659445 Fax: 0511 3659 445
Chi nhánh Miền Nam Chi nhánh Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 156 Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08 38490289 Fax: 08 38491630 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Ninh cấp lần đầu ngày 01 tháng 11 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 03 ngày 29 tháng 05 năm 2008. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty : Sản xuất và cung ứng các sản phẩm gạch ốp lát Granite.
Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng (Bốn mươi lăm tỷ đồng chẵn) Cơ cấu vốn cổ phần
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2012
Chỉ tiêu Số lượng Cổ phần Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm
xây dựng
2.295.000 22.950.000.000 51,00
Cổ phần của cổ đông bên ngoài 1.486.872 14.868.720.000 33,04
Cổ đông trong Công ty 718.128 7.181.280.000 15,96
Tổng số cổ phần 4.500.000 45.000.000.000 100
(Nguồn: Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn) 2.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Cơ cấu bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn
(Nguồn: Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn) Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
PGĐ nhân sự PGĐ Kinh doanh Kế toán trưởng GĐ Nhà máy
P. TCHC P. KD P. TCKT P. K H S X P. K T P X C Đ P X S X Khối hành chính nhân sự Khối kinh doanh Khối tài chính, kiểm toán, kế
2.2. Phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô đến công ty VIGLACERA Tiên Sơn 2.2.1. Phân tích tác động của yếu tố Chính trị - Pháp luật 2.2.1. Phân tích tác động của yếu tố Chính trị - Pháp luật
Những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng sản phẩm gạch granite dùng cho ốp lát các Công trình xây dựng. Tuy nhiên, tại các nước phát triển chi phí nhân công cao, chính phủ liên tục đưa ra các chính sách như gìn giữ tài nguyên môi trường, an ninh năng lượng... Trước tình hình trên, các nước phát triển chủ trương khuyến khích nhập khẩu sản phẩm Granite từ các nước đang phát triển hơn là sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, nhu cầu sản phẩm Granite của các thị trường tiềm năng và quen thuộc như Đài Loan, Nhật, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp... liên tục tăng cao. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng báo hiệu sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản của nhiều nước trên thế giới sau một thời gian dài trầm lắng do bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Những mâu thuẫn và bất đồng về chính trị giữa các nước châu Âu, Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản... với Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến cho cơ hội xuất khẩu sản phẩm Granite sang thị trường các nước phát triển ngày càng được mở rộng.
Cũng trong năm qua, Trung Quốc là quốc gia được đánh giá là số 1 thế giới về ngành sản xuất sản phẩm Granite với sản lượng 5.600 triệu m2/năm cũng đang gặp phải những khó khăn do:
+ Giá thành sản xuất tăng do nguyên liệu, nhiên liệu và nhân công liên tục tăng cao
+ Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô giảm nhiệt nền kinh tế phát triển quá nóng, ngân hàng thu hẹp toàn diện, ảnh hưởng xấu đến ngành bất động sản, thắt chặt vốn lưu động của ngành gốm sứ.
+ Sản lượng tăng nhanh rộng dẫn đến cung vượt cầu nghiêm trọng. Riêng trong năm 2011 đã có hơn 200 dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động, tăng 600 triệu m2. + Trong những năm gần đây, nhà nước Trung Quốc đặc biệt coi trọng vấn đề gìn giữ tài nguyên môi trường. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Trung Quốc chủ yếu tập trung tại thành phố Foshan phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi chính phủ buộc phải di dời nhà máy sang các vùng lân cận. Rất nhiều nhà sản xuất của Trung Quốc hiện gặp rất nhiều khó khăn khi phải gián đoạn sản xuất để khẩn trương di dời về những
vùng xa bất lợi về nguồn nguyên liệu và thị trường trước năm 2012. Thế mạnh tập trung nhiều nhà sản xuất tại Foshan không còn giữ nguyên như những năm trước đây.
+ Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách cắt giảm dần dần tiến đến xoá