Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh tuyên quang (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm quốc tế

Dựa trên các thông tin không chính thức đƣợc cung cấp bởi Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tác giả tổng hợp các kinh nghiệm trong thu hút đầu tƣ của bốn quốc gia chủ yếu, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia. Đây là những quốc gia đƣợc đánh giá là có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ không chỉ trong nƣớc mà còn cả với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trong đó, Trung Quốc tập trung việc hoàn thiện hệ thống chính sách trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài với trọng tâm hƣớng tới là xóa bỏ một số rào cản của pháp luật hiện hành đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sở đàm phán. Chính phủ Trung Quốc cố gắng phát huy tối đa lợi thế về nhân lực, cơ sở hạ tầng và chi phí giao dịch kết hợp với thủ tục hành chính đơn giản để tạo môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Đặc biệt hơn, Chính phủ Trung Quốc còn vận động, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào những vùng địa lý khó khăn, những vùng đƣợc coi là đất chết nhƣ Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cƣơng, biến những khu vực đó trở nên sầm uất hơn, đô thị hóa cao hơn. Đây thực sự trở thành bài học quan trọng đối với Việt Nam ta nói chung và các địa phƣơng khác nói riêng. Chúng ta thƣờng bỏ mặc, hoặc bó tay mà không có những biện pháp kích thích, thu hút đầu tƣ những vùng miền núi có địa bàn khó khăn, chủ yếu phát triển ở khu vực trung tâm, thành phố, thị xã, thị trấn, còn những vùng giáp biên thì hầu hết bỏ không. Từ bài học của Trung Quốc, chúng ta cần có biện pháp cải tiến để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến những khu vực khó khăn đó trở thành những sản phẩm địa phƣơng có sức hút với các nhà đầu tƣ.

Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ lại có cách thức thu hút đầu tƣ của riêng mình. Chính phủ Ấn Độ ƣu tiên phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, bằng cách, giảm thiểu vai trò của công nghiệp quốc doanh từ 17 ngành xuống còn 8 ngành. Khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân vào các ngành sản xuất; ban hành các luật chống độc quyền và cho phép tƣ bản đƣợc di chuyển tự do, tƣ bản nƣớc ngoài có thể làm chủ 51% vốn đầu tƣ. Việc làm này tạo tâm lý thoải mái cho các nhà đầu tƣ thuộc khu vực tƣ nhân, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Họ sẽ không cảm thấy bị gò ép cũng nhƣ bị chi phối bởi khu vực kinh tế Nhà nƣớc và sẽ tự tin hơn khi ra quyết định đầu tƣ. Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu tính đến việc gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa nhằm mong muốn tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, việc làm này vẫn chƣa đƣợc diễn ra suôn sẻ, chủ yếu dƣới hình thức thí điểm. Bài học từ Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam mạnh tay hơn trong thực thi chiến lƣợc thu hút đầu tƣ. Nó sẽ giúp kinh tế địa phƣơng giảm bớt sự ảnh hƣởng quá sâu sắc từ khu vực kinh tế Nhà nƣớc.

Đối với Thái Lan, Chính phủ nƣớc này lại chú trọng đến phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bằng những chính sách riêng có, Chính phủ Thái Lan trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nƣớc này về công nghệ thông tin, tài chính và kinh nghiệm quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho khối doanh nghiệp này. Thực tế, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có những lợi thế riêng, đặc biệt là khi xảy ra sự cố phá sản hoặc tƣơng tự ở bộ phận doanh nghiệp nào đó sẽ không gây nhiều thiệt hại cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nền kinh tế. Bài học này cũng khá phù hợp với Việt Nam, đặc biệt là các địa phƣơng, khi mà trình độ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế còn nhiều hạn chế.

Với Malaysia, đối tƣợng khách hàng mục tiêu của họ lại chủ yếu là những nhà đầu tƣ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù có sự chọn lọc khá gắt gao những nhóm khách hàng mục tiêu này, nhƣng Chính phủ Malaysia đã tạo điều kiện rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuận lợi cho những nhà đầu tƣ đƣợc chấp nhận, nhƣ: giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp; thực hiện ƣu đãi về thuế, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu. Ở Việt Nam nói chung và các địa phƣơng nói riêng, làn sóng đầu tƣ mới chỉ bắt đầu, vì vậy chúng ta ít có cơ hội để lựa chọn nhà đầu tƣ nhƣ Malaysia. Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi từ họ về những ƣu đãi có thể để bổ sung vào chính sách thu hút đầu tƣ của mình.

Tóm lại, từ các quốc gia đang phát triển với nhiều thành công trong thu hút đầu tƣ sẽ là những bài học bổ ích cho những quốc gia đi sau nhƣ Việt Nam. Bên cạnh những kinh nghiệm từ những quốc gia cụ thể trên, Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng tổng kết thành 12 kinh nghiệm chủ yếu trong thu hút đầu tƣ của một số cƣờng quốc Châu Á, bao gồm:

Thứ nhất: Cải thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ; Thứ hai: Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tƣ;

Thứ ba: Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế;

Thứ tƣ: Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tƣ; Thứ năm: Giảm thuế, ƣu đãi tài chính tiền tệ;

Thứ sáu: Cắt giảm thuế;

Thứ bảy: Cho phép nhà đầu tƣ hoạt động trên thị trƣờng tài chính; Thứ tám: Các chính sách ƣu đãi về dịch vụ;

Thứ chín: Xây dựng cơ sở hạ tầng;

Thứ mƣời: Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao; Thứ mƣời một: Coi trọng đầu tƣ cho giáo dục; và Thứ mƣời hai: Chính sách thu hút nhân tài.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh tuyên quang (Trang 34)