Các công cụ thực hiện chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 41)

Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền một cách có hiệu quả thì sự đổi mới trong cấu trúc, đổi mới trong quy chế phát sóng, đổi mới trong cơ cấu và quy định để phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền trên cơ sở số hóa truyền hình là những công cụ tiên quyết đảm bảo sự thành công của chiến lược. Để làm được điều này Đài Truyền hình Việt Nam cần phải:

42

*Về tổ chức bộ máy:

Hình thành các trung tâm truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình có cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng quy mô lớn, có khả năng cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng cho tất cả các đài phát thanh, truyền hình trên cả nước, cho phép thành lập các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng trực thuộc Đài để tham gia vào thị trường và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng trên phạm vi cả nước hoặc một vùng (một hoặc một số tỉnh, thành phố).

Thành lập thêm cơ quan thường trú của Đài tại một số khu vực quan trọng trên thế giới khi có đủ điều kiện, nhằm tăng cường hoạt động thông tin quốc tế và phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

*Giải pháp về kỹ thuật:

Xây dựng chương trình số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình để quản lý hạ tầng truyền dẫn phát sóng đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Quản lý tiêu chuẩn chất lượng thiết bị và dịch vụ trên cơ sở chứng nhận hợp chuẩn và các quy định quản lý chất lượng dịch vụ truyền dẫn phát sóng.

Hoàn thành việc phát triển mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra đầu tư thêm các trạm phát lại tương tự công suất nhỏ và trung bình nhằm phủ sóng đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh khi thực sự cần thiết.

Tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số tại vùng đồng bằng và tại các khu vực đông dân đồng thời tăng cường đầu tư mở rộng vùng phủ sóng số đến các khu vực nông thôn, miền núi trên cơ sở phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về truyền dẫn, phát sóng về tần số, chất lượng dịch vụ và vùng phủ sóng...

*Giải pháp về con người

Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của truyền hình hiện đại.

43

Tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành, tiến tới xã hội hóa các nguồn lực lao động

Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, người lao động, đặc biệt là nâng cao trình độ ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông.

Có chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài, khuyến khích chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình tham gia đóng góp cho sự phát triển của dịch vụ truyền hình trả tiền.

* Giải pháp về tài chính

Xây dựng các quy định quản lý đối với các loại hình truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình công ích và có thu phí

Tiếp tục có chính sách giảm giá cước các dịch vụ thuê kênh trong nước và quốc tế bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới để phát triển thị trường dịch vụ truyền dẫn tín hiệu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi nội dung, chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình.

Triển khai dự án sản xuất và cung cấp đầu thu số giá rẻ cho các hộ gia đình bằng tất cả các kênh thông qua đấu thầu và điều tiết bằng các công cụ quản lý như thuế, phí… theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ tối thiểu đến 50% giá trị thiết bị đầu thu số. Bước đầu triển khai dự án trợ giá đầu thu truyền hình số đến các hộ gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn.[8]

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền của đài truyền hình việt nam đến năm 2020 (Trang 41)