Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.10. Giải pháp về thị trường

Một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế khả năng tăng thu nhập của các hộ nông dân nói chung, các hộ gia đình nghèo nói riêng là nông sản phẩm hàng hoá sản xuất ra không tiêu thu được hoặc tiêu thụ với giá thấp. Đầu ra cho nông sản phẩm chính là một vấn đề chung cần tháo gỡ của các hộ nông dân trên địa bàn. Vì vậy giải pháp thị trường là quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, để giải quyết tốt các vấn đề này cần sự cô gắng của mỗi hộ gia đình cũng như mọi tổ chức kinh tế, chính trị xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với các cấp chính quyền cơ quan chức năng trên địa bàn cần cung cấp những thông tin về cung, cầu, giá cả thị trường nông sản phẩm, có những dự báo về sức mua khả năng cung ứng các nông sản phẩm trên thị trường. từ đó có những khuyến cáo đối với những người dân. Trạng bị cho người dân các kiến thức về thị trường, kiến thức về kinh tế hàng hoá, tưu vấn hỗ trợ người dân trong việc tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất… việc tư vấn này có thể qua các chương trình tập huấn, hoặc qua các kênh khác nhau như thông qua: đài, báo, chỉ thị… sinh hoạt của các hội thanh niên phụ nữ,… các tổ chức câu lạc bộ sở thích…

Bên cạnh đó các cấp chính quyền cũng như chính bản thân người dân cầnm chủ động hợp tác quan hệ với các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến bảo quản nông sản, người thu mua, buôn bán. Việc tăng cường trao đổi thông tin với họ sẽ tạo một điều kiện tốt cho việc lo đầu ra cho nông sản phẩm.

Khuyến khích phát triển các dịch vụ tín dụng, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, cung ứng vật tưu nông nghiệp dịc vụ thú y, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi… cung cấp hàng hoá phục vụ tiêu dùng. Tuy nhiên giải pháp thị trường cũng phải kết hợp đồng bộ với các giải pháp khác thì mới đảm bảo kết quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện Luận văn nghiên cứu về vấn đề XĐGN cho hộ gia đình nông dân huyện Sơn Động,.tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Trong những: năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên trong sản xuất của người dân, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Sơn Động đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn đó những tồn tại cần tháo gỡ, chính vì thế vẫn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn, cụ thể hơn nữa về vấn đề nghèo đói ở địa phương và đề ra những giải pháp mang tính tổng thể hơn.

2. Các nguyên nhân chính tác động đến nghèo đói của hộ bao gồm:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, đặc biệt là đất sản xuất lúa; hộ không được trang .bị nhiều tài sản phục vụ sản xuất; chưa gắn kết được giữa kinh tế rừng với kinh tế hộ nông dân; địa phương còn ít các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để giúp hộ giải quyết lao động dư thừa, lao động nhàn rỗi,... Trong những nhân tố này thì đất đai sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phụ với việc phát triển kinh tế đồi rừng là các tác nhân quan trọng nhất mà qua đó nếu có chính sách tác động hợp lý sẽ là các giải pháp hữu hiệu để thực hiện XĐGN.

3 . Trong số các giải pháp đã đề ra, huyện nên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, xoá bỏ dần tính chất thuần nông. Đồng thời huyện cũng nên xây dựng chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Khuyến khích người dân phát triển nghề rừng, giúp họ gắn kết được kinh tế hộ với kinh tế đồi rừng để vừa nâng cao thu nhập của người dân, vừa bảo vệ được rừng. Cuối cùng là mở rộng các ngành nghề hiện có tại địa phương.

4. Những hạn chế của đề tài

Đề tài hoàn thành thể hiện sự cố gắng của tác giả trong quá trình học tập tích luỹ kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu thực tế. Có thể nói, đề tài đã thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như để phù hợp với cấp độ một luận văn thạc sỹ, bản thân tôi cũng nhận thấy đề tài còn một số hạn chế sau:

- Đề tài mới dừng lại ở phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến sản xuất của hộ. Hay nói cách khác mới dừng lại ở phân tích các nguyên nhân kinh tế và đưa ra hướng giải quyết đổi với các nguyên nhân này. Trong khi đó nghèo đói của hộ còn có các nguyên nhân khác như: gia đình có người mắc tệ nạn xã hội, lười lao động,... thì chưa nghiên cứu và đưa ra các giải pháp được.

- Các giải pháp đưa ra trong luận văn mới chỉ dừng lại ở mục xác định giải pháp, chưa có những biện pháp cụ thể để biến các giải pháp thành hiện thực.

Từ những hạn chế nêu trên của luận văn, nếu được tiếp tục nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, thời gian dài hơn, đề tài chắc chắn sẽ hoàn thiện hơn cả về tư duy nhận thức cho đến giải pháp thực hiện. Ở cấp độ cao hơn, đề tài sẽ tập trung vào hướng triển khai các giải pháp đã đề xuất để từ đó giúp người dân huyện Sơn Động xoá đói giảm nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT Tài liệu tham khảo

1 Báo cáo tăng giảm hộ nghèo các năm 2008; 2009; 2010 Phòng LĐ-TB & XH huyện Sơn Động.

2 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2010, Phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2011, UBND huyện Sơn Động.

3 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, Phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2010, UBND huyện Sơn Động

4 Biểu tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới 2006-2010 huyện Sơn Động. 5 Biểu tổng hợp nghèo giai đoạn 2006 - 2010, huyện Sơn Động.

6 Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn để từng bước đưa chuẩn nghèo của Việt Nam hoà nhập chuẩn nghèo Khu vực và Quốc tế, Hà Nội.

7 Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Hà Nội, 5/2009 8 Chương trình phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Động giai đoạn 2006 - 2010 9 Dương Chí Dũng, Luận văn thạc sỹ: Những giải pháp chủ yếu góp phần xóa đói

giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Châu Giang - Tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, 1998.

10 Quyền Đình Hà, Kinh tế phát triển nông thôn - Trường Đại Học Nông nghiệp I, Hà Nội.

11 Kế hoạch xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động năm 2010.

12 Nghèo. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2004, Hà Nội, 12/2003. 13 Niên giám thống kê huyện Sơn Động 2010,

14 Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2006-2010,

15 Tô Thị Phượng, Giáo trình Thống kê xã hội học, NXB Thống kê - Hà Nội. 16 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 1 năm 2006.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17 Trung tâm tư vấn đầu tư dân tộc và miền núi: Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Động giai đoạn 1999-2010.

18 Trung Việt, “Cuộc chiến chống đói nghèo còn cam go”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 211 ngày 24/10/2005. Tr 18.

19 http://www.Bacgiang.gov.vn 20 http://snn.Bacgiang.gov.vn 21 http://www.bacgiangonline.net 22 http://Baobacgiang.com.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số liệu vẽ đường cong Lorenz và tính hệ số Gini

1. Cơ sở số liệu để vẽ đường cong Loren

Phân nhóm % trong tổng thu nhập % cộng dồn số hộ % Cộng dồn thu nhập

Nhóm I 3.621 11.11 3.621 Nhóm II 5.445 22.22 9.066 Nhóm III 7.290 33.33 16.356 Nhóm IV 8.438 44.44 24.795 Nhóm V 10.114 55.56 34.909 Nhóm VI 11.677 66.67 46.586 Nhóm VII 13.454 77.78 60.040 Nhóm VIII 16.081 88.89 76.121 Nhóm IX 23.879 100.00 100

2. Tính hệ số Loren hay Gini

Nhóm % dân số (Pi)

% trong tổng thu nhập

% thu nhập

cộng dồn (Fi) Fi + Fi-1 Pi(Fi+Fi-1) Nhóm I 11.11 3.621 3.621459 3.621459 0.402384 Nhóm II 11.11 5.445 9.066418 12.68788 1.409764 Nhóm III 11.11 7.290 16.35647 25.42289 2.824766 Nhóm IV 11.11 8.438 24.79464 41.15112 4.572347 Nhóm V 11.11 10.114 34.909 59.70364 6.633738 Nhóm VI 11.11 11.677 46.5863 81.49529 9.055033 Nhóm VII 11.11 13.454 60.04033 106.6266 11.8474 Nhóm VIII 11.11 16.081 76.12092 136.1612 15.12903 Nhóm IX 11.11 23.879 100 176.1209 19.56899 Tổng 71.44354 Hệ số Gini G = 1 - (71.44354/100) = 0.285565

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phụ lục 2: Kết quả chạy hàm CD SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,603493 R Square 0,364204 Adjusted R Square 0,338329 Standard Error 0,453671 Observatios 180 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 7 20,27856 2,896936 14,07529 2,22E-14 Residual 172 35,40056 0,205817 Total 179 55,67912

Coefficients Standard Error T Star P-value Lower 95% Upper 95%

Intercept 6,125276 0,563148 10,87685 2,66E-21 5,013704615 7,236847113 Ln(X1) 0,135 0,076046 1,773381 0,07735 -0,015245151 0,284961659 Ln(X2) -0,307 0,082196 -3,74006 0,00025 -0,469664032 -0,14517634 Ln(X3) 0,046 0,020417 2,275269 0,0024124 0,006153914 0,086753159 Ln(X4) 0,012 0,006545 1,770377 0,078436 -0,00133185 0,024507794 Ln(X5) 0,063 0,017408 3,632527 0,00037 0,028873602 0,097593891 Ln(X6) 0,037 0,008014 4,607668 7,9E-06 0,021107137 0,052743688 D1 0,240 0,080691 2,976939 0,003331 0,080939797 0,399483643

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)