Thách thức (T)

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn (Trang 75)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4.Thách thức (T)

- Do nhu cầu thị trường gạch ốp lát Granite tăng cao, đạt được lợi nhuận nên các nhà sản xuất vật liệu gạch ốp lát đang chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang sản xuất gạch granite ngày càng nhiều tăng dần mức độ cạnh tranh trong ngành.

- Thị trường Miền nam chủ yếu nhập khẩu gạch từ Trung quốc chất lượng và mẫu mã phong phú, các công ty sản xuất gạch ốp lát granite phía Nam là các công ty liên doanh Đài Loan, Trung Quốc chủ yếu tập trung tại Đồng Nai nơi có lợi thế dùng nguồn khí đồng hành có giá thành rẻ và chất lượng tốt cho việc sản xuất gạch granite chất lượng cao. Vì vậy cạnh tranh trên thị trường Miền nam rất gay gắt. Hiện tại công ty Tiên sơn mới chỉ bán được 10% sản lượng sản xuất vào thị trường này, đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn do vậy để thúc đẩy sản lượng sản xuất cần phải thâm nhập vào thị trường này.

- Giá than, điện tăng nhanh và không ổn định nên ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chiến lược kinh doanh của công ty do chi phí nhiên liệu than chiếm tới 30% chi phí sản xuất vì vậy biến động giá than sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp ma trận SWOT

SWOT Điểm mạnh (S)

S1: Lãnh đạo công ty và Tổng công ty tư tưởng cấp tiến, ủng hộ sự phát triển. S2: Đội ngũ quản lý trẻ có năng lực quản lý tốt

S3: Công nghệ hiện đại, chi phí sản xuất thấp.

S4: Sử dụng nhiên liệu than, giảm chi phí sản xuất. S5: Dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, năng lực sản xuất cao.

S6: Sản phẩm mẫu mã hiện đại, chất lượng cao, đặc biệt ở các dòng sản phẩm có kích thước lớn và mài bóng S7: Hệ thống nhà phân Điểm yếu (W) W1: Tài chính: vốn chủ sở hữu ít, hệ số nợ cao W2: Chi phí sử dụng vốn cao. W3: Hệ thống nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu có năng lực thấp.

W4: Chất lượng lao động trực tiếp còn thấp.

W5: Phải nhập khẩu nguyên liệu, men mầu, chiếm tỉ trọng 20% trong chi phí sản xuất.

W6: Công tác nghiên cứu và phát triển chưa được chú trọng và đầu tư.

W7: Công tác nghiên cứu, điều tra thị trường còn yếu

phối có năng lực

S8: Thương hiệu mạnh và có uy tín.

S9: Là công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán, khả năng huy động vốn tốt. Cơ hội (O)

O1: Nhu cầu thị trường nội địa ở các sản phẩm có kích thước lớn, mài bóng chất lượng cao

O2: Các sản phẩm kích thước lớn, đang nhập khẩu với tỉ trọng cao

O3: Chính phủ Đài Loan, Ấn Độ cấm và hạn chế nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc.

O4: Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ.

O5: Giá thành nguyên liệu trong nước thấp

Nhóm phương án SO - Đẩy mạnh công tác đầu tư tăng năng suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm tiềm năng có kích thước lớn và mẫu mã hiện đại.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu sang các thị trường : Đài loan, Ấn Độ, Thái Lan và Châu Âu.

- Hỗ trợ và phát triển mạnh các đối tác nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh việc sử dụng các nguyên liệu trong nước.

Nhóm phương án WO - Tăng nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành thêm cổ phiếu, thu hút vốn đầu tư. - Hỗ trợ và hợp tác mạnh các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước.

- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất.

- Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

- Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mầu sáng, 2 lớp. Hạn chế các nguyên liệu, mầu xương phải nhập khẩu.

- Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển, sản phẩm mới và công nghệ mới.

- Liên kết công ty chuyên nghiệp và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị

trường. Thách thức (T) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T1: Các đối thủ canh tranh nhảy vào thị trường.

T2: Thị trường Miền Nam rộng lớn và cạnh tranh gay gắt, các công ty liên doanh Đài loan, Trung Quốc phát triển mạnh do có công nghệ tốt và quản lý tốt

T3: Các công ty phía Nam sử dụng nhiên liệu khí đồng hành có giá rẻ và chất lượng tốt

T4: Chi phí nhiên liệu tăng do giá than tăng.

T5: Các sản phẩm thay thế : gạch ốp lát ceramic có mẫu mã phong phú và thói quen tiêu dùng lâu đời.

Nhóm phương án ST - Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường. - Sử dụng lợi thế về công nghệ đẩy mạnh sản xuất nhóm sản phẩm nạp liệu 2 lần, kích thước lớn, mài bóng.

- Tập trung nghiên cứu phát triển mẫu mã mới có kích thước lớn

- Đầu tư sản xuất tập trung ở miền Bắc, sử dụng nguồn nguyên liệu than dồi dào và các mỏ nguyên liệu xương tập trung chủ yếu ở Miền Bắc.

- Thâm nhập thị trường Miền Nam bằng các sản phẩm mẫu mã mới và chi phí thấp

- Đầu tư cải tạo các lò nung dài tiết kiệm chi phí nhiên liệu

Nhóm phương án WT - Tăng cường hệ thống quảng bá hình ảnh thương hiệu, thúc đẩy các hoạt động marketing.

- Thúc đẩy, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất tinh gọn và hiệu quả, tăng năng suất lao động. thiết giảm các chi phí sản xuất.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu các hệ thống tận dụng nhiệt hiệu quả trong các quá trình sấy và nung sản phẩm.

- Nâng tầm hệ thống quản lý chất lượng, ổn định chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Bảng 3.2: Hình thành các phương án chiến lược

Các phương án Kết hợp Luận chứng hiệu quả của phương án 1. Đẩy mạnh đầu tư bằng

chiến lược tăng trưởng tập trung

SO Với lợi thế về nhu cầu của thị trường, đội ngũ, hệ thống quản lý sản xuất và công nghệ cần tăng cường đầu tư mở rộng sản

xuất, tập trung xây dựng các nhà máy có công nghệ hiện đại sản xuất qui mô lớn các sản phẩm mài bóng có kích thước lớn 600 – 800 mm, nạp liệu 2 lần mẫu mã hiện đại. Địa điểm tập trung tại Miền Bắc sử dụng các lợi thế về đất đai, nhân công dồi dào, rẻ, nguồn nguyên liệu xương sẵn có, nguồn than dồi dào.

2. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu sang các thị trường Đài loan, Ấn Độ, Thái Lan và Châu Âu.

SO Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Viêt nam, các thuận lợi về chi phí sản xuất so với Trung Quốc, Thái Lan. Các chính sách cấm hoặc hạn chế nhập khẩu nguồn hàng từ Trung quốc của chính phủ Đài Loan, Ấn Độ. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm có kích thước lớn mài của các nước này lớn vì vậy cần phải tập trung xuất khẩu sang các nước này

3. Phát triển hệ thống sản xuất, nâng cao năng lực nội tại của công ty.

ST Nâng cao năng lực quản lý sản xuất của công ty, xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả tăng năng suất chất lượng, tiết giảm chi phí sản xuất, phát triển các mẫu mã mới và các biện pháp tài chính để nâng cao năng lực canh tranh của công ty

4. Thâm nhập thị trường nội địa và chú trọng thị trường Miền Nam.

ST Thay đổi thói quen sử dụng ốp lát bằng các loại gạch ốp lát ceramic của người tiêu dùng nội địa, dùng các biện pháp Marketing quảng bá, tư vấn thi công và sử dụng gạch ốp lát granite, phát huy các tính năng và thế mạnh của gạch ốp lát granite, hạn chế các nhược điểm khi thi công và sử dụng sản phẩm của công ty.

doanh nghiệp cho công ty chức kỷ luật và là một tổ chức có hợp tác và học hỏi để phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn (Trang 75)