5. Kết cấu của luận văn
3.3. Phân tích thực trạng môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang
3.3.1. Một vài kết quả trong thu hút đầu tư ở tỉnh Tuyên Quang
a. Kết quả trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA, NGO)
Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm và cố gắng trong việc thực hiện các hoạt động nhằm thu hút đầu tƣ. Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã thu hút và cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho 85 dự án với tổng vốn đầu tƣ trên 16.400 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 790 triệu USD). Các dự án tập trung nhiều nhất là sản xuất, chế biến nông lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, trong đó có 05 dự án đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, với tổng vốn đăng ký trên 59 triệu USD, gồm các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc: Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, có trên 900 doanh nghiệp đầu tƣ tƣ nhân. Trong năm 2013, mặc dù đƣợc đánh giá thấp chỉ số PCI nhƣng Tuyên Quang cũng thu hút đƣợc số vốn FDI là 2,2 triệu USD.
b. Các chương trình, dự án ODA
Tuyên Quang đã và đang thực hiện 17 dự án bằng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng vốn đầu tƣ: 1.805,6 tỷ VNĐ. Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Dự án đa dạng hoá thu nhập nông thôn do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ. Các dự án đƣợc đầu tƣ thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ nhƣ đƣờng giao thông, thuỷ lợi, đƣờng điện nông thôn bằng nguồn vốn vay của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); dự án bệnh viện tuyến huyện sử dụng nguồn vốn của Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
c. Các chương trình, dự án NGO
Hiện nay đã có một số tổ chức phi Chính phủ (NGO) đƣợc UBND tỉnh chấp thuận cho thực hiện dự án tại Tuyên Quang; Tổ chức CODESPA - Tây Ban Nha với dự án phân viên nén dúi sâu với ngân sách đầu tƣ 3 năm là 250.000 Euro và Tổ chức Good Neighbors International (GNI) - Hàn Quốc với Dự án hỗ trợ phát triển nông thôn tại 4 xã huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011 - 2015 với tổng vối cam kết trên 1.800.000 USD, dự án xây dựng các điểm trƣờng tại huyện Chiêm Hóa với tổng vốn viện trợ khoảng 120.000 USD, ngoài ra còn một số dự án của các tổ chức khác nhƣ tổ chức Room to Read - Mỹ, của quỹ Bill and Melida Gates, Quỹ Toàn cầu của Mỹ và các nƣớc G8.
3.3.2. Các khu công nghiệp có triển vọng thu hút đầu tư ở tỉnh Tuyên Quang a. Khu Công nghiệp Long Bình An
Khu công nghiệp Long Bình An có diện tích 173 ha, thuộc các xã: Hoàng Khai (huyện Yên Sơn); Đội Cấn, Lƣỡng Vƣợng, Thái Long, An Tƣờng (thành phố Tuyên Quang) và xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dƣơng). Cách thành phố Tuyên Quang 11 km về phía Nam, cạnh Quốc Lộ 2 về phía Tây.
Khu công nghiệp phát triển những ngành công nghiệp chủ đạo: Công nghiệp giấy và bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp luyện phôi thép, cơ khí chế tạo, chế biến khoáng sản.
Tổng vốn đầu tƣ hạ tầng đã đƣợc phê duyệt 25 tỷ đồng, trong đó: - Đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu tái định cƣ khe Xoan: 5,75 tỷ đồng;
- Đầu tƣ đƣờng giao thông nội bộ 19,26 tỷ đồng, cụ thể: Giải phóng mặt bằng đƣờng giao thông nội bộ là 3 tỷ đồng, xây dựng đƣờng là 16,25 tỷ đồng.
Hiện tại, khu công nghiệp Long Bình An đã thu hút đƣợc 16 dự án, đăng ký đầu tƣ với tổng số vốn đầu tƣ là 7.911 tỷ đồng, trong đó có 11 dự án hoàn thành.
b. Cụm công nghiệp Sơn Nam (huyện Sơn Dương)
Cụm công nghiệp Sơn Nam thuộc huyện Sơn Dƣơng có diện tích: 44 ha. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2010 là 90 ha, đến 2020 là 250 ha, thuộc địa bàn xã Sơn Nam, huyện Sơn Dƣơng. Nằm trên trục đƣờng Quốc Lộ 2C nối với tỉnh Vĩnh Phúc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cách Trung tâm thành phố Tuyên Quang 50 km, cách Hà Nội 80 km, liền kề với huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụm Công nghiệp định hƣớng thu hút đầu tƣ những ngành chủ đạo, nhƣ: Công nghiệp chế biến khoáng sản nhƣ: fenspat, vonfram; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ: Gạch ốp lát cao cấp, gạch không nung, bê tông đúc sẵn; công nghiệp may, công nghiệp nhựa.
Đầu tƣ hạ tầng với mức vốn dự kiến 1 tỷ đồng, hiện đang trình Sở KH&ĐT thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp.
Hiện tại đã có 4 dự án đã đăng ký đầu tƣ với tổng số vốn 67 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án chế biến khoáng sản hoàn thành và hoạt động ổn định, 1 dự án đang san lấp mặt bằng.
c. Cụm công nghiệp An Thịnh (huyện Chiêm Hóa)
Cụm công nghiệp An Thịnh có diện tích: 76 ha. Địa chỉ thuộc xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, cách thành phố Tuyên Quang 80 km về phía Tây, nằm cạnh Quốc lộ 279 nối với huyện Na Hang. Định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo: Các nhà máy chế biến thực phẩm, lâm sản quy mô vừa, chế biến khoáng sản nhƣ: Ăngtimon, Mangan; các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp.
Tổng vốn đầu tƣ cho hạ tầng là 6 tỷ đồng, hiện đang thực hiện thi công trình đƣờng giao thông vào cụm công nghiệp. Hiện đã có 01 dự án đang hoạt động (Nhà máy chế biến gỗ Đông Dƣơng, diện tích 3,2 ha, tổng vốn đầu tƣ 66,3 tỷ đồng).
d. Cụm công nghiệp Na Hang
Cụm công nghiệp Na Hang có diện tích 32 ha, đóng tại địa chỉ khu đất bên bờ sông Gâm, thị trấn Na Hang, cách thành phố Tuyên Quang 110 km.
Định hƣớng phát triển của cụm công nghiệp là những ngành chủ đạo, nhƣ: Xây dựng các nhà máy chế biến bột Barite, chế biến lâm sản mây, tre đan; chế biến thủy sản, cơ khí sửa chữa, chế tạo phƣơng tiện thủy.
e. Cụm công nghiệp Tân Thành (huyện Hàm Yên)
Cụm công nghiệp Tân Thành có diện tích 27 ha, địa chỉ tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cụm đƣợc định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo, nhƣ: Xây dựng các nhà máy chế biến nƣớc cam; chế biến gỗ, chế biến khoáng sản và các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp.
Đánh giá chung các Khu công nghiệp ở Tỉnh Tuyên Quang: Hiện tại, tỉnh
phát triển 01 Khu công nghiệp và 04 cụm công nghiệp với định hƣớng các ngành chế biến khoáng sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, thủ công nghiệp. Đây có thể coi là ngành thế mạnh của Tuyên Quang, tuy nhiên, tính cạnh tranh là không lớn. Mặt khác, quy mô của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp còn nhỏ, chƣa thực sự đủ để tạo cú hích cho phát triển kinh tế xã hội, nếu lấp đầy mới chỉ tạo ra điều kiện cần cho sự phát triển công nghiệp, tiến đến phát triển dịch vụ ở tỉnh Tuyên Quang. Từ những vấn đề đó cho thấy tỉnh vẫn cần có nhiều những quy hoạch với nhiều mức đầu tƣ lớn hơn để tạo đà phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, với tiền đề là công nghiệp và dịch vụ.
3.3.3. Những hoạt động của tỉnh Tuyên Quang trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư đầu tư
Lấy trọng tâm là thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và nguồn hỗ trợ (ODA, NGO), tỉnh Tuyên Quang tập trung xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm căn cứ cho việc thu hút đầu tƣ, cũng nhƣ định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đến nay 25 quy hoạch cấp tỉnh đã đƣợc hoàn thành và đang triển khai thực hiện, trong đó có một số quy hoạch quan trọng, nhƣ: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020; quy hoạch, đầu tƣ các công trình hạ tầng thiết yếu của Khu công nghiệp Long Bình An và quy hoạch chi tết các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.2. Giao diện website trang thông tin xúc tiến đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang - tpipc.com.vn
(Nguồn: http://tqipc.com.vn/NewsDetail.aspx?k=2&cate=49&tuto=2902)
Tỉnh đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, đầu tƣ, giải phóng mặt bằng, nhƣ thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Hoạt động xúc tiến đầu tƣ đã tập trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tƣ. Đồng thời, tỉnh đã xây dựng tóm tắt các dự án gọi vốn đầu tƣ, đề cƣơng chi tiết các dự án hỗ trợ phát triển chính thức ODA, NGO, tổ chức các cuộc Hội thảo xúc tiến đầu tƣ trong nƣớc, cũng nhƣ đã tổ chức nhiều chuyến thăm quan học tập và giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỉnh Tuyên Quang cũng đã nỗ lực để đƣa thông tin đến với nhà đầu tƣ, trong đó chú trọng xây dựng cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tƣ của tỉnh tại trang chủ chính thức http://tpipc.com.vn Đây có thể coi là nỗ lực rất lớn của địa phƣơng trong việc tìm cách tiếp cận nhà đầu tƣ, hay nói đúng hơn là giúp nhà đầu tƣ hiểu đƣợc về Tuyên Quang, cũng nhƣ hiểu đƣợc những nỗ lực mà tỉnh đang cố gắng thực hiện trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của mình.
Bên cạnh đó, những hành động ngay sau khi nhận đƣợc kết quả đánh giá PCI năm 2013 đã đƣợc tỉnh Tuyên Quang thực hiện, đó là: Ngày 4/4/2014, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện chƣơng trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Tuyên Quang đã họp triển khai hành động cải thiện năng lực canh tranh cấp tỉnh năm 2014. Đồng chí Trần Ngọc Thực, Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trƣởng BCĐ thực hiện chƣơng trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh chủ trì cuộc họp.
Qua đánh giá của cơ quan thƣờng trực Ban Chỉ đạo là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, bên cạnh những cố gắng trong năm 2013, chƣơng trình hành động cải thiện chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh tại một số đơn vị chƣa thƣờng xuyên, liên tục, có tình trạng cán bộ thực thi chƣa nghiêm túc chấp hành nội duy, quy chế phục vụ tại bộ phận một cửa. Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 của Việt Nam đƣợc VCCI và VNCI công bố ngay 20/3/2014 cho thấy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang đạt 48,98 điểm.
Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung đề ra các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang trong năm 2014. Theo đó, các ý kiến đề nghị cần tập trung khắc phục từng chỉ số mà tỉnh đạt thấp trong bộ chỉ số PCI; tăng cƣờng gặp mặt, giao ban, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, xây dựng cơ bản; tăng cƣờng minh bạch hóa thủ tục hành chính qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh cũng nhƣ việc kiểm soát thủ tục hành chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3 Đồng chí Trần Ngọc Thực, Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trƣởng BCĐ thực hiện chƣơng trình hành động
cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh chủ trì cuộc họp
(Nguồn: UBND tỉnh Tuyên Quang)
Tại cuộc họp này, đồng chí Trần Ngọc Thực, Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trƣởng BCĐ thực hiện chƣơng trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Tuyên Quang đề nghị các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo và các ngành liên quan khẩn trƣơng xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trên cơ sở rà soát, bổ sung kế hoạch của năm 2013. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp với mục tiêu phấn đấu trong năm 2014, chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang đạt từ 55 điểm trở lên. Để đạt đƣợc mục tiêu này, cần tập trung thay đổi 5 chỉ số thành phần PCI quan trọng đó là: Tính minh bạch, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và cạnh tranh bình đẳng. Đối với những chỉ số còn lại cần tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao hơn so với năm 2013. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành, các địa phƣơng và các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực cố gắng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp để góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang trong năm 2014. Đây đƣợc coi là cơ sở quan trọng cho những chƣơng trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hành động mà tỉnh Tuyên Quang sẽ theo đuổi nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh trong năm 2014, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo để thu hút đầu tƣ phát triển địa phƣơng.
3.4. Kết quả đánh giá môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang theo PCI
3.4.1. Kết quả đánh giá chung
Hình 3.4.Tổng hợp chỉ số PCI của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2007-2013
(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)
Hình 3.4 ở trên phản ánh kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2007-2013. Kết quả cho thấy chỉ số PCI của Tuyên Quang không mấy khả quan và có chiều hƣớng đi xuống. Nhìn vào kết quả thực tiễn, nếu năm 2012, PCI của Tuyên Quang còn xếp trên Điện Biên, mặc dù vẫn nằm trong nhóm đội sổ thì năm 2013, Tuyên Quang đã xuống cuối cùng của bảng xếp hạng với vị trí 63/63 tỉnh thành phố trong cả nƣớc, trong khi tỉnh xếp dƣới năm 2012 là Điện Biên có sự nhảy vọt 20 bậc lên vị trí 43/63. Đó chính là thách thức đáng kể với tỉnh Tuyên Quang trong việc thu hút đầu tƣ phát triển địa phƣơng, bởi PCI hiện nay ở Việt Nam đang đƣợc ngầm hiểu là chỉ số quan trọng đánh giá môi trƣờng đầu tƣ của một địa phƣơng có tính khách quan và thực tiễn nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.5. So sánh PCI Tuyên Quang với các tỉnh trong khu vực
(Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org/tuyen-quang)
Nếu nhƣ đem so sánh với khu vực có điều kiện tƣơng đồng thì Tuyên Quang cũng đứng thứ 14 năm 2013 và đứng thứ 13/14 tính theo trung bình năm 2012- 2013. Điều này càng góp phần lý giải cho những kết quả nghèo nàn trong thu hút đầu tƣ của tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây.
Tổng hợp chung các chỉ số thành phần PCI so sánh với toàn quốc cho thấy vị trí xếp hạng của các chỉ số này qua các năm nhƣ sau:
Bảng 3.2. Thứ tự các chỉ số PCI thành phần của tỉnh Tuyên Quang với cả nƣớc
STT Chỉ số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Gia nhập thị trƣờng 62/63 62/63 61/63 60/63
2 Tiếp cận đất đai 49/63 62/63 33/63 53/63
3 Tính minh bạch 2/63 46/63 58/63 54/63
4 Chi phí thời gian 42/63 56/63 61/63 58/63
5 Chi phí không chính thức 44/63 38/63 58/63 63/63
6 Tính năng động 18/63 50/63 52/63 55/63
7 Hỗ trợ doanh nghiệp 40/63 50/63 61/63 60/63
8 Đào tạo lao động 22/63 32/63 57/63 41/63