Xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn (Trang 69)

5. Kết cấu luận văn

2.4.5.Xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Để xây dựng các yếu tố đánh giá các yếu tố bên trong, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của 7 chuyên gia bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, Trưởng Phòng Tài chính, chuyên viên phòng kinh doanh, chuyên viên Phòng Tài chính, một khách hàng lớn của đơn vị, một chuyên viên của của TCT Viglacera và một đối thủ của đơn vị. Dựa trên số điểm được các chuyên gia đánh giá để tính các giá trị trung bình của các mức độ quan trọng và hệ số mức độ đáp ứng của xí nghiệp đối với từng yếu tố

Khả năng đáp ứng của công ty được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4 với: đáp ứng tốt: 4; đáp ứng khá: 3; đáp ứng trung bình: 2; đáp ứng kém: 1.

Mức độ quan trọng được đánh giá từ 0,0-1,0; với 0,0 là không quan trọng và 1,0 là rất quan trọng, trong đó tổng trọng số bằng 1

Điểm bình quân của mức độ đáp ứng và trọng số của từng tiêu thức, được tính bằng bình quân của 7 chuyên gia. Cột tính điểm từng yếu tố bằng tích của 2 cột bình quân Mức độ quan trọng và hệ số của từng hệ số

Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty

Các yếu tố đánh giá bên trong

Trọng số bình quân Khả năng đáp ứng của đơn vị bình quân Khả năng đáp ứng bình quân có trọng số I. Khả năng sản xuất của đơn vị

1. Công ty đã khai thác hiệu quả công suất của máy

móc thiết bị 0.041 2.286 0.095

2. Dây chuyền sản xuất của công ty được đồng bộ hóa

trong sản xuất 0.040 3.571 0.143

3. Khả năng đáp ứng nhưng đơn hàng yêu cầu về chất

lượng và số lượng lớn 0.041 3 0.124

4. Giá thành của đơn vị được tính toán hợp lý 0.039 2.143 0.083 5. Sự đồng bộ hóa của dây chuyền sản xuất gạch men

ảnh hưởng đến sản xuất của công ty 0.040 2.286 0.091 6. Khả năng đáp ứng của công ty về sản xuất sản phẩm

mới 0.037 2.429 0.090

7. Hệ thống kho bãi của công ty đảm bảo cho sản xuất 0.040 2.286 0.091 8. Mặt bằng nhà xưởng của đơn vị đảm bảo sản xuất và

mở rộng 0.043 2.857 0.123

II. Khả năng tài chính: 0.000 0 0.000

1. Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán với các

2. Khả năng sinh lời qua các năm 0.034 3.714 0.127

3. Khả năng về vốn kinh doanh 0.036 2.429 0.087

4. Khả năng kiểm soát công nợ 0.036 2.429 0.087

5. Khả năng tiếp cận nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn

thấp 0.034 2.857 0.098

6. Khả năng xác định cấu trúc vốn của nhà quản trị 0.027 1.857 0.050 III. Marketing và đầu tư phát triển 0.000 0 0.000 1. Thị trường mới luôn được công ty chú trọng mở

rộng thị trường và có các chính sách Marketing phù hợp

0.039 2.857 0.110

2. Công tác nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách

hàng đang được công ty thực hiện 0.024 2.571 0.062 3. Công tác nghiên cứu các sản phẩm mới luôn được

chú trọng 0.037 2.714 0.101 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Hệ thống các kênh phân phối của công ty phù hợp 0.039 2.286 0.088 IV. Nguồn nhân lực

1. Tay nghề và kiến thức của cán bộ công nhân viên của

công ty luôn được trau dồi và nâng cao 0.034 2.571 0.088 2. Cán bộ công nhân viên công ty luôn yên tâm công tác 0.041 2.857 0.118 3. Đối với nhân lực tay nghề cao công ty luôn có các

hình thức đãi ngộ cụ thể và thiết thực nhằm gắn bó họ với công ty

0.037 3.429 0.127

4. Nguồn tuyển dụng lao động của công ty luôn sẵn có 0.040 2.571 0.103 5. Khả năng tiếp cận công nghệ mới của người lao động

trong công ty 0.037 2 0.074

V. Quản trị

1. Hệ thống quản trị của doanh nghiệp được xây dựng trên thực tiễn kinh doanh và mục tiêu của công ty nhằm tạo ra sự thông suốt trong quá trình quản trị

2. Người lãnh đạo công ty là người có tầm nhìn chiến

lược và hết lòng vì công ty 0.034 3.143 0.108

3. Mối liên hệ giữa các cấp quản trị của công ty luôn

được thông suốt 0.044 3.571 0.158

4. Khả năng hợp tác kinh doanh với các đối tác của

công ty 0.040 3.143 0.126

1.000 2.742

Nhận xét: Với bảng tổng hợp trên cho thấy mức độ đáp ứng của CTCP Viglacera Tiên Sơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình đang có khả năng đáp ứng tốt (2,742>2.5)

Từ bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và bảng đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ta xây dựng được ma trận yếu tố bên trong - bên ngoài (IF) như sau:

Tóm lại, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng CTCP Viglacera Tiên Sơn nêu trên. Ta thấy công ty có nhiều thuận lợi và khó khăn, cũng như cơ hội và thách thức. Vì vậy để có thể nắm bắt cơ hội, vượt quá thách thức, hạn chế khó khăn dựa trên sức mạnh nội tại của công ty để đạt được mục tiêu kinh doanh từ nay đến năm 2020 thì cần có một chiến lược kinh doanh phù hợp.

Kết luận chương 2

Năm 2011 – 2012 là một năm nền kinh tế đầy biến động, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn vẫn kinh doanh hiệu quả, nhờ sử dung hiệu quả các nguồn lực, hệ thống phân phối rộng. Trong lĩnh vực kinh doanh công ty có nhiều đối thủ trong và ngoài nước cạnh tranh khốc liệt.

Bên cạnh đó nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và mầu mã của sản phẩm ngày cang cao và đa dạng nên để đáp ứng tốt cho nhu cầu ngày càng phát triển không ngừng đó Công ty phải đầ tư đồng bộ dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng thời thường xuyên khảo sát nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách tốt nhất.

Chính vì lẽ đó việc nhận ra những cơ hội nguy cơ từ bên ngoài cũng như sức mạnh, điểm yếu từ bên trong để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp cho công ty trong tình hình mới là điều hết sức cần thiết.

CHƯƠNG III : LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn (Trang 69)