* Để phát triển và nâng cao hiệu quả của loại hình dịch vụ Truyền hình trả tiền thì Đài Truyền hình Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính như:
- Tiếp tục xây dựng mới, bổ sung hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ với người lao động.
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và thực hiện phương thức thu lệ phí truyền hình một cách hợp lý.
- Xây dựng quy chế chi trả hoa hồng cho khách hàng, quy chế thưởng hợp lý, kích thích khả năng đem hiệu quả công việc của các khách hàng lớn.
- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp doanh nghiệp, tăng cường phân cấp quản lý, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị trực thuộc. Đổi mới cơ chế giao khoán, ký hợp đồng đặt hàng đối với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị thuộc Đài với nhau.
- Tiếp tục đẩy mạng tăng các nguồn thu, mở rộng các loại hình dịch vụ truyền hình, viễn thông. Các Trung tâm THVN tại các khu vực phải gắn kế hoạch thu với kế hoạch chi; Phấn đấu đảm bảo thu đủ bù chi đối với kế hoạch phát sóng khu vực, và tiến tới tự chủ hoàn toàn thu, chi hoạt động thường xuyên.
- Chuyển đổi một số đơn vị thành doanh nghiệp và thành lập mới một số doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN hạch toán độc lập.
Đến năm 2020, Đài THVN phấn đấu đạt một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tăng gấp gần 4 lần so với năm 2010, gồm doanh thu quảng cáo và doanh thu các dịch vụ khác. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trích trong năm 2020 tăng hơn 4,3 lần so với năm 2010, được trích từ nguồn vốn khấu hao và từ quỹ đầu tư phát triển.[8]
* Hướng đổi mới cơ chế chính sách tài chính cho loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền trong giai đoạn tới là:
69
Cần xây dựng cho Đài Truyền hình Việt Nam một cơ chế tài chính ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thường xuyên và cho quá trình phát triển của Truyền hình Việt Nam.
Việc thực hiện chế độ tài chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam phải bảo đảm các mục đích, yêu cầu là vừa hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Đài theo quy định của Nhà nước vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; thực hành tiết kiệm chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tư phát triển ngành, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, viên chức Đài trong hoạt động nghiệp vụ.
Hiện tại những nguồn thu chủ yếu của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm: Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối với sự nghiệp truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, nguồn thu từ quảng cáo, nguồn thu các dịch vụ truyền hình. Tuy nhiên muốn tăng nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ truyền hình trả tiền và thu lệ phí người xem truyền hình, cần phải tiếp tục nâng cao tính hấp dẫn của chương trình truyền hình đối với khán giả vừa tiếp tục thu hút quảng cáo hơn nữa. Các bộ phận chức năng của Đài Truyền hình Việt Nam cần nghiên cứu, đề xuất phương thức thu lệ phí truyền hình một cách hợp lý. Có thể triển khai theo phương thức bắt đầu từ các đô thị lớn là thị trường có tiềm năng (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), sau đó tiếp tục nhân rộng ra các đô thị và các tỉnh khác. Tăng nguồn vốn đầu tư cho truyền hình trả tiền và quản lý thuê bao bằng cách tăng cường vốn vay ngân hàng và các tổ chức cho vay ưu đãi, hoặc huy động từ việc hợp tác, liên doanh với các đối tác và tái đầu tư từ nguồn thu của hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền.
Bên cạnh đó căn cứ khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn trong từng thời kỳ, Đài Truyền hình Việt Nam bố trí, lập kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của quy hoạch.
Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện quy hoạch.
70
Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài. Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phục vụ các mục tiêu khác, sử dụng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, xã hội;
Nghiên cứu bổ sung cơ chế huy động và sử dụng quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhằm đẩy mạnh lộ trình số hoá phát thanh, truyền hình, đặc biệt là để hỗ trợ thiết bị thu chương trình phát thanh, truyền hình số cho người dân và giải phóng một phần băng tần đang sử dụng cho truyền hình mặt đất để dùng cho các dịch vụ di động và truy nhập vô tuyến băng rộng
Áp dụng mức ưu đãi theo quy định của Luật công nghệ cao đối với các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số;
Áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế đối với việc nhập khẩu các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số;
Huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn ODA để phát triển hạ tầng truyền hình số mặt đất phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu;
Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng truyền hình số để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình tương tự;
Hỗ trợ kinh phí từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đầu tư triển khai các máy phát số tại những khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn để phát các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu;
Hỗ trợ kinh phí từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích cho các hộ nghèo, cận nghèo, các hộ dân thuộc vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội khác đang sử dụng máy thu hình tương tự để trang bị đầu thu truyền hình số;
71
Xây dựng các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2020 và những năm tiếp theo, trong đó xác định rõ phần kinh phí để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình tương tự mặt đất;
Sử dụng một phần kinh phí thu được trong trường hợp đấu giá tần số vô tuyến điện để thục hiện lộ trình số hóa truyền hình.