Tình hình cơ bản của huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Tình hình cơ bản của huyện Sơn Động

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang. Từ trung tâm huyện là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang khoảng 80km.

Có được những thành công đó là nhờ nỗ lực của tỉnh Bắc Giang và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong tỉnh và ý thức tự thoát nghèo của người dân. Đây là bài học quý giá cho các tỉnh trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang. Từ trung tâm huyện là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang khoảng 80km.

Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp huyện Lục Ngạn.

Phía Tây Nam giáp huyện Lục Nam.

Vị trí địa lý của huyện được thể hiện rõ thông qua bản đồ 01.

Là huyện miền núi vùng sâu cách xa trung tâm của tỉnh Bắc Giang, điều kiện kinh tế xã hội của Huyện vẫn còn hết sức khó khăn. Tuy nhiên được sự giúp đỡ, quan tâm của đảng và nhà nước cũng như của các cấp lãnh đạo tỉnh cho nên hệ thống giao thông đến trung tâm huyện được đầu tư. Việc đi lại vào trung tâm huyện cũng rất thuận tiện, tuy nhiên hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện vẫn còn hết sức khó khăn do điều kiện địa hình phức tạp chủ yếu là núi cao. Cần được sự giúp đỡ đầu tư, quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình.

Nhìn chung, địa hình của huyện Sơn Động khá phức tạp và đa dạng, gồm vùng núi thấp có độ cao trên 500m, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh, vùng gò đồi và vùng đất tương đối bằng phẳng chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, ven suối và thung lũng.

Địa hình đa dạng là điều kiện tự nhiên để tỉnh phát triển nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn.

Khí hậu huyện Sơn Động rất lạnh, sương muối và băng giá thường xuyên xảy ra về mùa đông mưa tương đối lớn. Không khí tương đối khô hạn, biên độ nhiệt đới lớn. Số giờ nắng trong năm cao, trung bình hàng năm từ 1200-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình trong năm toàn tỉnh từ 22,70

C- 240C. Những tháng nóng nhiệt độ trung bình lên tới 280C- 290C. Mùa nóng ở trung du kéo dài từ tháng 4-10, ở miền núi từ tháng 5-10. Nắng nóng đi liền với mưa nhiều, vào mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Vì thế có thể coi vùng này là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất tỉnh.

2.1.1.4. Tài nguyên đất đai của huyện

Bảng 2.1. Tình hình sử sụng quỹ đất của huyện Sơn Độngnăm 2010

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 143.644 100

1 Đất nông nghiệp 27.945 19,45 2 Đất Lâm nghiệp 69.000 48,04 3 Mặt nước thủy sản 1.984 1,38

4 Đất NN khác 19 0,01

5 Đất phi nông nghiệp 6.496 4,52 6 Đất chưa sử dụng 38.200 26.6

Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Động

Qua bảng số liệu ta thấy, trong tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện, thì chủ yếu là đất lâm nghiệp với 69.000 chiếm 48,04% tổng diện tích; đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 19,45 tương đương với 27.945. Ngoài ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng (bao gồm cả sông suối và đất đá) gồm 38.200ha chiếm 26,6%, đây là điều kiện quan trọng để huyện có thể mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngành nghề cho nông dân.

2.1.1.5. Tài nguyên nước.

Nước là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống và sản xuất của con người. Đối với địa bàn huyện Sơn Động do có địa hình đồi, núi xen kẽ,chia cắt mạnh đã tạo nên hệ thống sông suối dày đặc.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản.

Trên địa bàn huyện chứa nhiều trữ liệu tài nguyên khoáng sản như than đá và các mỏ quặng đa kim. Đây chính là điều kiện quan trọng cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Sơn Động

2.1.2.1. Điều kiện dân số và lao động của huyện Sơn Động

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thị trấn là thị trấn An Châu và thị trấn Thanh Sơn và 21 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 14 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại huyện gồm 9 dân tộc, đông nhất là người Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí, Hoa…

Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ năm 1995. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tại thời điểm năm 2010, dân số huyện Sơn Động là 72.571 người, mật độ dân số trung bình 79 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 16.007 hộ.

Khu vực nông thôn có 14.301 hộ với 83.574 nhân khẩu, chiếm 89,3% tổng số hộ và 91,6% nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 41.745 lao động, chiếm 91,6% dân số nông thôn và 91,6% tổng số lao động toàn huyện, đây là một tỷ lệ rất cao. Số lao động ngành nông nghiệp là 45.255 lao động, chiếm 90,5% tổng số lao động toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chỉ chiếm 3,5% và ngành dịch vụ là 4,8%. Điều đó cho chúng ta thấy số lao động trong nông thôn có sự chênh lệch lớn giữa ngành nông nghiệp với các ngành khác, thể hiện tính thiếu hiệu quả trong cơ cấu lao động toàn huyện nói chung và trong nông thôn nói riêng.

Bảng 2.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Sơn Động, 2010

Chỉ tiêu

Số hộ Nhân khẩu Lao động

Số lƣợng (Hộ) Cơ cấu (%) Số Lƣợng (Khẩu) Cơ cấu (%) Số Lƣợng (L.Đ) Cơ cấu (%) Toàn huyện 16.007 100,0 72.571 100,0 45.554 100,0

1. Chia theo khu vực:

- Khu vực Thị trấn 1.706 10,7 6.070 8,4 3.809 8,4

- Nông thôn 14.301 89,3 83.574 91,6 41.745 91,6

2. Chia theo ngành:

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 14.678 91,7 66.545 91,7 41.771 91,7 - Công nghiệp, xây dựng 562 3,5 2.548 3,5 1.599 3,5 - Thương nghiệp, dịch vụ 767 4,8 3.478 4,8 2.184 4,8

Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Động 2.1.2.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện

Cơ sở hạ tầng của huyện Sơn động còn thấp kém. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của Nhà nước và tỉnh bằng các chương trình, dự án như chương trình 135, chương trình 30A, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hóa trường học... nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có những bước được củng cố. Tuy vậy, so với nhu cầu thực tế, thì sự đầu tư như vậy vẫn chưa đáp ững nhu cầu của địa phương.

Hệ thống điện: Huyện Sơn Động hiện nay đang sử sụng hệ thống điện quốc gia, 100% số xã có đường điện cao thế đến trung tâm xã với 89% số hộ đã được sử dụng điện. Tuy nhiên, do địa hình nhiều đồi núi phức tạp, vào mùa mưa thường xuyên hay bị sạt lở làm đổ cột điện nguồn điện cung cấp thường xuyên bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Hệ thống giao thông: trên điạ bàn huyện có hai tuyến quốc lộ 31 và 279 chạy qua. Mặc dù toàn huyện có 23/23 xã có đường nhựa đến hoặc qua trung tâm xã nhưng về các tuyến đường giao thông từ trung tâm các xã đến các thôn bản vẫn còn

rất khó khăn, đường chủ yếu là do dân tự mở. Vào mùa mưa hầu như việc đi lại là rất khó khăn.

Hệ thống thủy lợi: Do vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của huyện, hệ thống thuỷ lợi được chú ý đầu tư xây dựng. Huyện có tổng số phai đập là 109 cái, tổng số chiều dài kênh mương kiên cố là 35,8 km. Hệ thống thuỷ lợi nhìn chung chỉ đáp ứng được một phần diện tích sản xuất nông nghiệp. Vẫn còn nhiều khu vực còn thiếu nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là vào những năm hạn hán kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Y tế: Huyện đã có Trung tâm y tế với đội ngũ y, bác sĩ đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, toàn bộ 23/23 xã, thị trấn đều đã có trạm xá, tuy nhiên chỉ có 6 xã trạm y tế được xây dựng cấp 4, còn lại là nhà tạm không đảm bảo yêu cầu. Toàn huyện có 190 giường bệnh với 180 cán bộ y tế. Nhìn chung hệ thống y tế của huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Giáo dục: Thời gian gần đây, các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hoá. Tất cả các phòng học được xây dựng từ cấp 5 trở lên. Tại thời điểm thống kê năm 2009, ở các cấp học có tổng số 856 lớp học, số giáo viên phổ thông là 1.282 giáo viên với tổng số học sinh là 22.866 em.

Cơ sở vật chất khác như hệ thống nước sạch, hệ thống phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông lâm sản,... cũng có những bước phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển.

Tóm lại, cơ sở vật chất của huyện Sơn Động trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tương đối nghèo nàn, chưa đủ điều kiện phục vụ yêu cầu cần thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.3. Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế thực hiện giảm nghèo của huyện Sơn Động Sơn Động

a. Điểm mạnh

- Tài nguyên, đất đai, khí hậu thảm thực vật đa dạng, đại bàn chủ yếu là vùng núi thấp có độ ca trên 500m thuận tiện cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vừa mang tính đa dạng, vừa mang tính đặc thù.

- Diện tích đất lâm nghiệp nhiều, đây là một trong những tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp.

- Hệ thống sông suối hình thành từ các khe núi ngoài việc sử dụng để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nó còn tạo ra cảnh quan đa dạng và hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái.

- Có rừng nguyên sinh Khe Rỗ.

b. Điểm yếu

- Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại giao lưu phát triển kinh tế.

- Vị tri của huyện không thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa, do nằm cách xa các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn.

- Diện tích đất rừng nhiều, nhưng diện tích rừng tự nhiên ít, chủ yếu là rừng trồng mới và rừng khoanh nuôi tái sinh có giá trị kinh tế không cao.

- Là một huyện nghèo khó khăn, nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, sản xuất cong mang tính chất manh mún và tự cấp tự túc, dân cư phân bố không tập trung mà phân tán trên địa bàn rộng trong hệ thống giao thông còn thấp kém, nên quá trình phát triển kinh tế huyện Sơn Động sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ lạc hậu, nên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo của huyện.

- Tuy đã được đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp kém, ảnh hưởng lớn tới giao lưu kinh tế, đặc biệt là việc phát triển ngành dịch vụ, ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất và XĐGN của người dân địa phương.

- Có nhiều xã đặc biệt khó khăn (15 xã).

c. Cơ hội

- Là huyện trong danh sách 62 huyện nghèo từ 2009 tới nay.

- Được sự đầu tư quan tâm đặc biệt của Nhà nước và tỉnh. Do đó, có cơ hội về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống.

- Nhiều đơn vị hỗ trợ cho giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của chính phủ. - Có điều kiện phát triển du lịch.

d. Nguy cơ

- Khí hậu khắc nghiệt,rất lạnh, sương muối và băng giá thường xuyên xảy ra về mùa đông, mưa tương đối lớn. Không khí tương đối khô hạn, biên độ nhiệt đới lớn.

- Tụt hậu về kinh tế so với các địa phương khác.

2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Động 2010

Sơn Động là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, tuy nhiên trong những năm qua được sự đầu tư của chính phủ, các chương trình phát triển cũng như chương trình xóa đói giảm nghèo, cộng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của địa phương, Sơn Động đã đạt một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như nâng cao đời sống của người dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2010 đạt 12,3%, đây là kết quả đáng khích lệ đối với một huyện nghèo miền núi của tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể: Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 231,07 tỉ đồng trong đó thu tại địa bàn huyện là 17,057 tỉ đồng (năm 2009 thu tại địa bàn huyện đạt 16,5 tỉ đồng); sản lượng lương thực bình quân đạt 391kg/người. Về chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện cũng đạt được nhiều thành công,cụ thể tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 6,87% so với năm 2008.

* Về sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù có những khó khăn nhất định về địa hình, khí hậu tuy nhiên trong năm qua, ngành sản xuất trồng trọt của huyện cũng gặt hái được một số thành công như: sản lượng lương thực đạt 27.142 tấn, tăng 14,3% so với năm 2009 (23.747 tấn).

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lƣơng thực của huyện, 2009 - 2010 Nội dung ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) I. Diện tích cây lƣơng thực có hạt 7.393 7.753 8.063 1. Diện tích lúa ha 6.641 6.956 6.987 104,00 100,45 2. Ngô ha 752 797 1.076 105,00 135,01

II. Năng suất 27,66 30,63 33,66

1. Lúa tạ/ha 28,90 31,56 34,56 109,12 109.51 2. Ngô tạ/ha 16,66 22,5 27,81 135,01 123,00 III. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt tấn 20.447 23.747 27.142 116,12 114,29 1. Lúa tấn 19.194 21.954 24.150 114,00 110.00 2. Ngô tấn 1.253 1.793 2.992 143,00 166.87

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động

Ta thấy, diện tích trồng lúa và ngô tăng, đồng thời do sử dụng giống mới cũng như có phương thức canh tác hợp lý nên tổng sản lượng lương thực có hạt tăng lên đáng kể so với năm 2008 là 16,12%, với năm 2009 là 14,29%.

Bên cạnh thành công của cây lương thực có hạt, diện tích của một số loại cây trồng lâu năm cũng tăng lên, cụ thể diện tích trồng mới cây ăn quả là 65,5 ha đạt 131% kế hoạch (50ha).

- Chăn nuôi: Với lợi thế là vùng núi, thức ăn dồi dào cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc cũng chính là một ngành kinh tế thế mạnh của Huyện. Trong năm 2010, đàn trâu đạt 14.011 con, tăng 3.1% so với năm 2009, tương tự đàn bò đạt 2.238 con tăng 9.06%, đàn lợn gia cầm đều tăng: tổng đàn lợn đạt 54.271 con tăng 5% so với năm 2009, đàn gia cầm tăng 9.67%. Sản lượng thủy sản đạt 121 tấn tăng 0.8%.

- Lâm nghiệp: Sơn Động là huyện có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, do có diện tích lâm nghiệp lớn. Theo báo cáo về tình hình Kinh Tế Xã Hội của huyện năm 2010, toàn huyện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 69.000 ha. Trong đó phần

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)