Những hạn chế trong chiến lƣợc phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 60 - 68)

tiền của Đài Truyền hình Việt Nam và nguyên nhân

Hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên lĩnh vực hoạt động này còn đang đối mặt với những khó khăn và hạn chế nhất định. Tuy đã được chú trọng đầu từ nhưng nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của Đài còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, đa số các thiết bị là thiết bị cũ. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của dịch vụ truyền hình trả tiền vì đây là một hoạt động cần có vốn đầu tư lớn để triển khai xây dựng, lắp đặt các thiết bị và mua bản quyền truyền hình từ các chương trình truyền hình nước ngoài.

Phạm vi phủ sóng và chất lượng hình ảnh còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến khách hàng, đặc biệt là với dịch vụ truyền hình vệ tinh K+, hay DTH thì sẽ hay bị mất tín hiệu hoặc bị dừng hình ảnh khi trời mưa, còn với dịch vụ truyền hình cáp do thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh nên hiện tượng nhiễu sóng, nhòe hình rất hay xảy ra. Bên cạnh đó do chưa sản xuất được thiết bị nên 100% thiết bị thu tín hiệu phải nhập khẩu dẫn tới giá thành đắt vì thế hạn chế số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Do đặc thù về phương thức truyền dẫn nên tình trạng suy hao tín hiệu, tín hiệu

61

không rõ nên thường xảy ra vì thế trong lắp đặt cũng như quy trình thực hiện phải thực hiện yêu cầu cao về kỹ thuật, bên cạnh đó do chưa ứng dụng đầu tư công nghệ số hóa nên chưa mang lại cho khách hàng các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, chưa kiểm soát được đến từng điểm thu phát nên chưa triển khai tốt các dịch vụ hậu mãi.

Sự phát triển của dịch vụ truyền hình trả tiền chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng của các lĩnh vực hoạt động khác của Đài Truyền hình Việt Nam, đặc biệt là hoạt động quảng cáo. Điều này thể hiện rõ nét nhất về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp doanh thu trong hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền trong mối tương quan với các hoạt động khác của Đài Truyền hình Việt Nam. Số liệu tổng kết về doanh thu, mức độ tăng trưởng qua các năm cho thấy nguồn thu từ dịch vụ truyền hình trả tiền còn có khoảng cách rất xa về tốc độ tăng trưởng so với hoạt động quảng cáo.

62

Bảng 2.2. Bảng so sánh doanh thu quảng cáo, doanh thu tài trợ và doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền

Đơn vị: triệu đồng

STT Tên chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 1 Số thu hoạt động QC 1.497.331 1.516.943 102% 2 Số thu hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền 111.909 110.000 98% 3 Số thu tài trợ, trao đổi bản quyền 81.558 129.558 159% Tổng cộng 1.678.889 1.756.501 104%

63 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2011 2012 Số thu QC

Số thu truyền hình trả tiền Tổng cộng

Hình 2.2. So sánh doanh thu QC và doanh thu truyền hình trả tiền

Số liệu qua các năm cho thấy, hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền còn nhiều hạn chế xét về mặt doanh thu, có thời điểm doanh thu năm sau thấp hơn năm trước như năm 2012 doanh thu chỉ bằng 98% so với năm 2011. Năm 2012 mức tăng doanh thu của quảng cáo là 33% trong khi thu dịch vụ truyền hình trả tiền là 13,64%. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền chưa thực sự tương xứng về vị trí với quảng cáo, chưa tạo được sức bật trong những năm qua.

Những hạn chế này có thể lý giải từ góc độ dịch vụ truyền hình trả tiền còn khá mới mẻ và hoạt động quảng cáo ở quốc gia nào cũng có sự phát triển mạnh hơn, tuy nhiên sự tăng trưởng của dịch vụ truyền hình chưa cao còn ở một khía cạnh khác của vấn đề đó là sự quan tâm chưa đúng mức đến các hoạt động đầu tư phát

triển các dịch vụ truyền hình và khai thác dịch vụ truyền hình trả tiền. Vấn đề tạo lập thị phần cho hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền với những sản

phẩm dịch vụ có chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền đang bùng nổ, sự cạnh tranh của nhiều chủ thể cung cấp, sự gia nhập thị

64

trường ngày càng nhiều của các chủ thể vừa tạo ra sức ép cho các đài truyền hình trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam. Việc cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi cần có những sản phẩm chiến lược, có chất lượng để tiếp tục khai thác và nâng cao hiệu quả từ thương hiệu VTVcab trong cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào, giai đoạn nào vấn đề này cũng được chú ý đúng mức. Các sản phẩm dịch vụ truyền hình trả tiền chưa được quảng bá rộng rãi, định vị sản phẩm trong lòng người sử dụng, nhận thức của người sử dụng về dịch vụ truyền hình trả tiền mà Đài Truyền hình Việt Nam có thể cung cấp đôi khi còn mơ hồ dẫn đến những cơ hội khai thác và mở rộng thị trường gặp những trở ngại nhất định. Mặt khác, sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể cung cấp dịch vụ cũng làm cho người sử dụng khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp và không phải lúc nào người sử dụng cũng lựa chọn đúng được nhà cung cấp phù hợp nhất do thông tin thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền có những mất cân đối và không đầy đủ.

Các chương trình truyền hình còn chưa thực sự đặc sắc, chuyên biệt để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, trong bối cảnh hiện này trên thị trường có rất nhiều loại tivi ứng dụng HD, trong khi các kênh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam hơn 80 % vẫn ứng dụng công nghệ SD dẫn tới việc bỏ trống thị trường đầy tiềm năng của các gia đình có thu nhập cao và khá.

Thị trường truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam phát triển chưa đồng đều, mặc dù đã có mặt tại hơn tất cả 63 tỉnh thành phố trên cả nước nhưng mới chỉ phủ sóng đến các vùng đô thị, các vùng trung tâm. Truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam chưa khai thác được tất cả các khu vực trên cả nước, chưa xứng đáng với vai trò và tiềm năng thực sự của một Đài Truyền hình Quốc Gia.

Truyền hình trả tiền được xác định có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đài Truyền hình Việt Nam, tuy nhiên vấn đề phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền đang phải đối mặt với không ít khó khăn, không chỉ là sự cạnh tranh từ các đài truyền hình, các nhà cung cấp khác mà còn là vấn đề giải quyết tốt bài toán doanh thu, cân đối giữa giá bản quyền các chương trình truyền hình trả tiền với lợi ích của khán giả. Đây là một vấn đề lớn trong giai đoạn hiện nay khi mà thu nhập của người dân

65

chưa cao, nhận thức về bản quyền truyền hình còn khá mơ hồ trong cộng đồng xã hội. Rõ ràng hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền phải có những tính toán, cân đối cho hợp lý, bảo đảm sự phát triển bền vững của dịch vụ.

Vấn đề đa dạng hóa hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền cũng là một bài toán không đơn giản, dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên cho đến nay Đài Truyền hình Việt Nam cũng như các đài truyền hình khác mới chỉ chú trọng phát triển mạng truyền hình có thu phí. Mặc dù thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền có ý nghĩa quan trọng và còn nhiều tiềm năng khai thác tuy nhiên còn có những hoạt động khác có thể đem lại những giá trị gia tăng mới cho hoạt động của các đài truyền hình. Bên cạnh đó, thị trường truyền hình trả tiền cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều nhà cung cấp đòi hỏi cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn về nội dung, tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình này.

Một khía cạnh khác của việc đa dạng hóa dịch vụ truyền hình trả tiền là đa dạng hóa các mức giá dịch vụ, mặc dù hiện nay Đài Truyền hình Việt Nam đã có những chính sách giảm giá cước cho dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh nhưng mức giá thuê bao khoảng 100 nghìn đồng/tháng chưa kể chí phí lắp đặt ban đầu khoảng 500 nghìn đối với truyền hình cáp hay chi phí mua thiết bị ban đầu khoảng 1,5 triệu của truyền hình vệ tinh thì dịch vụ truyền hình trả tiền vẫn chưa phải là món ăn tinh thần cho đại đa số người dân. Thực sự, Đài Truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình ở nước ta chưa chú ý đúng mức đến vấn đề cá nhân hóa nhu cầu người dùng. Việc cung cấp nhiều gói kênh của dịch vụ truyền hình trả tiền là cần thiết nhưng không phải khán giả nào cũng cần có tất cả các kênh truyền hình. Việc có thể phân chia các gói kênh phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng có thể làm giá dịch vụ truyền hình trả tiền cho các gói kênh phù hợp hơn với các đối tượng khách hàng, mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng tất yếu sẽ thu hút được thêm những khách hàng mới, tuy nhiên điều này lại chưa được chú ý. Có thể lý do lý giải cho vấn đề này là khó khăn trong quản lý nhưng trong điều kiện công nghệ truyền hình đang phát triển, vấn đề này không phải là không có giải pháp.

66

Hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền còn thiếu định hướng chiến lược. Trên thị trường hiện nay có nhiều chủ thể cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, sự cạnh tranh về số lượng, chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền đòi hỏi mỗi đài truyền hinh cần xây dựng một chiến lược đầu tư và phát triển phù hợp. Chiến lược này cho phép huy động các nguồn lực, xác định được những giải pháp chiến lược, các giải pháp cho giai đoạn trước mắt và lâu dài. Sự định hướng chiến lược sẽ giúp cho dịch vụ hoạt động trả tiền có hiệu quả, có kế hoạch cụ thể. Việc xây dựng những mục tiêu hàng năm vì vậy sẽ có cơ sở khoa học hơn, đảm bảo tính thiết thực hơn, tuy nhiên Đài Truyền hình Việt Nam chưa có những định hướng, giải pháp chiến lược cho lĩnh vực này, chính vì vậy các nguồn lực phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền chưa được tập hợp và khai thác hiệu quả. Những mục tiêu phát triển, lộ trình thực hiện hóa mục tiêu chưa được đề cập đến một cách thực sự đầy đủ và toàn diện

Hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền chưa chú ý nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người dùng về các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền là rất đa dạng và việc nghiên cứu thị trường có thể là một kênh để cung cấp thêm các ý tưởng kinh doanh, hiểu được nhu cầu của người dùng từ đó có kế hoạch đáp ứng phù hợp. Mặt khác, nghiên cứu thị trường cũng có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền mà mình đang cung ứng có thực sự đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, có điều gì cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng. Sự phản hồi từ phía khách hàng là vô cùng quan trọng để có những chính sách cần thiết duy trì và mở rộng diện khách hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam vấn đề này chưa được tiến hành thường xuyên, có hệ thống và có các dịch vụ chưa xem xét, tạo điều kiện cho sự phản hồi của khách hàng. Các cuộc tiếp xúc khách hàng như của K+ với khán giả là rất ít và không đủ để nghe được đầy đủ những tiếng nói của khán giả truyền hình.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền chưa áp dụng linh hoạt với những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ truyền hình. Thực tế việc đưa băng thông

67

rộng internet trên mạng truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình cáp MMDS đã được thực hiện từ năm 2005. Tuy nhiên việc đưa dịch vụ truyền hình internet lại chưa được chú ý ở thời điểm có thể tạo ra bước đột phá trong việc đáp ứng truyền hình theo nhu cầu. Việc đưa truyền hình di động qua các thiết bị cũng có sự chậm chễ khi mà các hãng viễn thông đã có những động thái phát triển lĩnh vực dịch vụ này. Ưu thế về công nghệ và nội dung dịch vụ truyền hình trả tiền rõ ràng chưa được khai thác để tạo ra những hiệu quả lớn trong kinh doanh. Tất nhiên việc thực hiện những điều này vào các thời điểm đó không đơn giản nhưng nó để lại kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền trong hiện tại, đó là cần không ngừng đổi mới và tiếp cận với những công nghệ truyền hình mới để tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, có thể tạo ra ưu thế riếng có trên thị trường truyền hình trả tiền.

68

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)