5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Tuyên Quang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a. Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 1040
53'- 1050 kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nƣớc. Tuyên Quang có các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dƣơng và Thành phố Tuyên Quang.
b. Địa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá và 2 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 2 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nƣớc biển.
c. Khí hậu: Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều; mƣa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thƣờng gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tƣợng nhƣ mƣa đá, gió lốc thƣờng xảy ra trong mùa mƣa bão với lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sƣơng muối.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào trong trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên khí hậu, thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân mà đặc biệt là tình trạng sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống.