Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trong đối với sản xuất và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam đã được hình thành về cơ bản và ban đầu đáp ứng được các yêu cầu sản xuất và cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền cho nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Tuy vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền cần phải hoàn thiện hơn nữa để đi vào hoạt động, sản xuất được những chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đồng thời, để sản xuất các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chất lượng cao, cần phải tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường quay, đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất chương trình truyền hình, đó là những máy móc, thiết bị, vật tư phải nhập khẩu từ các nước phát triển hiện nay ta chưa sản xuất được, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún không hiệu quả. Vật tư thiết bị nhập khẩu phải có hiệu quả về mặt công nghệ, về mặt kinh tế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và của ngành truyền hình Việt Nam, khi đã có cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất chương trình, thì cũng tạo điều kiện nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.
Đối với hệ thống sản xuất chương trình truyền hình, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chương trình; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với quy mô hệ thống các kênh chương trình đồng bộ về công nghệ, thiết bị, thực hiện số hóa hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình, liên tục cập nhật và ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất các chương trình, đầu tư một cách
72
thoả đáng vào các trang thiết bị nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho hiệu quả công việc.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền, bên cạnh các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật, cần phải phát huy yếu tố con người, bởi lẽ con người chính là yếu tố căn bản của sự phát triển bền vững. Để phát huy yếu tố con người theo hướng làm chủ được công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền phục vụ phát triển kinh tế xã hội cần phải chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực theo hướng:
Cần lựa chọn, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý phù hợp, lãnh đạo của Đài và đội ngũ quản lý phải luôn là những người gương mẫu, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, khả năng lãnh đạo tốt là “đầu tàu” cho cán bộ nhân viên của Đài, vì vậy cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật kiến thức pháp luật và đào tạo ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ này.
Cần xác định rõ rằng, nguồn nhân lực là “xương sống” để Đài Truyền hình Việt Nam phát triển. Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Khuyến khích người lao động học tập nâng cao tay nghề làm việc, chuyên tâm phục vụ cho Đài. Để nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng trong nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức phát thanh, truyền hình trong khu vực. Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước cũng như ngoài nước để đào tạo cán bộ sau đại học. Bên cạnh việc gửi cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài, để có chuyên gia giỏi trên tất cả các lĩnh vực: nội dung, kỹ thuật, quản lý.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đồng bộ và toàn diện, có cơ cấu hợp lý, năng động, hoạt động có hiệu quả; vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ kiến thức cao, có năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng mọi tình huống và yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
73
Đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường đào tạo cán bộ trẻ có năng lực trình độ, đảm bảo việc chuyển tiếp các thế hệ cán bộ có hiệu quả và chất lượng.
Không ngừng cải tiến đổi mới các quy trình, thủ tục, phương thức, hình thức đào tạo theo hướng đa dạng, linh hoạt trên cơ sở phân loại đối tượng để có loại hình đào tạo thích hợp. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ chuyên gia cho một số ngành nghề chủ lực về nội dung và kỹ thuật.
Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của nguồn nhân lực của Đài Truyền hình Việt Nam cần xây dựng môi trường làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hoá, đoàn kết, kích thích sự sáng tạo của cá nhân và cùng nhau phát triển, đồng thời cần thực hiện các chính sách sử dụng và đãi ngộ phù hợp, thưởng, phạt phải ở mức thích đáng cho người lao động. Cần mạnh dạn có những cơ chế thoáng hơn nữa trong việc khen thưởng bởi nếu theo quy định của Nhà nước thì nó chưa thoả mãn công sức bỏ ra của những người tâm huyết với nghề, với những sáng tạo không ngừng giúp cho dịch vụ truyền hình trả tiền phát triển, cần có những đãi ngộ xứng đáng cho họ.
Tiếp tục nghiên cứu kiện toàn công tác tổ chức bộ máy; sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của một số đơn vị trực thuộc Đài để hoạt động có hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển trong từng giai đoạn.
Thành lập thêm một số đơn vị như Ban Khoa học và Công nghệ, Doanh nghiệp TDPS, Học viện Truyền hình, Cơ quan thường trú tại nước ngoài, Trung tâm THVN tại các khu vực:
Ban Khoa học và Công nghệ: Với chức năng nhiệm vụ nghiên cứu và tư v ấn cho lãnh đạo Đài về các vấn đề phát triển công nghệ kỹ thuật.
Các doanh nghiệp TDPS: Với chức năng nhiệm vụ truyền dẫn phát sóng các chương trình của Đài THVN và tham gia thị trường truyền dẫn phát sóng theo luật doanh nghiệp và sẽ mở rộng khi có nhu cầu.
Học viện Truyền hình: Với chức năng nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp truyền hình. Tổ chức bộ máy gồm
74
các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ như viện nghiên cứu thông tin truyền thông đa phương tiện, các khoa về nội dung chương trình, kỹ thuật sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng, công nghệ thông tin, viễn thông,...
Các cơ quan thường trú tại nước ngoài: Tại Tây Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Trung tâm THVN tại các khu vực: Tại Tây Bắc (dự kiến tại Sơn La hoặc Yên Bái), Tây Nguyên (dự kiến tại Đăk Lăk).[8]