Kết quả đánh giá các chỉ số PCI thành phần

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh tuyên quang (Trang 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Kết quả đánh giá các chỉ số PCI thành phần

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá chỉ số PCI thành phần của tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị tính: điểm STT Chỉ số Năm 2007 Năm2 008 Năm2 009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Gia nhập thị trƣờng 8.79 8.83 7.64 5.22 7.37 7.58 6.7 2 Tiếp cận đất đai 5.6 5.5 4.79 5.19 4.44 6.38 6.05 3 Tính minh bạch 5.96 6.69 6.55 6.86 5.53 4.98 5.09 4 Chi phí thời gian 5.49 5.32 6.71 5.82 5.48 4.16 5.15 5 Chi phí không chính thức 7.11 6.67 5.61 6.04 6.57 5.38 4.33 6 Tính năng động 4.24 3.93 5.36 5.98 3.6 3.71 4.34 7 Hỗ trợ doanh nghiệp 4.71 7.08 5.22 5.36 3.3 2.39 4.02 8 Đào tạo lao động 4.66 4.16 4.45 5.48 4.76 4.34 5.18 9 Thiết chế pháp lý 3.41 5.41 4.45 3.96 6.65 3.75 5.55 10 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.4

PCI Tuyên Quang 52.13 52 57.92 57.9 53.67 47.81 48.98

(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)

Bảng 3.3 trên biểu thị kết quả đánh giá của nhà đầu tƣ về các chỉ số PCI thành phần của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2007-2013, các kết quả đánh giá này đã đƣợc quy đổi ra thang điểm 10 và tổng cộng ra chỉ số PCI theo thang điểm 100.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong bảng 3.3, những ô kết quả đƣợc bôi màu riêng (màu vàng) là những kết quả đánh giá bằng điểm số có mức dƣới trung bình. Ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy những kết quả không đƣợc tốt trong những năm 2007 và cả giai đoạn 2011- 2013, đều có 4/10 chỉ số đánh giá đạt kết quả dƣới 5 điểm. Nếu nhìn theo chiều ngang thì dễ dàng nhận thấy các chỉ số 6, 7, 8, 9 gần nhƣ không đƣợc cải thiện nhiều lắm, chỉ số thứ 10 mới đƣợc thêm mới trong năm 2013 cũng đang đƣa Tuyên Quang vào diện báo động do kết quả đánh giá nghèo nàn ngay từ ban đầu. Các chỉ số này đều phản ánh những hành động, việc làm của tỉnh đối với môi trƣờng đầu tƣ, nhƣng rõ ràng là không đƣợc cải thiện, và đặt ra thách thức đáng kể nếu Tuyên Quang muốn thu hút đầu tƣ vào tỉnh mình.

Phân tích các chỉ số thành phần sẽ cho những kết quả đánh giá cụ thể trong các mục tiếp theo dƣới đây.

a. Chi phí gia nhập thị trường

Chi phí gia nhập thị trƣờng của tỉnh Tuyên Quang đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá trong suốt giai đoạn 2007 - 2013 với điểm số ngày càng có chiều hƣớng đi xuống. Nếu nhƣ trong giai đoạn 2007 - 2008, chỉ số này đƣợc đánh giá ở mức khá cao, thể hiện tính hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ khi mà các thủ tục hành chính đã đƣợc cải thiện thì những năm sau đó, điểm đánh giá đã đi xuống, với đáy là năm 2010 khi mà điểm đánh giá chỉ đạt ở mức trung bình.

Thực tế cho thấy, điểm hấp dẫn nhất trong môi trƣờng đầu tƣ ở một địa phƣơng đối với mỗi nhà đầu tƣ chính là những thủ tục pháp lý ban đầu. Các chính sách Một cửa thông thoáng, thủ tục nhanh gọn, không có sự nhũng nhiễu, đặc biệt cán bộ phụ trách có sự hiểu biết, tƣ vấn tốt cho nhà đầu tƣ sẽ đƣợc đánh giá cao nhất. Nhƣng ngƣợc lại, nếu tồn tại sự phiền hà, cán bộ thực thi không nắm rõ chính sách bằng nhà đầu tƣ, lóng ngóng trong xử lý, chậm chễ thời gian cấp phép cho doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chỉ số, không những thế sẽ làm ảnh hƣởng đến toàn bộ tiến trình thực hiện những thủ tục còn lại, và cuối cùng sẽ gây ảnh hƣởng đến tổng thể môi trƣờng đầu tƣ của địa phƣơng đó. Vì vậy, điểm mấu chốt nhất của địa phƣơng, trong đó có Tuyên Quang là phải giải quyết triệt để vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.6. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về chi phí gia nhập thị trƣờng của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2007-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)

Trong thực tiễn trao đổi với cán bộ quản lý thuộc Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang cho thấy rằng địa phƣơng luôn cố gắng hoàn tất thủ tục nhanh nhất, tuy nhiên, Tuyên Quang là địa phƣơng có vị trí lịch sử đặc thù, các dự án xin cấp phép hầu hết liên quan đến nhiều ngành, thậm chí phải có sự phê duyệt của Trung ƣơng nên không thể giải quyết nhanh gọn nhƣ các địa phƣơng khác hoặc giải quyết nhanh nhƣ các dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp đã đƣợc quy hoạch, điều này cũng thể hiện sự hợp lý trong thực tiễn công việc của cán bộ.

b. Vấn đề tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất

Nhìn trên biểu đồ mô tả xu hƣớng cho thấy việc tiếp cận đất đai ở tỉnh Tuyên Quang đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá tƣơng đối ổn định ở mức trung bình và có xu hƣớng đƣợc cải thiện.

Tuy nhiên, nếu điểm số chỉ dừng lại ở mức trung bình nhƣ hiện nay sẽ không tạo nên sức hấp dẫn cho nhà đầu tƣ mới đến với Tuyên Quang, vì vậy tỉnh cần có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện hoạt động này. Ví dụ, nếu tỉnh lựa chọn phát triển công nghiệp, xây dựng cơ bản thì cần mở rộng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm của tỉnh theo hƣớng quy mô hơn nữa. Ngoài ra, có thể vận dụng chính sách nhƣ Hải Dƣơng và Bắc Ninh đã từng thực hiện thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công, đó là mỗi huyện 1 khu công nghiệp có quy mô và các cụm công nghiệp vệ tinh. Theo đó, tỉnh Tuyên Quang cần ít nhất 7 Khu công nghiệp có quy mô đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ mới, bên cạnh đó là khoảng 7 đến 20 cụm công nghiệp nhỏ. Mặc dù vậy, vẫn phải quan tâm đến đặc thù của địa phƣơng miền núi để lựa chọn hƣớng phát triển kinh tế xã hội và có định hƣớng thu hút đầu tƣ sao cho hiệu quả.

Kết quả phân tích đƣợc minh họa trong hình 3.7.

Hình 3.7. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về chi phí tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất của Tuyên Quang trong giai đoạn 2007-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)

Bên cạnh đó, theo phản ánh thêm của cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thì thực tiễn các nhà đầu tƣ lựa chọn những khu vực đất đai đã đƣợc quy hoạch phát triển kinh tế hoặc trong Khu công nghiệp đều không gặp phải vƣớng mắc gì, chỉ có những dự án xin đầu tƣ vào khu vực đất mới có liên quan đến yếu tố lịch sử hoặc vị trí trọng yếu nên không thể cấp phép ngay đƣợc, dẫn đến chậm. Họ cũng đƣa ra lời khuyên cho các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào tỉnh Tuyên Quang nên lựa chọn ”đất sạch”, nghĩa là khu vực đất đã đƣợc tỉnh quy hoạch cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ thay vì lựa chọn những vùng đất mà nhà đầu tƣ yêu thích, vừa tốn tiền bồi thƣờng, vừa chậm dự án lại lâu đƣợc phê duyệt. Họ cũng thừa nhận, Sở chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch quy hoạch đất đai tổng thể trong toàn tỉnh vì còn vƣớng mắc nhiều thủ tục và các vấn đề tế nhị khác nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c. Về tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Đây là một trong những chỉ số về PCI của tỉnh Tuyên Quang đƣợc nhà đầu tƣ đánh giá không cao trong những năm qua. Mặc dù nhóm chỉ số này không quá quan trọng đối với các nhà đầu tƣ vì họ có thể tự vƣợt qua bằng cách này hay cách khác, nhƣng nó lại dễ tạo ra ”sự ức chế” cho họ khi có cảm nhận là bị đối xử không công bằng về thông tin hoặc chính quyền địa phƣơng nhập nhèm, không minh bạch trong việc cung cấp thông tin.

Thực tế đánh giá trong hình 3.8 cho thấy nỗ lực cải thiện chỉ số của tỉnh Tuyên Quang ngày càng có chiều hƣớng đi xuống. Thậm chí, khi nhìn vào kết quả đánh giá trên biểu đồ, ngƣời ta có thể đi đến những kết luận rằng địa phƣơng không có nỗ lực gì trong việc cải thiện kết quả đánh giá của chỉ số này vì điểm số gần nhƣ chỉ đi theo một hƣớng xuống dƣới. Kết quả này có thể gây ảnh hƣởng xấu đến sự đánh giá những tiêu chí sau đó, đặc biệt là tiêu chí mới đƣợc đƣa vào đánh giá là sự bình đẳng, và thực tế trong năm 2012, tiêu chí này ở tỉnh Tuyên Quang bị đánh giá là rất thấp, dƣới 5 điểm.

Minh họa kết quả đánh giá tại hình 3.8.

Hình 3.8. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2007-2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực tế khảo sát ý kiến cho thấy tỉnh cũng có nhiều nỗ lực thông tin nhƣng một phần là do trình độ của cán bộ trực tiếp thực hiện còn hạn chế, chậm cập nhật thông tin hoặc không nắm bắt kịp thời cũng nhƣ không nắm bắt đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ để trả lời kịp thời, thấu đáo. Đây là thông tin quan trọng mà tác giả cho rằng, tỉnh cần phải có những chế tài xử phạt thích đáng cho những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cần tuyên truyền và tập huấn thƣờng xuyên cho đội ngũ cán bộ chuyên trách thông tin nhà đầu tƣ.

d. Về chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Kết quả đánh giá không thực sự cải thiện so với các tiêu chí đánh giá trƣớc, thậm chí chỉ ở mức trung bình và dƣới mức trung bình. Năm 2009 có vẻ đạt đƣợc những đánh giá tốt hơn, nhƣng ngay sau đó là kết quả đi xuống dài với đáy là năm 2012 đã xuống mức đánh giá dƣới trung bình. Tuy nhiên, tỉnh Tuyên Quang cũng đã có những nỗ lực cải thiện khi mà kết quả đánh giá trong năm 2013, tiêu chí đánh giá này đã vƣợt lên so với năm 2012 là 1 điểm, đạt mức trung bình. Điều đó cũng ghi nhận những điều chỉnh và nỗ lực của chính quyền địa phƣơng trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm đạt đƣợc sự ủng hộ của nhà đầu tƣ.

Minh họa kết quả đánh giá đƣợc trình bày nhƣ trong hình 3.9.

Hình 3.9. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về chi phí của họ trong việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2007-2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣng nhìn chung, kết quả phản ánh nỗ lực của địa phƣơng là chƣa cao khi mà sự thay đổi giữa 2 năm 2012-2013 là không nhiều, trong khi đó, xu hƣớng đi xuống lại phản ánh rất rõ nét. Việc cải cách quy trình và thời gian thực hiện các quy định của Nhà nƣớc nhƣ thanh tra, kiểm tra cần phải đƣợc tiến hành nhanh chóng hơn, tránh gây ra những ”phiền hà” về thời gian cho nhà đầu tƣ, có nhƣ vậy mới giúp tỉnh Tuyên Quang cải thiện đƣợc hình ảnh của mình.

e. Về chi phí không chính thức

Trong suốt chiều dài 7 năm đánh giá của nhà đầu tƣ, tiêu chí đánh giá này của tỉnh Tuyên Quang không đƣợc cải thiện mà thể hiện xu hƣớng đi xuống rõ rệt. Đây là tiêu chí đƣợc nhà đầu tƣ đón nhận với nhiều thái độ khác nhau, trong đó rõ nét nhất là thái độ đồng tình vì cho rằng nhƣ thế dễ làm việc và thái độ không đồng tình vì cho rằng đó là hiện tƣợng tham nhũng. Nhƣng thực tế cho thấy, dù nhà đầu tƣ thể hiện thái độ ở góc độ nhƣ thế nào thì kết quả cuối cùng trong suy nghĩ của họ vẫn là không thích, vì họ phải bỏ ra khoản chi phí không hạch toán đƣợc minh bạch.

Minh họa kết quả đánh giá nhƣ trong hình 3.10.

Hình 3.10. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về chi phí không chính thức của họ khi đầu tƣ ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2007-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)

Tuy nhiên, đứng ở phƣơng diện quản lý địa phƣơng thì không phải địa phƣơng nào cũng có thể làm đƣợc điều này, trong cả nƣớc chắc chỉ có Kiên Giang là thể hiện nỗ lực nhất khi mà cải thiện từ 6 điểm năm 2007 lên đến 9 điểm năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2013. Nguyên nhân chủ yếu do xu hƣớng chung và ”thói quen nhận chi phí không chính thức từ doanh nghiệp” của các cán bộ quản lý nhà nƣớc mà trong nhận thức của nhiều ngƣời đƣợc gọi là ”chất bôi trơn”. Thực tiễn khi khảo sát thực tiễn, các cán bộ quản lý đều từ chối bình luận về vấn đề này. Do vậy, có thể nói rằng, cải thiện vấn đề này thực sự là không dễ đối với những địa phƣơng nhƣ tỉnh Tuyên Quang.

f. Về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang

Dù có thể hiện nỗ lực cải thiện với đỉnh điểm năm 2010, nhƣng nhìn chung, nhà đầu tƣ vẫn có những đánh giá rất thấp đối với sự năng động của lãnh đạo tỉnh, trong đó dƣờng nhƣ là họ không tìm thấy sự đổi mới, tính linh hoạt của cán bộ lãnh đạo tỉnh. Đây phải chăng là đặc trƣng yếu tố văn hóa vùng miền khi mà các tỉnh nhƣ Sơn La, Lạng Sơn và Hà Giang cũng đạt kết quả đánh giá tƣơng tự.

Hình 3.11. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2007-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)

Đây là tiêu chí đánh giá có độ khó đối với các địa phƣơng thuộc khu vực miền núi và có nhiều ngƣời là dân tộc thiểu số, những ngƣời không thích sự thay đổi nhanh chóng, họ luôn cầu toàn và sống an toàn. Đấy cũng đƣợc coi là một nét văn hóa đáng đƣợc coi trọng nên khi đánh giá và tiếp nhận kết quả, các nhà đầu tƣ cũng cần có một cách nhìn toàn diện hơn về đặc tính văn hóa vùng miền. Kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khảo sát thực tiễn về vấn đề này cũng không thu đƣợc kết quả do vấn đề nhạy cảm chính trị, các nhà quản lý địa phƣơng đều không bình luận về tiêu chí đánh giá này.

g. Về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Đây là tiêu chí với nhiều thang đo nhất, phản ánh toàn bộ yếu tố môi trƣờng xung quanh phục vụ nhà đầu tƣ. Các tiêu chí này phụ thuộc nhiều vào hạ tầng kinh tế và xã hội của địa phƣơng, chúng đòi hỏi phải có thời gian để cải thiện hoặc những địa phƣơng đã có nền tảng sẵn có.

Kết quả này thực sự không đƣợc đánh giá cao ở những địa phƣơng thuộc vùng miền núi nhƣ Tuyên Quang, và kết quả phản ánh nhƣ trong hình 3.12 dƣới đây.

Hình 3.12. Xu hƣớng đánh giá của nhà đầu tƣ về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2007-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)

Nhìn vào kết quả đánh giá có thể nhận thấy đƣợc kết quả đó đã phản ánh đúng thực trạng kinh tế xã hội của địa phƣơng khi tính tới việc liên quan đến môi trƣờng đầu tƣ. Rất khó để Tuyên Quang có thể cải thiện đƣợc điểm số cho những đánh giá ở nhóm tiêu chí này, đặc biệt là trong các năm từ 2010 đến 2013, khi mà hậu quả nặng nề của sự suy thoái kinh tế vẫn còn hiện diện, một địa phƣơng thuần túy phát triển bằng ngân sách Nhà nƣớc nhƣ Tuyên Quang sẽ còn nhiều điều cần phải cải thiện các dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

h. Về đào tạo lao động

Đào tạo, đặc biệt là đào tạo lao động không phải là thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang cho dù có tồn tại các trƣờng đào tạo nghề và Cao đẳng, Đại học trên địa bàn. Kết quả đánh giá của nhà đầu tƣ đã phản ánh nhƣ trong hình 3.13 cho thấy họ chƣa

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)