Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Động 2010

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Động 2010

Sơn Động là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, tuy nhiên trong những năm qua được sự đầu tư của chính phủ, các chương trình phát triển cũng như chương trình xóa đói giảm nghèo, cộng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của địa phương, Sơn Động đã đạt một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như nâng cao đời sống của người dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2010 đạt 12,3%, đây là kết quả đáng khích lệ đối với một huyện nghèo miền núi của tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể: Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 231,07 tỉ đồng trong đó thu tại địa bàn huyện là 17,057 tỉ đồng (năm 2009 thu tại địa bàn huyện đạt 16,5 tỉ đồng); sản lượng lương thực bình quân đạt 391kg/người. Về chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện cũng đạt được nhiều thành công,cụ thể tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 6,87% so với năm 2008.

* Về sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về địa hình, khí hậu tuy nhiên trong năm qua, ngành sản xuất trồng trọt của huyện cũng gặt hái được một số thành công như: sản lượng lương thực đạt 27.142 tấn, tăng 14,3% so với năm 2009 (23.747 tấn).

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lƣơng thực của huyện, 2009 - 2010 Nội dung ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) I. Diện tích cây lƣơng thực có hạt 7.393 7.753 8.063 1. Diện tích lúa ha 6.641 6.956 6.987 104,00 100,45 2. Ngô ha 752 797 1.076 105,00 135,01

II. Năng suất 27,66 30,63 33,66

1. Lúa tạ/ha 28,90 31,56 34,56 109,12 109.51 2. Ngô tạ/ha 16,66 22,5 27,81 135,01 123,00 III. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt tấn 20.447 23.747 27.142 116,12 114,29 1. Lúa tấn 19.194 21.954 24.150 114,00 110.00 2. Ngô tấn 1.253 1.793 2.992 143,00 166.87

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động

Ta thấy, diện tích trồng lúa và ngô tăng, đồng thời do sử dụng giống mới cũng như có phương thức canh tác hợp lý nên tổng sản lượng lương thực có hạt tăng lên đáng kể so với năm 2008 là 16,12%, với năm 2009 là 14,29%.

Bên cạnh thành công của cây lương thực có hạt, diện tích của một số loại cây trồng lâu năm cũng tăng lên, cụ thể diện tích trồng mới cây ăn quả là 65,5 ha đạt 131% kế hoạch (50ha).

- Chăn nuôi: Với lợi thế là vùng núi, thức ăn dồi dào cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc cũng chính là một ngành kinh tế thế mạnh của Huyện. Trong năm 2010, đàn trâu đạt 14.011 con, tăng 3.1% so với năm 2009, tương tự đàn bò đạt 2.238 con tăng 9.06%, đàn lợn gia cầm đều tăng: tổng đàn lợn đạt 54.271 con tăng 5% so với năm 2009, đàn gia cầm tăng 9.67%. Sản lượng thủy sản đạt 121 tấn tăng 0.8%.

- Lâm nghiệp: Sơn Động là huyện có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, do có diện tích lâm nghiệp lớn. Theo báo cáo về tình hình Kinh Tế Xã Hội của huyện năm 2010, toàn huyện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 69.000 ha. Trong đó phần lớn diện tích rừng nhận khoanh nuôi tự nhiên còn lại là diệm tích rừng trồng mới và rừng sản xuất. Tuy diện tích rừng của Sơn Động nhiều nhưng hiện nay chưa thực sự gắn kết giữa phát triển nghề rừng với thu nhập của nông dân, nhất là các hộ nghèo, hộ sống gần rừng.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn. Huyện đã quy hoạch được một số khu công nghiệp nhỏ và đề ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các nghê thủ công truyền thống của địa phương như chế biến lâm sản, dệt mành… Đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định đạt 35,649 tỉ đồng tăng so với năm 2009 là 18.58%.

* Cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2008 - 2010

Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của huyện, ta đi nghiên cứu cơ cấu kinh tê của huyện qua giai đoạn 2008 - 2010 và được thể hiện thông qua bẳng số liệu sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Sơn Động, 2008 - 2010

Năm

Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Giá trị (Tr.đ) % Giá trị (Tr.đ) % Giá trị (Tr.đ) % Giá trị (Tr.đ) % 2008 622.941 100 362.166 58,14 69.759 11,20 191.016 30,66 2009 633.948 100 384.543 57,92 69.105 10,41 210.300 31,67 2010 693.414 100 408.606 58,93 73.878 10,65 210.930 30,42

Cơ cấu kinh tế huyện Sơn Động 2008 đến 2010 0 10 20 30 40 50 60 70 2008 2009 2010 Năm T lệ % NN CN DV

Đồ thị 2.1: Có cấu kinh tế huyện Sơn Động, 2008 - 2010

Qua bảng số liệu ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2008 - không có nhiều biến động hay nói cách khác là chưa có sự chuyển dịch cơ cấu mang tính tích cực. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 51,18%.(năm 2008) và 58,93(năm 2010), giá trị nghành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ( 11,20% năm 2008 và giảm xuống còn 10,65% năm 2010). Nói chung cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn lạc hậu và chưa có sự chuyể biến tích cực. Chính điều này đã hạn chế tới việc phát triển của địa phương, qua đó ảnh hưởng tới kết quả xóa đói giảm nghèo của huyện. Vì vậy, cần có kế hoạch, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra động lực phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)