Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5.Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

a. Tình hình nghèo đói của Việt Nam

Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển với hơn 80 triệu dân, trong những năm vừa qua cùng với sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân, công cuộc xoá đói giảm nghèo đã thu được những thành công to lớn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt tỷ lệ cao, đời sống của người dân không ngừng được tăng lên, số hộ nghèo đói đã giảm xuống. Với việc áp dụng chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ đói nghèo qua các vùng trong giai đoạn 2006 - 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2. Tỷ lệ nghèo đói bình quân các vùng của Việt nam qua các năm

(theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010)

Chỉ tiêu Tỷ lệ ngƣời nghèo (%)

2006 2007 2008 2009 2010 Chung cả nƣớc 17,27 15,60 14,00 11,85 9,34 1. Tây Bắc 33,95 31,20 28,45 25,7 22,95 2. Đông Bắc 22,35 19,85 17,35 14,85 12,35 3.Đồng bằng Sông Hồng 9,76 8,61 7,46 6,31 5,6 4.Bắc Trung bộ 25,64 22,74 19,84 19,94 14,04 5.Duyên hải Miền trung 22,24 19,85 17,46 17,07 12,68 6.Tây Nguyên 24,90 21,90 18,90 15,90 12,90 7.Đông Nam Bộ 8,88 7,88 6,88 5,88 4,88 8.Tây Nam bộ 14,18 12,93 11,68 10,43 9,13

Nguồn: Số liệu chuẩn nghèo quốc gia 2006 - 2010

Như vậy ta thấy kể từ đầu năm 2006 khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi nhiều từ 17,27% (đầu năm 2006) xuống còn 9,34% năm 2010. Tuy đạt được nhiều thành công, song Việt Nam vẫn còn một số tồn tại trong xoá đói giảm nghèo như: thứ nhất, chuẩn nghèo của Việt Nam còn cách quá xa so với chuẩn nghèo của Thế giới (1USD/người/ngày); thứ hai, kết quả xoá đói giảm nghèo không mang tính bền vững, tỷ lệ hộ dân có thu nhập quanh mức chuẩn nghèo còn cao do đó khi có sự biến động về chuẩn nghèo hoặc những tác động của các yếu tố ngoại cảnh rất dễ dẫn đến tình trạng tái nghèo; thứ ba, hầu hết số người nghèo đói của Việt Nam đều tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Chính điều này lại gây những cản trở cho công tác xoá đói giảm nghèo.

b. Kinh nghiệm XĐGN ở Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm trong nội địa vùng Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 48875,21 km2, dân số 276.718 người,

gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện: 7 hyện và một thị xã. Trong những năm qua cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các bộ ngành địa phương, Bắc Kạn đãcó nhiều bước phát triển đáng mừng. Cùng với sự ổn định tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đã làm thay đổi đáng kể diện mạo nghèo đói trên địa bản tỉnh.

Với chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất cao. Với chuẩn nghèo mới năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh là 50,87%, trong đó có 6 huyện thị có tỷ lệ hộ nghèo rất cao trên 50%. Đắc biệt là Huyện Pác Nặm với tỷ lệ hộ nghèo lên đến 72,79%. Bằng nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước,phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, trong năm 2006, 2007, 2008 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm nhanh với tỷ lệ hộ nghèo từng năm là 41,47% năm 2006, 34,43% năm 2007 và 26,05% năm 2008.

c. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang

Trong 62 huyện nghèo nhất thì Hà Giang có tới 6/11 huyện thị nằm trong danh sách này.Những năm qua nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với công tác chỉ đạo sát sao, xã hội hoá các nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào dân tộc trong tỉnh mà công tác xoá nhà tạm, xoá đói giảm nghèo của Hà Giang đã đạt được kết quả rất tích cực.

Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm nhanh từ 51,05% năm 2005 xuống còn 27,64% năm 2008, cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo là quan trọng và việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt.

Để làm được điều này, trong những năm qua, nhiều cơ quan, DN đã rất tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh vận động các đồng chí ủy viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nêu cao tinh thần gương mẫu,

mỗi đồng chí ủng hộ ít nhất 1 hộ nghèo trở lên, mỗi hộ 2 con dê, 1 tấm phản nằm, 1 chiếc màn; CBCNV mỗi người trích một phần thu nhập để trợ giúp giống trâu, bò, dê, lợn cho các hộ nghèo theo đơn vị đã được phân công phụ trách. Ngoài ra, các hộ có điều kiện sẽ giúp giống gia súc cho các hộ nghèo nuôi rẽ. Các huyện ít hộ nghèo sẽ giúp các huyện, xã có nhiều hộ nghèo hơn. Việc thống kê các hộ phải được nếu tên, địa chỉ cụ thể rõ ràng.

Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ giống gia súc nuôi luân chuyển và phản nằm, màn cho các hộ nghèo, thu hút 633 cơ quan, trên 5 nghìn cán bộ, đảng viên tự nguyện trích một phần tiền lương và thu nhập để tham gia ủng hộ. Qua đó, hỗ trợ được 184 con trâu, 302 con bò, 4.374 con dê và trên 5 nghìn tấm phản nằm, với tổng số tiền lên tới 4,24 tỷ đồng, bảo đảm ít nhất mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 1 con trâu (bò) hoặc từ 2-3 con dê sinh sản.

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xoá nhà tạm để đảm bảo cho người dân có nơi an cư lạc nghiệp, qua đề án hỗ trợ thêm 5.836 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167. Quá trình thực hiện cũng mang tính xã hội hoá cao, ngoài nguồn vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp trung ương cũng đã hỗ trợ rất nhiều, cùng với nguồn tài chính của gia đình, dòng họ, thôn xóm giúp đỡ. Việc huy động các nguồn tiền đóng góp ủng hộ đồng bào xây dựng nhà cũng được tỉnh cho từng sở, ban, ngành, doanh nghiệp phụ trách từng xã đặc biệt khó khăn một cách cụ thể. Ví dụ như huyện Mèo Vạc chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được 3 tỷ đồng hỗ trợ cho các huyện nghèo xóa nhà tạm. Đến nay, tỉnh Hà Giang đã xoá được khoảng 14.000 căn nhà tạm. Riêng năm 2009, xoá được 6.287 căn nhà tạm thì có 2.212 nhà xây, 1.312 nhà trình tường, 1.372 nhà sàn và 1.048 nhà gỗ. trong tổng số gần 140 tỷ dùng xoá nhà tạm thì nguồn tiền xã hội hoá chiếm tới 2/5. Nhiều ngôi nhà vững chắc đã được dựng lên đảm bảo theo những tiêu chí đã đặt ra tạo điều kiện cho bà con có chỗ ở tốt hơn.

Có được những thành công đó là nhờ nỗ lực của tỉnh Hà Giang và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong tỉnh và ý thức tự thoát nghèo của người dân. Đây là bài học quý giá cho các tỉnh trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

c. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh có có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và thấp kém, sản xuất còn giản đơn theo kinh nghiệm, nặng về tự cấp tự túc, thiếu khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận các yếu tố của kinh tế thị trường còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Chính vì vậy, từ năm 2004, tỉnh Lào Cai bắt đầu được thử điểm thực hiện các mô hình xoá đói giảm nghèo theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, trong thời gian 5 năm (2004 - 2008), trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và mở rộng lên 7 mô hình với tổng số 455 hộ nghèo tham gia. Tổng kinh phí đã đầu tư cho các mô hình là 3.316,9 triệu đồng, trong đó: đầu tư trực tiếp hỗ trợ người nghèo là 708,02 triệu đồng (chiếm 21,35%), đầu tư cho vay là 1.975 triệu đồng (chiếm 60%), còn lại là chi cho công tác tập huấn và quản lý của các cấp. Nhìn chung các mô hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng, hàng năm có từ 20-30% số hộ nghèo tham gia dự án thoát nghèo. Có được những thành công như vậy là do:

- Các mô hình đều đặt lợi ích của người nghèo lên hàng đầu, nhiều vấn đề có liên quan thuộc lợi ích của người nghèo và những mong muốn của họ đã được quan tâm giải quyết, thông qua các quyền mà người nghèo được hưởng khi tham gia dự án, đó là: được tham gia dự án, các mô hình đều được xây dựng trên cơ sở sự họp bàn thống nhất của đại diện tất cả các hộ nghèo, các hộ nghèo đều được cùng tham gia trong quá trình khảo sát, bàn bạc xác định các tiềm năng thế mạnh của địa phương, các loại cây trồng vật nuôi có khả năng phát triển được, điều kiện của từng hộ, những thuận lợi khó khăn của quá trình sản xuất như lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường; được tự quyết ngay từ khâu lập dự án, một số vấn đề quan trọng đã được giao cho chính người người nghèo tự quyết định... từ đó giúp cho họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn và cảm thấy mình được làm chủ quá trình sản xuất, khơi dậy được tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định của mình; được vay vốn ưu đãi với 60% tổng số vốn đầu tư của dự án dành cho tín dụng ưu đãi, được hỗ trợ xây dựng củng cố chuồng trại chăn nuôi để chuyển đổi tập quán chăn nuôi từ thả

rông sang nuôi nhốt hoặc che chắn phòng chống mưa, rét; được tham gia tập huấn khuyến nông, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, tham gia các buổi đối thoại với với các đối tượng khác nhằm trao đổi những kinh nghiệm làm ăn, cách làm hay của các hộ khá và giàu, cũng như giải đáp thắc mắc của các hộ nghèo; được lực lượng khuyến nông viên, thú y viên tự nguyện, chuyên trách ở xã, thôn bản tư vấn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp; được tham gia giám sát, đánh giá dự án thông qua hoạt động sơ kết, tổng kết định kỳ về tình hình thực hiện mô hình, những hộ làm ăn hiệu quả được khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận và động viên kích lệ kịp thời.

Vấn đề lợi ích của các lực lượng tham gia cùng được quan tâm gắn liền với trách nhiệm. Các hộ khá giàu tham gia dự án với vai trò đầu tàu, có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,... Các hộ này cũng được hưởng lợi bình đẳng với các hộ nghèo về vốn vay ưu đãi, tập huấn khuyến nông, chăm sóc và tư vấn thú y,... Lực lượng khuyến nông viên, thú y viên, cán bộ chuyên trách ở cấp thôn, xã được trợ cấp thêm kinh phí của dự án để thực hiện các hoạt động quản lý, theo dõi các hợp đồng trách nhiệm được ký kết giữa Ban quản lý dự án với người tham gia dự án. Bên cạnh đó người dân trên địa bàn cũng được hưởng lợi từ các hoạt động: thúc đẩy sản xuất hàng hoá của dự án; tư vấn và trợ giúp kỹ thuật của lực lượng khuyến nông, thú y viên của mô hình và hưởng lợi từ các sản phẩm do các hộ trong mô hình sản xuất ra như con giống, lương thực, thực phẩm tại chỗ tăng thêm.

Nguồn nhân lực tại chỗ được chú ý khai thác đã phát huy hiệu quả tích cực. Từ việc đan xen giữa hộ khá, giàu và hộ nghèo trong mô hình đã tạo thêm được nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm thực hiện dự án. Chính sự gần gũi giữa các hộ khá, giàu và hộ nghèo đã giúp các hộ nghèo học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của các hộ khá, giàu, đồng thời cũng khai thác được nhiều sự giúp đỡ trực tiếp khác của các hộ khá, giàu cho các hộ nghèo. Việc sử dụng trưởng thôn, bản làm khuyến nông viên thôn bản trong các mô hình đã nhanh chóng mang lại hiệu quả trực tiếp, do họ vừa là người đi đầu, gương mẫu trong sản xuất ở thôn bản đó, vừa là người nắm rõ được tâm tư nguyện vọng của từng hộ dân, thông thạo phong tục tập quán và khắc

phục ngay được những rào cản về ngôn ngữ. Các mô hình đều lựa chọn các loại hình sản xuất đa dạng để có thể tận dụng sức lao động phổ thông và thời gian nhàn rỗi của hộ nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án. Kết quả bình quân ngày công lao động của các hộ gia đình tham gia dự án đều tăng từ (7 -10)% sau mỗi năm, tạo thu thu nhập ổn định, năm sau cao hơn năm trước để giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 27)