5. Kết cấu luận văn
2.4.2.7. Hỗ trợ nhà phân phối
- Thiết kế và dựng phòng mẫu của nhà phân phối và 1 số cửa hàng của phà phân phối..
- Cung cấp giá kệ, mẫu, catalog cho các đại lý, của hàng nhà phân phối..
- Thành lập tổ công trình hỗ , tiếp thị chào bán vào các công trình thông qua các nhà PP phụ trách.
- Hỗ trợ các chơng trình khuyến mại, theo giai đoạn và từng công trình cụ thể. 2.4.2.8. Chiến lược thị trường của công ty
- Chiến lược không dẫn đầu về mẫu mã, chỉ tổ chức sản xuất lớn và cung ứng các sản phẩm đã được kiểm chứng.
- Các sản phẩm kích thước lớn 60, 80 mới bắt đầu thông dụng ở Việt Nam 2 năm trở lại đây, vì vậy thời điểm hiện nay các sản phẩm này mới chỉ bắt đầu qua giai đoạn đầu tiên đi vào sự phát triển thị trường. Nhu cầu thị trường đang tăng nhanh vì vậy công ty tập trung sản xuất các sản phẩm kích thước lớn, chiến lĩnh thị trường nội địa.
2.4.3. Nguồn nhân lực của công ty Viglacera Tiên sơn
Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty hiện tại 800 người với thu nhập tối thiểu 3,7 triệu VNĐ/người/tháng. Nguồn nhân lực trong công ty tại thời điểm hiện tại có 10 thạc sĩ MBA, 110 kỹ sư, cử nhân các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau, 50 lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp còn lại là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.
Công ty có đội ngũ lao động tương đối đông đảo và có mức thu nhập khá cao trong ngành vì vậy là một vấn đề thuận lợi trong công tác sử dụng lao động. Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực trong công ty thì hoạt động đánh giá thực hiện công việc là một nhiệm vụ được ban lãnh đạo công ty coi trọng nhất vì nó là hoạt động sống còn quyết định tương lai của công ty.
2.4.4. Phân tích năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn Đánh giá kết quả của công ty trong thời gian qua được thực hiện thông qua tính Đánh giá kết quả của công ty trong thời gian qua được thực hiện thông qua tính toán và xem xét một số các tỷ số tài chính quan trọng. Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011 và năm 2012, một số chỉ tiêu tài chính quan trọng được xác định để đánh giá khái quát năng lực tài chính của công ty như sau:
Bảng 2.12: Bảng cân đối Kế toán tóm tắt của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn năm 2011 và 2012 Đơn vị: VNĐ Tên chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 I. Tổng tài sản 333.584.902.850 430.312.993.046 1. Tài sản ngắn hạn 138.905.506.078 160.032.343.199 2. Tài sản dài hạn 194.679.396.772 270.280.649.847 II. Tổng nguồn vốn 333.584.902.850 430.312.993.046 1. Nợ phải trả 313.635.107.997 373.416.678.702 Trong đó:- Nợ Ngắn hạn 143.157.026.349 164.609.876.523 - Nợ dài hạn 170.478.081.648 208.806.802.179 2. NV CSH 19.949.794.853 56.896.314.344 Trong đó: Vốn Cổ phần 15.000.000.000 45.000.000.000 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn)
Từ bảng trên, ta thấy quy mô tài sản của Công ty đã có sự tăng trưởng do có sự đầu tư mở rộng sản xuất. Tại thời điểm 31/12/2011 tổng tài sản là 333,5 tỷ VNĐ, đến 31/12/2012 đã tăng lên 430,3 tỷ VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 129% so với cuối năm 2011.
Để thấy rõ sự quy mô thay đổi về quy mô kinh doanh, ta xem xét Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau:
Bảng 2.13: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và 2012
Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu thuần 263,412,973,846 410.204.000.000
2 Giá vốn hàng bán 203,567,808,327 329,698,000,000
3 Chi phí tài chính 28,473,391,764 27,496,000,000
4 Chi phí bán hàng 18,511,165,389 25,371,000,000
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7,511,371,784 8,086,000,000 6 Tổng lợi nhuận trớc thuế 5,349,236,582 19.550.000.000 7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,497,786,243 4,887,500,000 8 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 3,851,450,339 14,662,500,000
Doanh thu thuần năm 2012 là 410,2 tỷ VNĐ; năm 2011 là 263,4 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2011 là do năm 2012 Công ty có sự dịch chuyển theo hướng sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm kích thước lớn, giá trị cao. Chính vì vậy, mặc dù sản lượng tiêu thụ năm 2011 và 2012 là tương đương nhau nhưng doanh thu năm 2012 đã có sự tăng trưởng. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 380% so với năm 2011.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn, ta xem xét trên những mặt sau:
- Cơ cấu tài sản, nguồn vốn
- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty - Khả năng thanh toán
- Khả năng sinh lời
2.4.4.1. Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Bảng 2.14: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: VNĐ Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012
Tuyệt đối Tương đối Tổng tài sản 333.584.902.850 430.312.993.046 96.728.090.196 28,99% Tài sản ngắn hạn 138.905.506.078 160.032.343.199 21.126.837.121 15,21% Tài sản dài hạn 194.679.396.772 270.280.649.847 75.601.253.075 38,83% Nợ phải trả 313.635.107.997 373.416.678.702 59.781.570.705 19,06% Trong đó:- Nợ Ngắn hạn 143.157.026.349 164.609.876.523 21.452.850.174 14,98% - Nợ dài hạn 170.478.081.648 208.806.802.179 38.328.720.531 22,48% Nguồn vốn CSH 19.949.794.853 56.896.314.344 36.946.519.491 85,19% Hệ số nợ tổng quát (Tổng nợ/Tổng nguồn vốn) 0,94 0,87 -0.07 -7,4% Tỷ suất tự tài trợ (Vốn CSH/Tổng vốn) 0,06 0,13 0,07 116,7%
Hệ số đầu tư vào TS dài hạn (Tổng TSDH/Tổng TS)
0,58 0,63 0,05 8,6%
Hệ số đầu tư vào TS ngắn hạn (Tổng TSNH/Tổng TS)
0,42 0,37 -0,05 -11,9%
Cơ cấu tài sản (Tổng TSNH/Tổng TSDH)
0,71 0,59 -0,12 -16,9%
Bảng trên cho ta thấy, tài sản dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu tài sản (58,36% cuối năm 2011 và 62,8% cuối năm 2012). Điều này chủ yếu do năm 2012 Công ty triển khai đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 công suất 1,5 triệu m2 sản phẩm/năm nâng tổng công suất lên 4,5 triệu m2 sản phẩm/năm.
Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay (hệ số nợ vào 31/12/2011 là 0,95 và 0,85 tại thời điểm 31/12/2012). Hệ số nợ khá cao cho thấy Công ty chủ yếu hoạt động bằng vốn vay nên khá rủi ro về lãi suất khi Ngân hàng tăng lãi suất cho vay..
2.4.4.2. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty
Vốn luôn là yếu tố cơ bản để một doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào loại tài sản nào, quản lý và sử dụng chúng ra sao cho có hiệu quả luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm. Doanh nghiệp phải tìm cách tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đồng thời huy động tối đa vốn cố định mà mình có vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đánh giá chính xác tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn, ta đi nghiên cứu cụ thể hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Trong năm 2012, công ty đã tiến hành mua sắm Tài sản cố định với một số lượng lớn, tuy nhiên tài sản cố định phải cần thời gian mới có thể phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng bất lợi trong ngắn hạn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
2.4.4.3. Về khả năng thanh toán
Bảng 2.15: Các hệ số khả năng thanh toán trong một số năm gần đây
Chênh lệch Chỉ tiêu
Đơn
vị 31/12/2011 31/12/2012
Tuyệt đối Tương đối Hệ số khả năng TT tổng quát (Tổng TS/Tổng nợ) Lần 1,06 1,15 0,09 8,5% Hệ số khả năng TT tạm thời (Tổng TSNH/Tổng nợ NH) Lần 0,97 0,97 0 0%
Hệ số khả năng TT lãi vay (Lãi vay phải trả + LN TT)/Lãi vay phải trả
Lần 1,23 1,19 -0,04 -3,3%
(Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn)
Qua bảng trên ta thấy, trong các năm vừa qua, khả năng thanh toán của Công ty luôn được duy trì ở mức chấp nhận được. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều đạt so với yêu cầu.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tại thời điểm cuối năm 2011 là 1,06 đến cuối năm 2012 là 1,17 cho thấy tài sản của Công ty lớn hơn các khoản nợ phải trả, hay nói cách khác khả năng thanh toán của Công ty đều >1 và khả năng thanh toán cuối năm 2012 tăng 8,5% so với năm 2011.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này ở Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn vào cuối năm 2011 và 2012 lần đều ở mức 0,97 được đánh giá là hơi thấp, điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn khá cao, đơn vị bị mất cân đối về nguồn vốn, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn.
Về khả năng thanh toán lãi vay, năm 2011 hệ số này là 1,23 lần đến năm 2012 đã giảm xuống còn 1,19 lần. Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty đảm bảo việc chi trả lãi vay cho các tổ chức tín dụng tài trợ vốn.
2.4.4.4. Năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn a. Những ưu thế về năng lực tài chính a. Những ưu thế về năng lực tài chính
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn vẫn đạt được những kết quả khả quan trong năm 2012, nếu như các đơn vị cùng ngành đều phát sinh lỗ trong năm 2012 thì Công ty đã có được lợi nhuận ròng là 19,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty đang dần được nâng lên. Mặt khác, Công ty đã có được lượng khách hàng thường xuyên, ổn định, đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Do mới thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp từ năm 2011 nên tình hình tài chính của Công ty được đánh giá là lành mạnh, không có nợ khó đòi và hàng hóa chậm luân chuyển, khả năng thanh toán đều >1.
- Vốn chủ sở hữu tăng từ 19,9 tỷ năm 2011 lên 56,9 tỷ tăng 37 tỷ tương ứng 185% là do trong năm 2012 Công ty tăng Vốn điều lệ từ 15 tỷ lên 45 tỷ đồng để đầu tư mở rộng sản xuất và một phần thặng dư vốn do phát hành trên mệnh giá.
b. Những hạn chế về năng lực tài chính
- Hệ số nợ cao (chiếm 95% tổng nguồn vốn năm 2010 và 85% năm 2011) nên rủi ro về lãi suất khá cao. Đặc biệt năm 2011 đã phản ánh rõ nét điều này.
- Các khoản phải thu và hàng tồn kho khá cao làm tăng vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn cả trong năm 2011 và năm 2012 thể hiện công ty sử dụng sai nguồn vốn, dùng vốn lưu động để đầu tư tài sản dài hạn. Điều nfayf sẽ dẫn đến Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
2.4.5. Xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Để xây dựng các yếu tố đánh giá các yếu tố bên trong, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của 7 chuyên gia bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, Trưởng Phòng Tài chính, chuyên viên phòng kinh doanh, chuyên viên Phòng Tài chính, một khách hàng lớn của đơn vị, một chuyên viên của của TCT Viglacera và một đối thủ của đơn vị. Dựa trên số điểm được các chuyên gia đánh giá để tính các giá trị trung bình của các mức độ quan trọng và hệ số mức độ đáp ứng của xí nghiệp đối với từng yếu tố
Khả năng đáp ứng của công ty được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4 với: đáp ứng tốt: 4; đáp ứng khá: 3; đáp ứng trung bình: 2; đáp ứng kém: 1.
Mức độ quan trọng được đánh giá từ 0,0-1,0; với 0,0 là không quan trọng và 1,0 là rất quan trọng, trong đó tổng trọng số bằng 1
Điểm bình quân của mức độ đáp ứng và trọng số của từng tiêu thức, được tính bằng bình quân của 7 chuyên gia. Cột tính điểm từng yếu tố bằng tích của 2 cột bình quân Mức độ quan trọng và hệ số của từng hệ số
Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty
Các yếu tố đánh giá bên trong
Trọng số bình quân Khả năng đáp ứng của đơn vị bình quân Khả năng đáp ứng bình quân có trọng số I. Khả năng sản xuất của đơn vị
1. Công ty đã khai thác hiệu quả công suất của máy
móc thiết bị 0.041 2.286 0.095
2. Dây chuyền sản xuất của công ty được đồng bộ hóa
trong sản xuất 0.040 3.571 0.143
3. Khả năng đáp ứng nhưng đơn hàng yêu cầu về chất
lượng và số lượng lớn 0.041 3 0.124
4. Giá thành của đơn vị được tính toán hợp lý 0.039 2.143 0.083 5. Sự đồng bộ hóa của dây chuyền sản xuất gạch men
ảnh hưởng đến sản xuất của công ty 0.040 2.286 0.091 6. Khả năng đáp ứng của công ty về sản xuất sản phẩm
mới 0.037 2.429 0.090
7. Hệ thống kho bãi của công ty đảm bảo cho sản xuất 0.040 2.286 0.091 8. Mặt bằng nhà xưởng của đơn vị đảm bảo sản xuất và
mở rộng 0.043 2.857 0.123
II. Khả năng tài chính: 0.000 0 0.000
1. Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán với các
2. Khả năng sinh lời qua các năm 0.034 3.714 0.127
3. Khả năng về vốn kinh doanh 0.036 2.429 0.087
4. Khả năng kiểm soát công nợ 0.036 2.429 0.087
5. Khả năng tiếp cận nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn
thấp 0.034 2.857 0.098
6. Khả năng xác định cấu trúc vốn của nhà quản trị 0.027 1.857 0.050 III. Marketing và đầu tư phát triển 0.000 0 0.000 1. Thị trường mới luôn được công ty chú trọng mở
rộng thị trường và có các chính sách Marketing phù hợp
0.039 2.857 0.110
2. Công tác nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách
hàng đang được công ty thực hiện 0.024 2.571 0.062 3. Công tác nghiên cứu các sản phẩm mới luôn được
chú trọng 0.037 2.714 0.101
4. Hệ thống các kênh phân phối của công ty phù hợp 0.039 2.286 0.088 IV. Nguồn nhân lực
1. Tay nghề và kiến thức của cán bộ công nhân viên của
công ty luôn được trau dồi và nâng cao 0.034 2.571 0.088 2. Cán bộ công nhân viên công ty luôn yên tâm công tác 0.041 2.857 0.118 3. Đối với nhân lực tay nghề cao công ty luôn có các
hình thức đãi ngộ cụ thể và thiết thực nhằm gắn bó họ với công ty
0.037 3.429 0.127
4. Nguồn tuyển dụng lao động của công ty luôn sẵn có 0.040 2.571 0.103 5. Khả năng tiếp cận công nghệ mới của người lao động
trong công ty 0.037 2 0.074
V. Quản trị
1. Hệ thống quản trị của doanh nghiệp được xây dựng trên thực tiễn kinh doanh và mục tiêu của công ty nhằm tạo ra sự thông suốt trong quá trình quản trị
2. Người lãnh đạo công ty là người có tầm nhìn chiến
lược và hết lòng vì công ty 0.034 3.143 0.108
3. Mối liên hệ giữa các cấp quản trị của công ty luôn
được thông suốt 0.044 3.571 0.158
4. Khả năng hợp tác kinh doanh với các đối tác của
công ty 0.040 3.143 0.126
1.000 2.742
Nhận xét: Với bảng tổng hợp trên cho thấy mức độ đáp ứng của CTCP Viglacera Tiên Sơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình đang có khả năng đáp ứng tốt (2,742>2.5)
Từ bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và bảng đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ta xây dựng được ma trận yếu tố bên trong - bên ngoài (IF) như sau:
Tóm lại, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng CTCP Viglacera Tiên Sơn nêu trên. Ta thấy công ty có nhiều thuận lợi và khó khăn, cũng như cơ hội và thách thức. Vì vậy để có thể nắm bắt cơ hội, vượt quá thách thức, hạn chế khó khăn dựa trên sức