Lịch sử hình thành và phát triển Truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 30 - 37)

TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.1. Khái lƣợc về truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu về Đài truyền hình Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu về Đài truyền hình Việt Nam

Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài truyền hình phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam. Đài được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1970 từ một Ban biên tập thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976, Đài tách khỏi Đài Tiếng Nói Việt Nam và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay. Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu từ đó Đài trở thành Đài truyền hình Quốc gia.

Đài Truyền hình Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Đài trực thuộc quản lý trực tiếp của Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình.

Đài Truyền hình Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là THVN; có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Television, viết tắt là: VTV.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam. Truyền hình Việt Nam.

Năm 1995, dịch vụ truyền hình trả tiền đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam là MMDS được Đài Truyền hình Việt Nam đưa vào sử dụng gắn liền với sự ra đời của trung tâm truyền hình cáp MMDS. Trung tâm truyền hình cáp MMDS ra đời đánh dấu bước đầu phát triển của hoạt động truyền hình trả tiền của Đài Truyền hinh Việt Nam, trung tâm có chức năng quản lý hệ thống truyền hình cáp MMDS, tập trung kinh doanh phục vụ các đối tượng khách hàng là cá nhân, tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

31

Tháng 12/1995, Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác với công ty du lịch Sài Gòn, chuyển giao công ty liên doanh SCTV về trung tâm truyền hình cáp MMDS tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12/1996, dịch vụ truyền hình MMDS được nâng cấp, số kênh phát sóng tăng từ 4 kênh lên 6 kênh với bán kính phủ sóng 40km.

Ngày 25/4/1998, tất cả các kênh phát sóng qua MMDS đều được khóa mã và Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp MMDS bắt đầu thực hiện việc mua bản quyền hợp pháp từ các kênh truyền hình nước ngoài.

Năm 1999, SCTV tăng số kênh phát sóng từ 12 kênh lên 16 kênh trong đó 13 kênh khóa mã.

Ngày 14/1/2000 thành lập Hãng truyền hình cáp Việt Nam trực thuộc quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam, hãng truyền hình cáp hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng.

Ngày 28/3/2001, Hãng truyền hình cáp Việt Nam hợp tác với công ty điện tử tin học Hải phòng, xây dựng Trung tâm truyền hình cáp Hải Phòng.

Ngày 13/6/2001, Hãng truyền hình cáp Việt Nam thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 11/2001, truyền hình cáp hữu tuyến khu vực Hà Nội chính thức triển khai (chủ yếu sử dụng cáp đồng trục).

Ngày 5/6/2001, Hãng truyền hình cáp Việt Nam hợp tác với Đài phát thanh truyền hình Hải Dương xây dựng trung tâm Truyền hình cáp Hải Dương.

Tháng 4/2002, công ty liên doanh SCTV được tách ra khỏi hãng truyền hình cáp để thực hiện nhiệm vụ của một công ty liên doanh và chịu trách nhiệm triển khai hệ thống truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

Ngày 24/9/2002 Đài Truyền hình Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty điện lực Việt Nam xây dựng hệ thống cáp quang trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại khu vực Hà Nội truyền hình cáp hữu tuyến tăng dần số kênh phát sóng, chất lượng tín hiệu ngày càng được cải thiện.

32

Ngày 17/02/2003, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam được thành lập trên cơ sở Hãng Truyền hình cáp Việt Nam, trở thành đơn vị sự nghiệp có thu với nhiệm vụ tập trung vào dịch vụ kỹ thuật, phát triển mạng cáp và thuê bao.

Ngày 21/11/2003, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam đổi tên Trung tâm dịch vụ kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam thành Trung tâm Kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam, ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Ngày 17/08/2003, Trung tâm Kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam được chuyển giao cơ sở kỹ thuật hệ thống truy nhập có điều kiện và có thêm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ truy cập internet cùng với các dịch vụ gia tăng khác.

Ngày 11/11/2003 Ban biên tập truyền hình cáp (VCTV) được Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở từ phòng nội dung của Truyền hình cáp Việt Nam.

Hệ thống mạng cáp CATV ngày càng được mở rộng, việc sử dụng hệ thống cáp quang đã phát huy tác dụng tốt, tạo tiền đề cho việc mở rộng mối quan hệ hợp tác và triển khai hệ thống truyền hình trả tiền với quy mô lớn trên toàn quốc. VCTV, trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền Việt Nam.

Ngày 1/11/2004, chính thức phát sóng truyền hình số vệ tinh DTH phủ sóng trên phạm vi toàn quốc đánh dấu bước đột phá và là bước ngoặt trong việc sử dụng công nghệ số tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới trong việc phân phối và cung cấp các kênh truyền hình trả tiền trong nước và nước ngoài đến mọi người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam thông qua truyền hình vệ tinh, khẳng định vị trí và vai trò của Đài truyền hình quốc gia trong việc phát triển truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng của Đài Truyền hình Việt Nam.

Năm 2005 VCTV thành lập 4 Chi nhánh và hợp tác với 3 đơn vị khác triển khai mạng cáp CATV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

DTH tăng trưởng mạnh cả về doanh số bán thiết bị và thuê bao, thiết lập được hệ thống phân phối trên toàn quốc.

Năm 2006 VCTV tiếp tục phát triển CATV tại các tỉnh, thành phố như: Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây, Cẩm Phả -

33

Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang.

Lần đầu tiên, VCTV bán bản quyền cho đối tác Mỹ và Canada 02 kênh VCTV2 - VCTV4.

Ngày 15/09/2006, VCTV chính thức được Đài THVN giao quyền tự chủ tài chính - nhân sự, tạo điều kiện tốt nhất để VCTV phát triển.

Cũng thời gian này, Đài THVN quyết định giao nhiệm vụ kinh doanh quảng cáo trên truyền hình trả tiền cho VCTV.

Năm 2007 Với cơ chế quản lý và tài chính thông thoáng, quyền tự chủ cao, đây là năm bứt phá của VCTV. VCTV theo đuổi các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ và chính sách ưu đãi hợp lý nhất cho khách hàng.

Ngày 06/03/2007, Info TV - kênh thông tin tài chính kinh tế - kênh truyền hình chứng khoán trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam, do VCTV ký kết triển khai cùng đối tác Ocean Media chính thức phát sóng, đưa số kênh trên mạng cáp VCTV lên tới 45 kênh.

Năm 2008 được đánh giá là năm bứt phá của VCTV và SCTV, với cơ chế quản lý và tài chính thông thoáng, quyền tự chủ cao, các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ cả về nội dung lẫn kỹ thuật. Với chính sách ưu đãi hợp lý đã mang tới cho khách hàng các chương trình truyền hình vượt trội. Cũng trong năm này đón đầu sự kiện Vinasat 1, VCTV dự kiến tiếp tục đầu tư cho DTH, xúc tiến liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm phát triển DTH cả về nội dung và kỹ thuật.

Mạng CATV tiếp tục được mở rộng thêm các chi nhánh tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.

VCTV không ngừng tăng kênh theo đúng lộ trình cam kết, kênh TV Shopping, Sức khỏe và cuộc sống đã phát sóng từ Quý II/2008.

Năm 2009 Các kênh Astro Cảm xúc, Style TV, Real TV, Invest TV và Bóng đá TV cũng đã lần lượt được ra mắt khán giả VCTV.

Ngày 12/06/2009: Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) và tập đoàn Canal Plus thành lập liên doanh có tên là VSTV để cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh chất

34

lượng cao với nhiều gói thuê bao có chi phí hợp lý. Đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm của VTV là Trung tâm Kỹ thuật Truyền Hình Cáp Việt Nam (VCTV) và của Canal Plus là công ty con Canal Overseas. Liên doanh sẽ triển khai hệ thống hạ tầng truyền hình số vệ tinh (DTH) đến người xem và các kênh truyền hình sẽ được cung cấp qua vệ tinh Vinasat 1.

Năm 2012 ra mắt công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam, thành lập hơn 100 chi nhánh, văn phòng đại diện của Truyền hình cáp Việt Nam trên toàn quốc

Năm 2013 ra mắt dịch vụ VTVPlus – dịch vụ xem truyền hình trực tuyến trên nền tang công nghệ OTT.

Hợp tác với CMC telecom triển khai cung cấp dịch vụ Internet trên hạ tầng mạng truyền hình cáp trên toàn quốc. Đã thử nghiệm đang xúc tiến và chính thức ra mắt dịch vụ truyền hình tương tác VTV Live – dịch vụ truyền hình với các trải nghiệm mới về tính tương tác trên đa nền tảng mạng và đa dạng thiết bị truy cập. Tháng 4/2013 Truyền hình cáp Việt Nam thay đổi thương hiệu từ VCTV sang VTVcab và đổi tên chính thức thành Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam các công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang triển khai nhiều phương thức truyền dẫn cơ bản cho hoạt động truyền hình trả tiền gồm: truyền hình cáp, truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình DTH và truyền hình di động. Đã có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp.

Nếu như vào tháng 9/2003, lượng thuê bao của hệ thống truyền hình trả tiền mới chỉ đạt con số khoảng 80 ngàn thuê bao tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì hiện tại số thuê bao đã tăng gần 40 lần, đạt khoảng 3 triệu thuê bao. Với dân số hơn 86 triệu người và khoảng 26 triệu hộ gia đình thì con số này còn rất nhỏ bé, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam hứa hẹn còn rất nhiều hấp dẫn. Ớ các nước phát triển thì số lượng thuê bao truyền hình trả tiền chiếm khoảng 50%- 60% tổng số hộ gia đình, ở một nước Châu Phi thì tỷ lệ này cũng khoảng 20%-30% thì ở Việt Nam tỷ lệ này mới đạt 14%. So với nhiều ngành dịch vụ khác, kinh doanh

35

hoạt động truyền hình trả tiền trở thành một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tốc độ phát triển thuê bao nhanh, số lượng thuê bao truyền hình cáp lớn nhất cả nước với 1,5 triệu thuê bao, sau đó tới Hà Nội gần 1 triệu thuê bao, Đà Nẵng gần 80 ngàn thuê bao và Hải Phòng khoảng 70 ngàn thuê bao.

Bên cạnh đó, một loại hình dịch vụ công nghệ mới đó là dịch vụ truyền hình giao thức Internet trên mạng viễn thông hiện đang có 4 đơn vị được cấp phép thử nghiệm là VNPT, Viettel, VTC và FPT. Có thể nói, song song với hệ thống truyền hình quảng bá, các hệ thống dịch vụ truyền hình trả tiền đã góp phần quan trọng tạo nên những kênh thông tin đa dạng và phong phú. Với việc đa dạng hoá nội dung thông tin theo từng kênh chuyên biệt, truyền hình trả tiền đang là phương tiện thông tin giải trí hữu hiệu phục vụ cho nhiều lớp đối tượng khán giả khác nhau. Việc phát triển hệ thống truyền hình trả tiền trong những năm qua đã tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, kể cả các chương trình quảng bá, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong việc sản xuất nội dung chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình với nhau…

Hình 2.1: Thị phần các công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam

24% 30% 20% 6% 20% VTVcab SCTV HTVC VSTV Khác

36

Tuy nhiên thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam còn có rất nhiều những bất cập, hiện nay tại bất kỳ điểm nào của Việt Nam người dân cũng có thể sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (hoặc bằng công nghệ truyền dẫn cáp, DTH hay truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh), nhưng hệ thống truyền hình trả tiền đặc biệt là dịch vụ truyền hình cáp chủ yếu mới tập trung phục vụ tại khác khu vực thành phố, thị xã, thị trấn đông dân cư, diện phủ sóng tại vùng nông thôn rất thấp và không có ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa với lý do cơ bản là mật độ dân cư thưa, thu nhập người dân thấp không đủ để chi phí cho loại hình dịch vụ này. Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ phát thanh, truyền hình, dịch vụ truyền hình trả tiền đang trở thành một ngành kỹ thuật - dịch vụ gắn kết với hạ tầng kỹ thuật và xu thế hội tụ truyền hình, viễn thông trên một hạ tầng kỹ thuật thống nhất. Thế nhưng các quy định của pháp luật về báo chí hiện nay đã tỏ ra bất cập trong việc điều chỉnh hoạt động thiết lập hạ tầng cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, nhất là các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ. Chính sách quản lý về hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật chưa đồng bộ với chính sách quản lý về nội dung thông tin. Hạn chế nữa đó là vấn đề năng lực kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ. Hiện có rất ít đơn vị hoạt động truyền hình trả tiền đặc biệt là truyền hình cáp có đủ năng lực cả về nhân sự, tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Công nghệ truyền hình cáp được sử dụng là công nghệ analog với ưu thế giá thành rẻ, vận hành đơn giản tuy nhiên chất lượng còn hạn chế, loại hình dịch vụ cũng còn nghèo nàn bởi không tích hợp được các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên cùng hệ thống như truyền hình theo yêu cầu, thoại…Chất lượng tín hiệu của truyền hình số mặt đất vẫn chưa thực sự ổn định, đặc biệt là ở các thành phố lớn có mật độ xây dựng dày đặc. Thêm vào đó, giá thành thiết bị khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu đồng còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. Ngoài ra, sự buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin của các đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp cũng là một hạn chế lớn. Đa số các đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp vẫn không xác định được vai trò quyết định của mình trong việc quản lý nội dung chương trình truyền hình cáp. Việc biên tập các chương trình truyền hình

37

nước ngoài phát trên hệ thống truyền hình trả tiền gần như đang bị bỏ ngỏ. Trừ một

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)