Thông tin sử dụng

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh tuyên quang (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Thông tin sử dụng

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Do đặc thù của đề tài nghiên cứu về môi trƣờng đầu tƣ ở một địa phƣơng có lợi thế là dữ liệu sẵn có từ kết của nghiên cứu hàng năm về bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do VCCI và USAID phối hợp thực hiện. Bộ chỉ số này đƣợc coi nhƣ một bộ chỉ số khá hoàn chỉnh trong việc đánh giá môi trƣờng đầu tƣ cấp địa phƣơng ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Từ khi hình thành cho đến nay, trải qua 10 năm, bộ chỉ số ngày càng đƣợc hoàn thiện và đại diện đƣợc tất cả các chỉ tiêu đánh giá về môi trƣờng đầu tƣ mà nhà đầu tƣ mong muốn tìm kiếm ở một địa phƣơng. Mặt khác, chỉ số PCI cũng đƣợc cập nhật khá nhanh chóng, không chỉ phục vụ cho các địa phƣơng hoàn thiện chính sách mà còn giúp các nhà đầu tƣ có đƣợc thông tin hỗ trợ kịp thời trong việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ. Vì vậy, có thể coi kết quả nghiên cứu và các báo cáo về PCI hàng năm là thông tin đáng tin cậy cho việc nghiên cứu về môi trƣờng đầu tƣ ở một địa phƣơng của Việt Nam. Trong nội dung luận văn này, tác giả cũng lựa chọn việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà đầu tƣ về môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Tuyên Quang do VCCI thực hiện, số liệu báo cáo tại nguồn www.pcivietnam.org các năm 2007 đến năm 2013.

Bên cạnh những thông tin liên quan đến các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, luận văn còn thu thập những thông tin từ các ấn phẩm địa phƣơng nhƣ niên giám thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, báo cáo tổng kết kinh tế xã hội của địa phƣơng qua các năm của UBND tỉnh Tuyên Quang, báo cáo tổng kết công tác đầu tƣ phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang. Đây đều là những thông tin công khai và đảm bảo độ tin cậy cho luận văn.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Trên cơ sở các thông tin thứ cấp đƣợc phân tích nhằm đánh giá hiện trạng môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Tuyên Quang dƣới góc nhìn toàn diện của các nhà đầu tƣ, luận văn mong muốn đƣa ra những giải pháp dƣới góc nhìn khoa học để giúp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Tuyên Quang nhằm hƣớng đến việc thay đổi giá trị chỉ số PCI năm 2015 và có những điểm nhấn nổi bật thay đổi nhận thức của nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, để tăng tính thuyết phục và giúp các giải pháp đề xuất có cơ sở đƣợc thực hiện, luận văn đã tiến hành thu thập một số thông tin sơ cấp dƣới hình thức phỏng vấn các đồng chí là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của tỉnh để thấy đƣợc quan điểm và sự đồng thuận của các nhà quản lý địa phƣơng đối với vấn đề cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Tuyên Quang. Quy mô điều tra là không nhiều, chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới hình thức phỏng vấn trực tiếp dựa trên các câu hỏi chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra đã đƣợc soạn trƣớc đó.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp phân tích và đánh giá

Phân tích và đánh giá là biện pháp mà ngƣời sử dụng dùng để diễn giải những thông tin thu thập đƣợc, đồng thời thể hiện quan điểm của mình hoặc dƣới góc nhìn khoa học để đánh giá về thông tin đó nhằm có đƣợc những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong nội dung luận văn này, tác giả đã sử dụng song hành phƣơng pháp phân tích và đánh giá ở những nội dung thông tin thu thập đƣợc nhằm giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn vấn đề và thấy đƣợc quan điểm và góc nhìn của tác giả luận văn về vấn đề nghiên cứu đó. Cách làm này đƣợc thực hiện xuyên suốt trong luận văn, bao gồm cả nội dung trình bày dƣới dạng đoạn văn cũng nhƣ dƣới hình thức bảng biểu, hình vẽ.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê

Phƣơng pháp thống kê là một phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng nhằm tổ chức sắp xếp các số liệu thống kê thu thập đƣợc theo tiêu chí nhất định nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và giúp cho ngƣời sử dụng thuận lợi hơn trong quá trình khai thác thông tin đã thu thập đƣợc.

Trong nội dung luận văn, thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập đƣợc hệ thống theo trật tự thời gian từ 2007 đến 2013, các con số đƣợc trình bày dƣới dạng tối giản về đơn vị tính để thuận lợi cho việc theo dõi.

2.2.2.3. Phương pháp mô tả

Phƣơng pháp mô tả là một phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng nhằm mô tả số liệu thống kê thu thập đƣợc nhằm giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về loại dữ liệu hoặc thông tin đó.

Trong nội dung của luận văn, nhiều dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập đã đƣợc tác giả trình bày lại trong nội dung chính của luận văn, trong đó, phƣơng pháp mô tả đã đƣợc thực hiện nhằm diễn đạt lại nội dung thông tin đó, đặc biệt là những thông tin về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và tự nhiên ở tỉnh Tuyên Quang, thông tin về các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI,...

2.2.2.4. Phương pháp bảng thống kê và biểu đồ

Bảng thống kê và biểu đồ là các phƣơng pháp dùng để trình bày các kết quả nghiên cứu thu thập đƣợc, bao gồm cả thông tin mới đƣợc thu thập và thông tin thu thập đƣợc đã qua xử lý. Việc sử dụng hai phƣơng pháp này giúp ngƣời đọc dễ dàng ghi nhớ và tiếp nhận những thông tin liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong nội dung chính của luận văn, các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong nội dung của chƣơng 3 nhằm trình bày những kết quả nghiên cứu đã có, làm phong phú thêm cách thức trình bày của luận văn.

2.2.2.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn và bảng hỏi

Điều tra phỏng vấn là phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng nhằm thu thập những thông tin sơ cấp phục vụ cho những mục đích nghiên cứu mới. Phƣơng pháp đƣợc tiến hành trực tiếp giữa ngƣời thu thập thông tin với một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời cung cấp thông tin. Để tiến hành điều tra phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn có thể đƣa cho ngƣời đƣợc phỏng vấn bảng câu hỏi hay phiếu điều tra rồi chờ họ điền đủ thông tin và thu thập lại để tổng hợp; hoặc có thể sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn từng cá nhân hoặc nhóm.

Bảng hỏi hay bảng câu hỏi, phiếu điều tra là cách gọi khác nhau nhƣng cùng một mục đích là thu thập những thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu dựa trên các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn.

Trong nội dung luận văn này, dựa trên các câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn trong bảng câu hỏi, tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý ở tỉnh Tuyên Quang gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các Sở nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng,... đó là những cá nhân có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở tỉnh Tuyên Quang. Những ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc coi nhƣ những chuyên gia trong lĩnh vực thu hút đầu tƣ và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở địa phƣơng. Họ có cái nhìn vừa khách quan vừa chủ quan về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Mặc dù đã cố gắng đƣa ra nhiều câu hỏi để thu thập thông tin nhƣng các vấn đề điều tra đều có yếu tố nhạy cảm nhất định, hơn nữa, tác giả lại là ngƣời làm ở địa phƣơng nên cũng khó thu thập đƣợc nhiều thông tin vì mọi ngƣời thƣờng giữ ý và từ chối bình luận cũng nhƣ đƣa ra quá nhiều ý kiến cá nhân. Mặc dù vậy, thông tin dù ít và chỉ ở dƣới dạng tham khảo nhƣng cũng đã giúp cho việc đề xuất của luận văn thêm cơ sở khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh tuyên quang (Trang 44)