5. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của hộ bằng hàm sản
xuất Cobb - Douglas
Việc phân tổ các yếu tố sản xuất theo thu nhập cho thấy xu hướng tác động đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên điều đó mới dừng lại ở việc chỉ ra về mặt xu hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tác động, còn để đánh giá được chính xác mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta phải sử dụng hàm sản xuất CD để đánh giá.
Hàm CD được xây dựng như sau: Y: Thu nhập bình quân/khẩu/tháng X1: Trình độ học vấn của chủ hộ
X2: Tổng ngày công huy động của hộ trong năm X3: Diện tích đất bằng của hộ
X4: Tổng giá trị tài sản phục vụ sản xuất của hộ X5: Thu từ trồng trọt của hộ
X6: Thu từ chăn nuôi chưa hộ
D1: Biến giả về dân tộc ( l: kinh, 0: dân tộc khác)
Ứng dụng phần mềm Excel để giải bài toán hàm CD dưới dạng phi tuyến ta được kết quả như sau:
Bảng 2.22. Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas
(Biến phụ thuộc: thu nhập bình quân/khẩu/tháng)
Các biến Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa thống kê Ghi chú Hệ số chặn 6.125 2.66E-21 *** Ln(TĐHV chủ hộ) 0.135 0.078 * Ln(Tổng ngày công/năm) -0.307 0.00025 *** Ln(DT đất bằng) 0.046 0.024 ** Ln(Tổng giá trị tài sản phục vụ SX) 0.012 0.078 * Ln(Thu nhập từ trồng trọt) 0.063 0.00037 *** Ln(Thu nhập từ chăn nuôi) 0.037 7.9E-06 *** D1(D=1, kinh, 0: dân tộc khác) 0.240 0.0033 *** R 0.6034 R2 0.3642 F 14.08 F(6,173)(0,05) 2,6 Significance F 2.22E-14 Số quan sát 180
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng:
Ln (Y) = 6.125 + 0.135 Ln(X1) - 0.307 Ln(X2) + 0.046 Ln(X3) + 0.012 Ln(X4) + 0.063 Ln(X5) + 0.037 Ln(X6) + 0.240 D1
a. Nhận xét về bài toán
Để xác định sự tại của mô hình, ta so sánh F với mô hình với F(k-1,n-k)() F(k-1,n-k)() (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.
H0: (b1= b2=.. = bi = 0)
F(k-1,n-k)() (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng).
F(k-1,n-k)() = F(6,73)(0,05) = 2.6 < 14.08. Giả thiết H1 được chấp nhận cho, có ít nhất một biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng).
R2 = 0,3642 có nghĩa sự biến động của các biến độc lập trong mô hình đã gây ra 36,42% sự biến động thu nhập của hộ. R2 = 0,3642 là chỉ tiêu chấp nhận được trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phương miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.
Qua kết quả bài toán cũng cho thấy dấu (+, -) của các biên trong mô hình đều phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
b. Phân tích kết quả bài toán
- Với múc ý nghĩa, hay còn gọi là P_ value = 0.078 có nghĩa là với độ tin cậy 90% cho thấy khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/ tháng của hộ sẽ tăng lên 0,135%. Như vậy, khi các yếu tố khác không thay đổi thì trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp, thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong gia đình sẽ có cơ hội tăng lên 3,807 ngàn đồng/nguời/tháng. Điều này phù hợp với kết quả phân tổ của các nhóm hộ. Như vậy, trình độ học vấn đã có tác động tới khả năng tạo ra thu nhập cho các thành viên trong gia đình.
- Với mức ý nghĩa (P_ value) = 0.00025 có nghĩa với độ tin cậy đạt 99.99% cho thấy khi lao động của hộ gia đình tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tháng sẽ giảm đi 0,307%. Với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, số ngày công lao động của gia đình tăng lên 1 công/năm, thu nhập bình quân/khẩu/tháng sẽ giảm đi 0,062 nghìn đồng. Rõ ràng trong điều kiện các hộ gia đình đáp ứng đủ lao động cho sản xuất nông nghiệp của hộ, mặt khác các công việc làm ngoài nông nghiệp của địa phương không nhiều thì lao việc động tăng lên, đồng nghĩa với tạo ra sức ép về việc làm đối với hộ. Việc chia sẻ thu nhập giữa các thành viên đã làm cho thu nhập bình quân giảm đi. Do đó khi lao động tăng lên, địa phương cần phải có chính sách phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm để tăng thu nhập cho người dân.
- Với mức ý nghĩa (P_value) = 0.024 có nghĩa với độ tin cậy đạt 95% cho thấy khi diện tích đất bằng của hộ tăng lên 1 % thì thu nhập bình quân/ khẩu/ năm tăng lên 0,046%. Khi diện tích đất bằng của hộ tăng lên tha thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 43,656 nghìn đồng. Thu nhập của các hộ gia đình nông dân huyện Sơn Động chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà trong đó trồng trọt là chính. Do vậy, khi diện tích đất bằng (đất sản xuất nông nghiệp) tăng lên tất yếu dẫn đến tăng sản lượng sản xuất và tăng thu nhập. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy diện tích đất thì không thể tăng lên mãi được do đó để giải quyết vấn đề này thì thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới là vấn đề cần thiết phải đặt ra nhằm tăng thu nhập.
- Với mức ý nghĩa (P_ value) = 0.078 có nghĩa với độ tin cậy đạt 90% cho thấy khi phục vụ sản xuất được đầu tư tăng thêm 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/năm sẽ tăng lên 0,012%. Cụ thể khi tổng giá trị tài sản phục vụ sản xuất tăng lên 1000đ thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 0,002 nghìn đồng. Chúng ta biết rằng việc trang bị những máy móc thiết bị, những công cụ - dụng cụ cải tiến vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, từ đó tất yếu dẫn đến tăng thu nhập cho người dân.
- Với mức ý nghĩa (P_value) = 0.00037 có nghĩa với độ tin cậy đạt 99,99% khi thu nhập từ trồng trọt tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/ khẩu/năm của hộ sẽ tăng lên 0,063% cũng như với độ tin cậy 99,99% thì thu nhập từ chăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nuôi tăng lên 1% sẽ kéo theo thu nhập bình quân/khẩu/năm tăng lên: 0,037%. Cụ thể, khi thu nhập từ trồng trọt hoặc chăn nuôi tăng thêm kéo theo thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên tương ứng là 0016 nghìn đồng hoặc 0,0022 nghìn đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì thu nhập của hộ nông dân huyện Sơn Động hầu hết đều từ sản xuất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra để tăng thu nhập cho người dân chính là xác định cơ cấu hợp lý giữa phát triển trồng trọt và chăn nuôi. đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.
- Về việc sử dụng biến giả để giả định sự khác nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên địa bàn. thì với độ tin cậy 99% cho thấy dân tộc Kinh có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn các dân tộc khác là 0,24% tương ứng với 1272 nghìn đồng/người/tháng. Điều này chứng tỏ dân tộc Kinh đều có nhiều kinh nghiệm hơn trong sản xuất. Mặt khác do tính chất đi phát triển vùng kinh tế mới nên động lực sản xuất của nhóm người dân tộc Kinh cũng tốt hơn các dân tộc bản địa còn lại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân rộng nhũng kinh nghiệm từ người Kinh dưới xuôi lên cho những hộ gia đình bản địa để cùng nhau phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo.