Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc về dịch vụ truyền hình trả tiền

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 81 - 87)

tiền

Theo Nghị định số 96/2003/NĐ – CP ngày 20/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam thì Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Quốc gia thuộc Chính phủ, hoạt động sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ - CP ngày 1/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuộc Chính phủ vì vậy mọi hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam phải tuân theo như các đơn vị hành chính khác về tài chính, nhân lực, tổ chức…

* Về tài chính, tuân thủ theo Luật ngân sách nhà nước, theo các quy định chặt chẽ tuân theo các hạng mục đã được phê duyệt hàng năm. Hiện nay Đài Truyền hình Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước những vẫn rất cần sự quản lý chặt chẽ của nhà nước ở tầm vĩ mô. Về tài chính cần có sự chủ động hơn nữa trong việc thu chi bởi truyền hình trả tiền là một lĩnh vực hết sức linh động, nhanh nhạy, nhiều khi phải xử lý gấp gáp, nhanh chóng.

82

* Về quản lý nhân lực, Cán bộ nhân viên của Đài làm việc theo Pháp lệnh Cán bộ công chức (từ năm 2010 theo Luật Cán bộ công chức). Việc tuyển dụng phải tuân theo quy định chặt chẽ của Chính phủ, Bộ Nội vụ. Do cơ chế như vậy nên cũng có nhiều hạn chế trong việc tuyển dụng người giỏi với cơ chế linh hoạt trong làm việc. Việc khen thưởng cũng bị hạn chế với mức khen thưởng quá thấp, không kích thích người lao động và những đơn vị hoạt động có hiệu quả, nên chăng, cần có một cơ chế khen thưởng song song tồn tại với cơ chế khen thưởng của Nhà nước.

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật về truyền hình

Chất lượng, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Vì vậy, yêu cầu về một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ trong lĩnh vực truyền hình là hết sức cần thiết.

Chúng ta cần thấu suốt quan điểm: điều chỉnh hoạt động truyền hình thông qua định hướng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước, vừa bảo đảm sự chặt chẽ trong quy định, chế tài, vừa bảo đảm sự thông thoáng cho Đài Truyền hình Việt Nam phát huy tính năng động, sáng tạo.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật truyền hình cần hướng vào các nội dung sau: Thứ nhất, cụ thể hoá, chi tiết hoá các điều khoản quy định. Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động truyền hình. Thứ ba, rà soát, bổ sung những vấn đề mới do thực tiễn và sự phát triển của truyền hình đặt ra

Cần có Pháp lệnh Truyền hình và sau đó là Luật Truyền hình để quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề vĩ mô nhất của truyền hình, hầu như tất cả các lĩnh vực hoạt động khác đều có Luật nhưng với truyền hình thì hiện tại chưa có, bởi đây là một ngành còn non trẻ nên Nhà nước chưa ban hành một đạo luật nào về vấn đề này. Những người làm truyền hình, đều có mong muốn Quốc hội sớm ban hành một đạo luật về truyền hình, tạo một hành lang pháp lý cho họ hoạt động.

83

Phương châm chỉ đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động truyền hình là “phát triển đi đôi với quản lý tốt”. Sự phát triển này không chỉ đơn thuần là tăng về mặt số lượng mà còn bao gồm cả mở rộng quy mô, phạm vi tác động và nâng cao chất lượng thông tin. Việc tiếp tục mở rộng quy mô của Đài Truyền hình Việt Nam trong phạm vi toàn xã hội là một yêu cầu tất yếu. Xã hội luôn phát triển, dân trí ngày càng cao, nhu cầu thông tin, giao tiếp tăng lên. Chính thực tiễn xã hội đòi hỏi mở rộng quy mô thông tin của từng cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình cũng như sự ra đời của những chương trình phát thanh, truyền hình mới. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô này phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển truyền hình, tránh tình trạng chồng chéo, vay mượn nội dung…

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đã có Chiến lược phát triển đến năm 2020. Tuy nhiên, hoạt động của dịch vụ truyền hình trả tiền trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhất là sự bùng nổ của thông tin toàn cầu... đang đặt ra những yêu cầu mới về chiến lược phát triển; đòi hỏi chúng ta phải xây dựng chiến lược phát triển truyền hình lâu dài cho đất nước. Chiến lược này phải là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược truyền hình phải đánh giá được thực trạng về ngành truyền hình ở nước ta, đưa ra được các quan điểm chỉ đạo phát triển và mục tiêu phát triển truyền hình đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu đó.

*Hoàn thiện chế độ chính sách và đầu tư thích hợp đối với lĩnh vực truyền hình

Chế độ, chính sách đối với lĩnh vực truyền hình trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một vấn đề lớn cần được xem xét, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Thời gian qua, chúng ta đã có những bước chuyển biến nhất định trong việc thực hiện chế độ chính sách mềm dẻo đối với truyền hình. Tuy nhiên, các chế độ, chính sách đối với truyền hình vẫn còn lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển hoạt động truyền hình. Do vậy, cần khẩn trương rà soát để bổ sung, sửa đổi một số chính sách, chế độ như: lương, thuế, chính sách tài trợ, giá, quảng cáo. Nhà nước cũng cần

84

có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu các hình thức hoạt động kinh doanh để có chính sách khuyến khích các hình thức kinh doanh phù hợp, tạo nguồn thu, tăng cường cơ sở vật chất đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước.

Hiện nay, Nhà nước vẫn đầu tư khá lớn cho Đài Truyền hình Việt Nam. Trong đó, phần đầu tư cho các phương tiện trang thiết bị ban đầu rất đắt tiền. Trong tương lai, phần đầu tư cho Đài Truyền hình Việt Nam cũng đòi hỏi lượng ngân sách khá lớn. Thực tế, đa số các đài đều hoạt động dựa vào ngân sách. Nhà nước vẫn nên cấp ngân sách nhưng cần tính toán rõ các tiêu chí: mức trợ cấp, đối tượng, thời gian, trợ cấp không hoàn lại hoặc cho vay ban đầu với lãi suất thấp... để Đài Truyền hình Việt Nam hoạt động đúng pháp luật, đúng định hướng, có hiệu quả, có chính sách để tăng cường phát sóng thêm các đài bằng thứ tiếng của các dân tộc thiểu số để chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với đồng bào các dân tộc. Tựu chung lại, Nhà nước cần có chính sách tài chính quốc gia, huy động được các nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động phát triển thông tin; có chính sách và đầu tư thích hợp đối với hoạt động truyền hình.

*Hoàn thiện cơ chế quản lý

Hiện nay, việc tổ chức thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước vẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung các quy định nhằm cải tiến phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước về truyền hình. Cụ thể: xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước về truyền hình; định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan. Trước mắt là quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa Bộ Thông tin và truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam với các ban ngành hữu quan liên quan đến quản lý nhà nước về truyền hình, giữa cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản. Cơ chế này phải bảo đảm sự điều hành thống nhất, có khả năng giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ việc, đồng thời kiểm soát được liên tục hoạt động báo chí, tránh hiện

85

tượng đánh trống bỏ dùi, dễ làm khó bỏ, đùn đẩy công việc cho nhau, trách nhiệm không rõ ràng

86

KẾT LUẬN

Truyền hình trả tiền ở Việt Nam tuy ra đời muộn nhưng đã có bước phát triển rất nhanh. Sau một giai đoạn phát triển bùng nổ, hiện nay Truyền hình trả tiền đã bắt đầu đi vào phát triển theo chiều sâu và hướng tới khách hàng, việc truyền hình trả tiền ra đời sẽ không thay thế hay triệt tiêu truyền hình quảng bá mà nó còn tạo điều kiện cho người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các chương trình truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam với tư cách là Đài Truyền hình Quốc gia nên vừa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của người dân chính vì vậy bên cạnh việc đảm nhận nhiệm vụ của truyền hình quảng bá hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam còn kết hợp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng của người dân. Để thực hiện được tốt hai nhiệm vụ này thì Đài Truyền hình Việt Nam đã có một chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền một cách có bài bản và hợp lý. Đài Truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình lớn nhất của đất nước, có sức ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, chính trị lớn. Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020 là tạo dựng được một hệ thống truyền hình trả tiền phát triển vững chắc trong tương lai, thỏa mãn đầy đủ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển phát thanh, truyền hình của đất nước và đây cũng chính là sứ mệnh của Đài Truyền hinh Việt Nam

87

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)