Những chính sách thực hiện giảm nghèo ở huyện Sơn Động trong thời gian

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những chính sách thực hiện giảm nghèo ở huyện Sơn Động trong thời gian

gian qua

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Bắc Giang nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Sơn Động đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp giảm nghèo, bước đầu mang lại hiệu quả.

- Triển khai thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp

Với diện tích chủ yếu là rừng, nên các cấp ủy, chính quyền các cấp rất quan tâm phát triển kinh tế rừng. Ngành lâm nghiệp huyện đã tiến hành tổ chức giao mới ngoài thực địa tại 3 xã (Vân Sơn, Bồng Am, Giáo Liêm) cho 171 hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn với tổng diện tích là 1.026 ha, đồng thời triển khai đo tính trữ lượng gỗ thuộc diện tích rừng đã giao năm 2009 để hoàn thiện hồ sơ giao rừng theo kế hoạch trên địa bàn 8 xã (An Châu, An Lập, Bồng Am, Long Sơn, Dương Hưu, Tuấn Đạo, Yên Định) với tổng diện tích gần 3.000 ha cho 374 hộ gia đình cá nhân và cụm dân cư.

Về khoán chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên, Hạt Kiểm lâm huyện rà soát, thiết kế và xây dựng xong hồ sơ khoán bảo vệ rừng tự nhiên năm 2010 theo kế hoạch được giao với tổng diện tích 2.500 ha cho 306 hộ gia đình trên địa bàn 5 xã (An Lập, An Lạc, Cẩm Đàn, Tuấn Mậu, Yên Định). Theo Nghị quyết 30A, chính sách giao khoán bảo vệ rừng đã được cải tiến nhiều, mức chi phí giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng được nâng lên thành 200.000 đồng/ ha/năm. Với mức chi phí này, người dân rất phấn khởi khi nhận chăm sóc, bảo vệ rừng.đều yên tâm đầu tư bởi có thêm một nguồn thu nhập bền vững từ các nguồn lợi do rừng mang lại.

Chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, ngoài hỗ trợ 2 - 5 triệu đồng/ha, riêng đối với hộ nghèo, có tham gia trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, còn được Nhà nước hỗ trợ 15kg gạo/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chính sách này đã khuyến khích các hộ nghèo tích cực tham gia nhận khoán trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo cơ hội cho các hộ thoát nghèo...

- Triển khai chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Từ tháng 6 - 2010, chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Dự án và kê hoạch đấu thầu, hồ sơ mời mua giống bò cái sinh sản, lợn nái hậu bị Móng Cái, Giống lúa lai, tiêm phòng vác-xin cho đàn vật nuôi và lập quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chương trình 30A năm 2010. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 10 triệu đồng /ha đối với đất khai hoang, 5 triệu đồng/ha cho đất phục hóa, 10 triệu đồng/ha đối với làm ruộng bậc thang. Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua

giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi... hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng Thương mại để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn tối đa 5 triệu đồng với lãi suất 0% (một lần) trong thời hạn 2 năm để mua giống gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện chính sách này, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Động cho 6.730 hộ nghèo vay không lãi suất với tổng số tiền hơn 33 tỉ đồng (tính đến 7- 2010). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho vay hỗ trợ 50% lãi suất bao gồm 3.606 món vay với tổng số tiền là 78,748 tỉ đồng. Các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi đã có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.

Ngoài ra, trong khâu hỗ trợ phát triển sản xuất, phòng nông nghiệp huyện cung cấp gần 20 nghìn tấn lúa giống cho các xã, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, tiêm phòng bảo vệ đàn gia súc, cung ứng hàng trăm bò nái sinh sản cho các xã phát triển chăn nuôi.

- Triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở

Bước đầu huyện tiến hành chọn 4 xã đặc biệt khó khăn (Thạch Sơn, Tuấn Mậu, Dương Hưu, Hữu Sản), xác định lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của từng xã, trong đó trọng tâm là phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng... Sau khi chọn xã, huyện thành lập 4 tổ công tác, mỗi tổ phụ trách một xã. Các tổ công tác hướng dẫn các xã lựa chọn những cán bộ trẻ, có trình độ văn hóa, nhiệt tình để cử đi đào tạo từ trung cấp trở lên với các chuyên ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, xây dựng, địa chính, quản lý, kinh doanh, tài chính. Ngoài ra, Huyện đã luân chuyển 2 cán bộ huyện về xã giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt Về đào tạo ngắn hạn, đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đang có 200 học viên theo học các lớp kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi với thời gian 3 tháng.

Mặt khác, trong vấn đề giáo dục - đào tạo, Sơn Động đã thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí trả lương cho 138 giáo viên mầm non theo Nghị quyết số 31/2008

của UBND tỉnh Bắc Giang trong 2 năm 2009 và 2010, với tổng số tiền trên 3,6 tỉ đồng, giúp các giáo viên ổn định đời sống, an tâm công tác, bảo đảm duy trì được các lớp học.

- Đào tạo nghề, xuất khẩu lao động

Nhờ có thêm thêm kinh phí, công tác đào tạo nghề năm 2009 có sự chuyển biến khá tích cực. Sau một năm thực hiện Nghị quyết, tổng số lao động được đào tạo nghề là 1.488 người (năm 2008 chỉ có 150 người). Số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng lên. Năm 2009 có 3.949 lao động được giải quyết việc làm, tăng 3.81% so với năm 2008. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với một số công ty Xuất khẩu lao động tiến hành đào tạo và đưa đi lao động ở nước ngoài tính đến cuối 2010 là 261 người, trong đó chủ yếu tập trung đi Ma-lai-xi-a: 79 người, Li-bi 2 người và Đông Âu 1 người. Để tạo điều kiện cho người lao động khi đi xuất khẩu, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay với tổng số tiền thực hiện là 9,708 tỉ đồng.

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ y tế

Tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị chức năng đã xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã, triển khai kế hoạch mở lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách về dân số, kế hoạch hóa gia đình và cộng tác viên ở thôn, bản tại 21 xã trong toàn huyện. Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho 74 cán bộ chuyên trách y tế xã, thôn, bản. Nhờ vậy mà sức khỏe của người dân được cải thiện đáng kể.

- Trong lính vực xây dựng hạ tầng.

Thời gian vừa qua, huyện Sơn Động đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, cụ thể năm 2010 huyện được đầu tư 25 hạng mục với tổng vốn trên 20 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào các công trình giao thông, thủy lợi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân. Những công trình này khi hoàn thành sẽ là động lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)