Giải pháp nâng cao năng lực quản trị sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn (Trang 84)

5. Kết cấu luận văn

3.4.3.2.Giải pháp nâng cao năng lực quản trị sản xuất của công ty

Đánh giá chiến lược canh tranh bằng chi phí thấp là một chiến lược đúng đắn sau khi xem xét việc thực hiện chiến lược này thông qua quản trị sản xuất tại công ty, tôi kiến nghị 3 giải pháp lớn mà công ty nên thực hiện và hoàn thiện để kiểm soát tốt chi phí sản xuất và ổn định hoạt động sản xuất của công ty Viglacera Tiên sơn :

- Xây dựng và quả lý chuỗi cung ứng hiệu quả từ nhà cung cấp đến sản xuất. - Một số biện pháp loại bỏ những lãng phí trong quá trình sản xuất của công ty. - ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.

Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến sản xuất và nhà phân phối:

Công ty cần có những nhà cung cấp nguyên vật liệu chính ổn định, luôn đảm bảo nguồn hàng phục vụ sản xuất được đầy đủ, kịp thời. Chủ động giám sát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào tại mở của nhà cung cấp, tận dụng kho hàng của nhà cung cấp để dự trừ nguyên vật liệu đầu vào sẵn sàng cho sản xuất. Bên cạnh đó cần hợp tác tốt với nhà cung cấp trong khâu thanh toán, thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết về điều kiện thanh toán, thời gian thanh toán…

Để thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp, sau khi đánh giá và xem xét nhận thấy trong quá trình điều hành sản xuất của công ty đang tồn tại lãng phí nhiều nhất ở các loại lãng phí sau:  Sản phẩm hỏng và Sản xuất thừa.  Vận chuyển.  Lưu kho.  Thao tác. *Nhóm lãng phí do sản xuất thừa và sản phẩm hỏng: Nguyên nhân:

 Do công tác lập kế hoạch đặt hàng và kế hoạch sản xuất chưa chặt chẽ và bám sát thực tế

 Công nghệ sản xuất và các qui trình sản xuất không được chuẩn bị tốt, rủi ro sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất lớn.

 Nguyên liệu đầu vào chất lượng không ổn định, dẫn đến chất lượng không ổn định do vậy phải sản xuất dư để đáp ứng đơn hàng.

 Việc quản lý bảo dưỡng thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất còn chưa tốt nên thiết bị hoạt động chưa đạt được mức độ ổn định cao.

 Hệ thống quản lý chất lượng chưa tốt còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người lao động nên chất lượng sản phẩm không ổn định trong mỗi lô sản phẩm.

Biện pháp loại bỏ Lãng phí do sản xuất dư thừa và sản phẩm hỏng:

 Lập kế hoạch sản xuất tỉ mỉ chi tiết sản xuất vừa đủ và đúng thời điểm, áp dụng phương pháp 6 xĩch-ma để kiểm soát.

 Tăng cuờng công tác giám sát và kiểm tra nguyên liệu từ mỏ và từ nhà cung cấp.

 Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị nghiêm túc theo qui trình.

 Tăng cường công tác đào tạo công nhân vận hành tuân thủ chặt chẽ các qui trình sản xuất.

*Lãng phí do Vận chuyển:

 Lập kế hoạch tác nghiệp hợp lý hoá để chuyên môn hoá từng dây chuyền sản xuất.

 Tăng cường công tác bảo dưỡng thiết bị trên dây chuyền, hạn chế thời gian dừng máy do hỏng hóc thiết bị.

 Bố trí hợp lý hoá mặt bằng công nghệ trên cơ sở hiện có.

*Lãng phí do thao tác: Thiết lập qui trình và hướng dẫn chi tiết các thao tác trên dây chuyềnvà hướng dẫn cụ thể cho công nhân khu vực phân loại đóng hộp sản phẩm.

*Lãng phí do Lưu kho:

 Đẩy mạnh công tác quản lý kho sản phẩm.

 Thúc đẩy công tác bán hàng sản phẩm, Marketing.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng để giảm chi phí sản suất và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

- Đối với các sản phẩm mới cần thiết phải thuê chuyên gia Trung quốc có kinh nghiệm tạo mẫu và xây dựng qui trình sản xuất.

- Nhập một số nguyên liệu cao cấp từ Trung quốc, Ấn độ để bổ xung vào phối liệu nâng cao chất lượng phối liệu xương cao cấp giảm hao hụt và ổn định chất lượng. - Đào tạo cán bộ công nhân tuân thủ nghiêm túc qui trình sản xuất, đào tạo và áp dụng hệ thống cải tiến chất lượng theo phương pháp Kaizen liên tục nâng cao chất lượng và giảm hao hụt.

- Quản lý chất lượng nguyên liệu xương từ mỏ và xưởng của nhà cung cấp, cử cán bộ có kinh nghiệm giám sát chất lượng và cùng nhà cung cấp xây dựng qui trình sơ chế và chế biến nguyên liệu thành phẩm có chất lượng ổn định.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn (Trang 84)