2.3.3. Những khó khăn và thách thức trong chiến lƣợc phát triển dịch vụ Truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam Truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam
Sự ra đời của internet kéo theo những biến đổi to lớn của lĩnh vực truyền thông đại chúng. Rất nhiều dự đoán về tương lai của ngành truyền thông sẽ thuộc về loại hình này, với ưu thế vượt trội của nó là đa phương tiện và tính tương tác. Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thông tin Nielsen (Mỹ) cho thấy: việc sử dụng internet và các dịch vụ trên mạng trong các gia đình đã chen vào thời gian xem truyền hình của họ. Nhiều con số thống kê khác cho thấy: khán giả thường xuyên của màn ảnh nhỏ cũng bắt đầu giảm dần, kể từ khi họ bị lôi cuốn bởi máy tính và internet, đặc biệt là lớp trẻ. Ông Marshal Cohen, chuyên gia thẩm định thông tin của hãng truyền hình AOL – Turner nhận định rằng: “Con người đang thay đổi, thoát khỏi sự quyến rũ của các chương trình truyền hình. Họ thích tự nghiên cứu và tiếp cận với thông tin hơn là bị chi phối bởi thông tin”.
Mặc dù mới chỉ là những nhận định như trên và tính dự đoán còn ở phía trước, cũng như sự thay đổi chưa mang tính bước ngoặt nhưng người ta cũng bắt đầu lo ngại trước sức mạnh của internet. Chính vì vậy, tương tự như lịch sử của việc kết
49
hợp nhiều loại hình báo chí trong vòng kiểm soát của một ông chủ hay một tập đoàn tư bản trước đây, thì nay, các hãng truyền hình lớn cũng muốn xích lại gần các công ty dịch vụ internet bằng hàng loạt những hợp đồng chuyển sở hữu hay sáp nhập. Mục tiêu nhằm “lập chiến lược đúp để vươn tới khách hàng, cung cấp cả truyền hình và sản phẩm tương tác (tức các dịch vụ internet) cho mọi đối tượng tiêu dùng, từ trẻ em đến người lớn, mọi tầng lớp khán giả truyền hình” – theo như lời của Ringo Chan – giám đốc chi nhánh của Turner Internationl tại Hồng Kông (Công ty mẹ của CNN) khẳng định.
Trên thực tế, hiện nay và tương lai, internet khó có thể gây nguy hại cho đời sống báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Trong vòng 10 năm qua, kể từ khi bùng nổ internet, số lượng phát hành, lợi nhuận từ quảng cáo trên báo in vẫn không ngừng tăng lên, kể cả ở những nước có điều kiện phát triển internet như Mỹ, Châu Âu. Với truyền hình, nhìn bề ngoài có vẻ bị suy yếu vì lượng khán giả ngày một giảm, nhưng trên thực tế, các tập đoàn truyền hình lớn vẫn rất sung sức. Truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông phổ cập nhất, đặt dưới sự kiểm soát của các tư bản kếch xù và lâu đời, trong khi nhiều công ty internet còn quá non trẻ và kinh doanh vẫn thua lỗ.
Mặt khác, theo tài liệu phân tích của tổ chức phát thanh – truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU) thì chất lượng audio, video qua internet hiện nay vẫn còn là vấn đề cần xem xét. Âm thanh trên internet mới chỉ dừng ở mức độ “nghe được”, còn xa mới có thể đạt chất lượng cao. Hình ảnh qua internet thường có khuôn hình bằng 1/16 toàn bộ màn ảnh, chất lượng kém và chỉ truyền được 6 hình/giây. Nếu so sánh với internet thì truyền hình chỉ thua kém ở mặt tương tác. Tuy nhiên trong tương lai, khi truyền hình tương tác (interactive television) hoàn thiện hệ thống và phổ cập thì gần như ranh giới giữa truyền hình và internet sẽ rất mờ nhạt, khi mà chúng trộn lẫn vào nhau. Những tham vọng và toan tính kể trên của các hãng truyền hình lớn nhằm thâu tóm các công ty internet cũng chính là để chuẩn bị cho tương lai đó.
50
Gia nhập WTO bên cạnh những cơ hội thì Đài Truyền hình Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức và trở ngại.
Đài Truyền hình Việt Nam không có nguồn vốn đủ mạnh để cạnh tranh với các Tập đoàn viễn thông trên thế giới. So với những tập đoàn viễn thông trong khu vực quy mô vốn của Đài Truyền hình Việt Nam nhiều hạn chế.
Nhu cầu vốn trong giai đoạn 2001-2010 khoảng 20 ngàn tỷ đồng và giai đoạn 2010-2020 khoảng 50 ngàn tỷ đồng. Đây là bài toán khó mà Đài Truyền hình Việt Nam cần giải quyết. Vì nguồn vốn của Đài Truyền hình Việt Nam chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước, trong khi đó những tập đoàn viễn thông trong khu vực là của tư nhân nên có thể huy động vốn từ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Cơ sở hạ tầng của Đài Truyền hình Việt Nam không đồng bộ. Mặc dù trong thời gian qua, Đài Truyền hình Việt Nam không ngừng đầu tư nâng cơ sở hạ tầng nhưng việc đầu tư chưa đồng bộ và hiện đại. Đây là điểm yếu của Đài Truyền hình Việt Nam, công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam chưa theo kịp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đài Truyền hình Việt Nam muốn thu hút nguồn vốn FDI và được chuyển giao công nghệ thì phải nhận đầu tư liên kết với các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Khi Đài Truyền hình Việt Nam cho phép các tập đoàn này đầu tư, họ sẽ tìm cách nâng vốn đầu tư lên và do đó tỷ lệ ăn chia sẽ tăng lên và phần lợi nhuận của Đài Truyền hình Việt Nam cũng sẽ giảm đi. Do vậy, khi gia nhập vào WTO việc liên doanh với các tập đoàn viễn thông cần phải đánh giá cẩn thận.
Cạnh tranh về giá dịch vụ là vấn đề quan trọng Đài Truyền hình Việt Nam cần quan tâm. Khi gia nhập WTO đây là yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hiện nay giá cả dịch vụ của Đài Truyền hình Việt Nam còn chịu sự quản lý của Nhà nước, do tính toán giá cả dựa trên đặc thù nền kinh tế Việt Nam, cùng với những yếu tố xã hội khác nên chưa thực sự xây dựng mức giá dựa trên hao phí lao động xã hội. Bên cạnh đó, việc xác định doanh nghiệp nào chiếm thị phần khống chế và đưa vào diện quản lý về giá cước hiện nay chưa có tiêu chí rõ ràng trong bối cảnh kinh doanh có nhiều biến đổi. Chính điều này tạo ra nhiều bất lợi cho Đài Truyền hình
51
Việt Nam trong việc phản ứng với những diễn biến thay đổi của thị trường. Trong thời điểm hiện tại do Đài Truyền hình Việt Nam chưa chịu sức ép của thị trường, khi gia nhập WTO Đài Truyền hình Việt Nam phải được trao quyền chủ động để tính toán xác định lại mức giá cước phù hợp: vừa đảm bảo được cạnh tranh vừa đảm bảo sự tồn tại và làm ăn có hiệu quả của Đài Truyền hình Việt Nam.
Sự cạnh tranh về giá cả hiện nay rất gay gắt với các doanh nghiệp trong nước và sẽ khốc liệt hơn khi có sự tham gia của công ty nước ngoài. Do đó, Đài Truyền hình Việt Nam không chỉ quan tâm đến chính sách giá cước mà còn phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm của mình. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các dịch vụ gia tăng nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Đài Truyền hình Việt Nam có đội ngũ lao động lớn khoảng 5000 cán bộ công nhân viên, trình độ không đồng đều, năng suất lao động không cao và chưa nhận thức đầy đủ về thị trường và cạnh tranh. Phương thức kinh doanh đang chuyển từ phục vụ đơn thuần sang tư duy kinh doanh vì khách hàng, chính vì vậy chất lượng dịch vụ cũng như công tác chăm sóc khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự cạnh tranh về chăm sóc khách hàng cũng đòi hỏi cao Đài Truyền hình Việt Nam phải cạnh tranh để cung cấp sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa các mong đợi của khách hàng. Hơn nữa, sự thâm nhập thị trường của những doanh nghiệp nước ngoài với chính sách tiền lương cao, đãi ngộ nhân tài, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ bị chảy máu chất xám nếu vẫn không có cơ chế tiền lương linh hoạt và chính sách bố trí nguồn lao động phù hợp.
Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung, phải đối mặt với những quy tắc trong thương mại quốc tế, các thông lệ, điều ước quốc tế. Gia nhập WTO, Đài Truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc như: không phân biệt đối xử, cam kết mở cửa thị trường. Mặc dù lĩnh vực truyền hình của VN trong thời gian qua có sự phát triển khá nhanh và năng động, tuy nhiên nó vẫn là ngành do Chính phủ
52
kiểm soát khá lớn. Đối với các công ty nước ngoài, mặc dù có sự mở cửa nhất định nhưng còn rất hạn chế cả về lĩnh vực, khu vực địa lý cũng như mức độ tham gia góp vốn cổ phần. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thực sự khu vực này, vì vậy vấn đề độc quyền của ngành viễn thông và khả năng cạnh tranh thực sự là khó khăn của Đài Truyền hình Việt Nam
Trong tương lai, tại Việt Nam, truyền hình quảng bá sẽ không còn là số một mà vị trí ấy thuộc về truyền hình trả tiền. Với truyền hình cáp VTVcab của Đài Truyền hình Việt Nam, cơ hội để phát triển đang rộng mở với nhiều lợi thế về cả truyền thống, vị thế và hệ thống truyền dẫn.
Tuy nhiên, nếu không nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ thì rất có thể, những lợi thế ấy sẽ giảm đi nhanh chóng trước sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều đối thủ. Với “tư duy mở” và “văn hóa công ty”, Đài Truyền hình Việt Nam có một nền tảng tốt để xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh, chuyên nghiệp, hướng tới những mục tiêu lớn trong thời gian tới. Đài Truyền hình Việt Nam đã hoàn thành khối lượng công việc lớn trong năm 2013. Đài Truyền hình Việt Nam đã quản lý 14 kênh truyền hình tiếng Việt (trong đó có 5 kênh đã xã hội hóa), làm phụ đề và giám sát làm phụ đề cho 6 kênh truyền hình nước ngoài, kiểm soát nội dung 26 kênh truyền hình nước ngoài. Bước đầu, các kênh mới đã nhận được sự ủng hộ và tiếp nhận của khán giả xem truyền hình. Bên cạnh đó, đời sống và thu nhập của người lao động trong Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã tăng hơn, đạt mức hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Đài Truyền hình Việt Nam đã tiết kiệm chi so với ngân sách được giao kế hoạch là gần 1 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam đã có thêm rất nhiều cơ chế mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các công việc: Cơ chế hợp tác sản xuất, ký hợp đồng kinh tế để gia công, sản xuất chương trình, cơ chế chi trả lương kỹ thuật theo khoán tổng quỹ lương dựa trên sản phẩm, công nhận hao phí lao động kiểm duyệt và giám sát nội dung các kênh nước ngoài, các kênh xã hội hóa v.v..
53
Ngoài ra, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã tiến hành đàm phán, hợp tác với VSTV và kiểm soát nội dung gói kênh K+. Trong năm qua, Đài Truyền hình Việt Nam đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn trong việc phát triển hệ thống truyền hình trả tiền của Đài. Có thể nói, sự đảm bảo chất lượng về mặt nội dung các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam là yếu tố quan trọng giúp thuê bao của Đài Truyền hình Việt Nam tăng lên nhanh chóng và nhận được sự đánh giá cao của khán giả. Truyền hình trả tiền bước vào một thời kỳ mới: cam go và khốc liệt, xu hướng của truyền hình trong thời gian tới chính là truyền hình trả tiền. Các kênh quảng bá hiện tại là số một nhưng dần dần sẽ chỉ còn là một phần trong hệ thống các kênh sóng khổng lồ của truyền hình trả tiền.
Cùng với thời gian, đời sống thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu thông tin, giải trí ngày một đa dạng thì cũng là lúc khán giả cần đến truyền hình trả tiền chứ không phải là truyền hình quảng bá. Xu thế ấy là tất yếu bởi trên thế giới, lĩnh vực truyền hình trả tiền đã và đang phát triển rất mạnh, trong khi truyền hình công – truyền hình quảng bá đã không còn vị thế tiên phong, đang có những dấu hiệu cho thấy truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ cạnh tranh quyết liệt giữa các đài truyền hình, đây không chỉ là cuộc cạnh tranh của các đài cũ mà sẽ có rất nhiều đối thủ mới nhảy vào cuộc. Bên cạnh các đài đã có tên tuổi như: VTV, VTC, hệ thống các đài PT-TH khu vực và địa phương thì VOV, TTXVN, ANTV, QPTV cũng đã ra kênh truyền hình của mình,. Theo quy hoạch hệ thống phát thanh – truyền hình của Chính phủ thì trong thời gian tới sẽ có từ 3-5 hệ thống truyền hình cả nước. Khi đó, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chỉ là một trong những hệ thống đó mà thôi. Thực tế này, một mặt tạo nên nhiều hiệu ứng tích cực đối với xã hội và người dân nói chung vì khán giả sẽ có nhiều lựa chọn hơn nhưng mặt khác, đối với những người làm truyền hình, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, đây sẽ là một cuộc cạnh tranh cam go, khốc liệt. Đây là thời kỳ mà Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Từ vấn đề sản xuất chương trình, nếu Đài Truyền hình Việt Nam hay Tổng công ty Truyền hình
54
cáp Việt Nam không có cơ chế tốt để giữ chân những người giỏi thì với việc bùng nổ các cơ quan làm truyền hình như hiện nay, sớm muộn nhân tài cũng sẽ bị hấp dẫn bởi những nơi có cơ chế đãi ngộ cao. Đây là một thực tế mà Đài Truyền hình Việt Nam sẽ cần phải đối mặt và có những biện pháp hữu hiệu. Cuộc cạnh tranh về hệ thống truyền dẫn cũng sẽ khó khăn không kém.
Ngoài ra, các yếu tố khác như: chất lượng nội dung, chất lượng dịch vụ; yếu tố tài chính và khả năng quản trị cao cũng là một trong những nhân tố có thể ảnh hưởng và quyết định trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nếu có một đơn vị có khả năng tổ chức, điều hành công việc tốt, xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi, năng lực và áp dụng công nghệ làm việc hiện đại thì đơn vị ấy hoàn toàn có khả năng vươn lên, giành được lợi thế trong cuộc đua tranh. Nêu lên thực tế này để thấy rằng, truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng đang ở trong một thời kỳ cạnh tranh rất mạnh. Nó khác xa so với cách đây một vài năm khi số lượng các đài truyền hình không nhiều và nhu cầu thông tin, giải trí của người dân cũng chưa cao. Trong bối cảnh này, cơ hội dành cho Đài Truyền hình Việt Nam vẫn là rất lớn bởi Đài Truyền hình Việt Nam có những lợi thế không nhỏ về truyền thống, vị thế và con người. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng để Đài Truyền hình Việt Nam phát triển nhưng với điều kiện, Đài Truyền hình Việt Nam phải thực sự năng động, nhạy bén, nắm bắt đúng thời cơ và bỏ lại đằng sau tư duy kiểu cũ. Khi Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng hệ thống truyền hình trả tiền, cơ hội dành cho Đài Truyền hình Việt Nam là cực kỳ rộng mở bởi chưa có mấy ai khai phá mảnh đất này. Lúc đó, Đài Truyền hình Việt Nam kỳ vọng đến năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ có khoảng 15 triệu thuê bao.
Vậy làm thế nào để Đài Truyền hình Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng, mở rộng thị trường và phát triển? Đây là lúc Đài Truyền hình Việt Nam nên giữ số lượng kênh, tập trung vào việc nâng cao chất lượng các chương trình, xây dựng chiến lược cho các kênh và đảm bảo việc quản trị cho tốt. Bên cạnh đó, phải xây dựng các cơ chế, quy chuẩn trong việc phối hợp với các đối tác, trước hết là những