5. Kết cấu của luận văn
2.2.6. Kết luận về nguyên nhân tác động đến sản xuất của hộ
Thứ nhất: Về kết quả xoá đói giảm nghèo của huyện trong thời gian qua đã thư được nhiều thành công, cụ thể số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy chất lượng xoá đói giảm nghèo không cao.
Thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh chuẩn nghèo, do đó rất dễ dẫn đến tái nghèo do những tác động khách quan cũng như khi có sự thay đổi về chuẩn nghèo.
Thứ hai: Đối với nhóm hộ tiến hành điều tra nghiên cứu thì thu nhập của người dân không cao và phụ thuộc rất. nhiều vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh trình độ phát triển sản xuất thấp kém của các hộ gia đình, hạn chế nhiều tới việc tăng việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo của hộ. Các hoạt động khác như lâm nghiệp chưa thực sự gắn kinh tế rừng với kinh tế của hộ trong điều kiện Sơn Động có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng; các hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động phi nông nghiệp còn rất hạn chế đã ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Thứ ba:Các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân bao gồm: - Không đủ đất cho phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Trang bị tài sản phục vụ sản xuất còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, năng suất đất đai của hộ.
- Kinh nghiệm sản xuất của hộ còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất của hộ còn hạn chế, tích luỹ của hộ chưa nhiều, đặc biệt là những hộ nghèo. Do đó khả năng đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ.
- Chưa gắn kết được kinh tế đối rừng với kinh tế hộ nông dân, nhất là đối với những hộ vùng sâu, vùng xa diện .tích đất rừng nhiều, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít.
- Không có nhiều các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương để giải quyết lao động dư thừa, lao động thời vụ cho nông dân.
- Chăn nuôi đóng góp nhiều vào thu nhập của hộ, tuy nhiên chất lượng phát triển chăn nuôi của các hộ không cao, chủ yếu là chăn thả nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn và lao động dư thừa là chính.
Trên đây là toàn bộ những phân tích, đánh giá về tình hình phát triển sản xuất của hộ cũng như những nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ
CÁC GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO NÔNG HỘ HUYỆN SƠN ĐỘNG - BẮC GIANG