Thực trạng phát triển sản xuất và nghèo đói của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Thực trạng phát triển sản xuất và nghèo đói của nhóm hộ điều tra

2.2.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra, 2010 * Thông tin về chủ hộ.

Bảng 2.6. Thông tin chung về chủ hộ điều tra, Sơn Động năm 2010 Nhóm hộ

Chỉ tiêu ĐVT Nghèo T.Bình Khá Tổng số

Số hộ điều tra Hộ 92 51 37 180 Tuổi bình quân chủ hộ Năm 40,33 43,83 45,10 43,22 Trình độ VH chủ hộ Lớp 5,8 6,4 7,7 6,64 Tỷ lệ chủ hộ là nam % 94,23 94,37 91,23 93,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Độ tuổi của chủ hộ phản ánh kinh nghiệm trong việc điều hành gia đình, điều hành sản xuất cũng như khả năng lựa chọn phương án làm ăn góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ. Độ tuổi bình quân của chủ hộ giữa các nhóm tương đối đồng đều. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có độ tuổi bình quân chủ hộ là 40,33 tuổi, nhóm trung hình là 43,83 và nhóm hộ khá là 45,10. Điều đó có nghĩa độ tuổi của chủ hộ không thể hiện xu hướng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất và thu nhập của hộ.

Về trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện rất rõ ràng sự khác biệt giữa các nhóm. Cụ thể, trình độ học vấn của chủ hộ của nhóm hộ nghèo là 5,8, còn nhóm hộ trung bình là 6,4 và nhóm hộ khá là 7.7. Như vậy, ở nhóm có thu nhập cao thì chủ hộ thường có học vấn cao hơn các nhóm còn lại. Nói cách khác thì trình độ học vấn đã tác động tới khả năng tạo ra thu nhập cho các hộ.

* Tình hình dân tộc các nhóm hộ điều tra, Sơn Động 2010

Bảng 2.7. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra,Sơn Động 2010 Nhóm hộ Dân tộc Hộ nghèo Hộ TB Hộ Khá Tổng số SL % SL % SL % SL % Số hộ điều tra 92 100,00 51 100,00 37 100,00 180 100,00 Kinh 16 17,39 13 25,49 17 45,95 46 25,56 Tày 60 65,22 33 64,71 18 48,65 111 61,67 Khác 16 17,39 5 9,80 2 5,4 23 12,77

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2010

Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có nhiều dân tộc an hem cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh và dân tộc Tày chiếm chủ yếu, qua bảng số liệu này ta cũng thấy, yếu tố dân tộc cũng có ảnh hưởng tới tình hình phân bổ nghèo đói của huyện. Trong quá trình điều tra, chủ yếu tập trung vào dân tộc Kinh và dân tộc Tày. Cụ thể, ở nhóm hộ nghèo, người kinh chiếm 17,39%, còn ở nhóm hộ khá người Kinh chiếm 45,95%, đối với dân tộc Tày tỷ lệ này tương ứng là 65,22% và 48,65%, nhóm các dân tộc ít người khác là 17,39% và 5,4%.Tuy nhiên, không phải người kinh nào cũng đạt mức khá và trung bình, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đất đai, vốn của hộ…

Bên ngoài yếu tố dân tộc, nhân khẩu và lao động cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu nhập cũng như vấn đề nghèo đói của hộ. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng số liệu sau:

* Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra

Bảng 2.8. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra, 2010 Nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Tổng số

Nhân khẩu BQ của hộ Ng 4,79 4,44 4,19 4,46 Lao động BQ hộ Lđ 3,62 3,59 3,41 3,54 Lao động trong tuổi Lđ 2,96 3,10 2,88 2,99 Lao động ngoài tuổi quy Lđ 0,66 0,49 0,53 0,55 Lao động thuê ngoài Ngày 2,98 0,24 0,96 1,26 Lao động Lđ trong tuổi/ Nhân khẩu % 61,79 69,82 68,73 67,04 Tổng ngày công Lđ BQ hộ/ năm Ngày 930,9 945,7 888,1 923,2

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2010

Qua bảng số liệu cho ta thấy, quy mô nhân khẩu của các nhóm hộ khác nhau là khác nhau, nhóm hộ nghèo có quy mô hộ gia đình lớn nhất với 4,79 nhân khẩu/hộ; nhóm hộ trung bình là 4,44 nhân khẩu/hộ và nhóm hộ khác là 4,19 nhân khẩu. Quy mô nhân khẩu có ảnh hưởng đến việc tính thu nhập bình quân của hộ và điều này ảnh hưởng đến việc xếp loại hộ nghèo, trung bình hay khá. Đối với những hộ nghèo, do quy mô nhân khẩu đông, dẫn đến có nhiều đối tượng ăn theo, trong khi đó hộ gia đình không có công ăn việc làm them ngoài sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp, Quy mô nhân khẩu nhiều, dẫn đến quy mô lao động của nhóm hộ nghèo cũng cao nhất 3,62 lao động/hộ, còn nhóm hộ khá chỉ là 3,41 lao động/hộ. Tuy quy mô lao động cao, nhưng lao động trong độ tuổi của nhóm hộ nghèo lại thấp hơn nhóm hộ trung bình và thấp hơn trung bình của tất cả các nhóm hộ, điều này càng chứng tỏ số người ăn theo của nhóm hộ nghèo là cao hơn các nhóm hộ khác và đây chính là nguyên nhân gây ra nghèo đói của hộ.

Đối với một huyện sản xuất nông nghiệp là chính như Sơn Động, đất đai là yếu tố quan trọng đối với hộ nông dân. Tuy sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng đất đai sản xuất nông nghiệp của huyện không nhiều, điều này đã phần nào gây ra

những hạn chế đối với phát triển kinh tế của hộ gia đình, dẫn đến tình trạng nghèo đói. Tình hình đất đai của hộ được thể hiện thong qua bảng số liệu sau:

*Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra

Bảng 2.9. Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra, 2010 Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Tổng số SL % SL % SL % SL % Tổng diện tích 2.97 100,00 7.44 100,00 3.15 100,00 4.79 100,00 Diện tích đất bằng 0.15 5,05 0.2 2,69 0.25 7,94 0.2 4,18 - Diện tích tưới 1 vụ 0.07 46.67 0.07 35.00 0.08 32.00 0.07 35.00 - Diện tích tưới 2 vụ 0.08 53.33 0.13 65,00 0.17 68,00 0.13 65,00 Diện tích đất dốc 0.44 14,81 1.82 24,46 0.3 9,52 0.94 19,62 Diện tích đất rừng 2.38 80,14 5.42 72,85 2.6 82,54 3.65 76,20 -Rừng trồng 0.42 17,65 1.46 26,94 1.03 39,23 1.02 27,95 -Rừng tự nhiên 1.73 72,69 3.42 63,10 1.42 54,62 2.3 63,01 - Rừng thoái hóa 0.23 9,66 0.54 9,96 0.16 6,15 0.33 9,04

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2010

Từ bảng số liệu này ta thấy diện tích đất đai của hộ nhiều, tuy nhiên diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này được thể hiện qua diện tích đất bằn, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích đất trung bình của nhóm hộ nghèo chỉ là 0.15ha/hộ chiếm tỷ lệ 5,05%; của nhóm hộ trung bình là 0.2ha/ hộ chiếm 2,69%; nhóm hộ khá có diện tích đất bằng cao nhất đạt trung bình 0,25ha/hộ chiếm 7,94%. Việc có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển sản xuất của hộ cũng như khả năng thoát nghèo của hộ. Bên cạnh đó, diện tích đất rừng của hộ lại chiếm một tỷ lệ rất lớn tới 70 80%. Tuy nhiên, chủ yếu rừng ở đây được Nhà nước và địa phương giao cho dân quản lý, trong khi đó chính sách hỗ trợ cho việc chăm sóc, bảo vệ lại không cao, bình quân chỉ 39.000đ đến 50.000đ/ha/năm. Đồng thời người dân ại chưa được giao quyền chủ động trong việc khai thác rừng, điều này đã hạn hế khả năng phát triển kinh tế rừng của hộ nông dân, chưa thực sự gắn

kinh tế của hộ nông dân với việc bảo vệ và chăm sóc rừng. Mặt khác do bị khai thác kiệt quệ nên nguồn lực từ rừng của huyện Sơn Động không còn nhiều, chủ yếu là rừng tái sinh hoặc rừng cây bụi, có hiệu quả kinh tế thấp.

Bên cạnh đất bằng và đất rừng, đất dốc cũng chiếm một tỷ lệ lớn của hộ nông dân. Cụ thể, diện tích đất dốc bình quân của nhóm hộ nghèo là 0.44ha/hộ chiếm tỷ lệ 14,81%, nhóm hộ trung bình là l,82ha/hộ chiếm 24,46%, còn nhóm hộ khá là 0,3ha/hộ chiếm 9,52%. Tuy chiếm tỷ trọng lớn, song chất lượng đất dốc của huyện Sơn Động không được tốt, hơn nữa người dân chưa biết phát huy các phương thức canh tác hợp lý cho nên thu nhập từ diện tích đất này không cao, điều đó cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của hộ.

Như vấy, đất đai là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ nông dân. Đối với người dân Sơn Động, đất đai là yếu tố rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo. Nói cách khác, sự thiếu hụt về đất phục vụ sản xuất nông nghiệp chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ.

Để đánh giá khả năng đáp ứng một cuộc sống đầy đủ của các hộ nông dân, ta đi xem xét tình hình trang bị những tài sản phục vụ cuộc sống và phục vụ cho sản xuất thông qua những bảng số liệu sau

* Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của nhóm hộ điều tra

Bảng 2.10. Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống của hộ, 2010

ĐVT: % Chỉ tiêu Nhóm hộ Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Tổng số Ti vi 67,31 83,10 89,47 80,56 Radio 21,15 14,08 8,77 14,44 Máy nổ 3,85 4,23 1,75 3,33 Xe máy 19,23 47,89 64,49 45,00 Xe đạp 94,23 95,77 96,49 95,56 Khác 51,92 46,49 68,42 55,00

Tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống thể hiện chất lượng cuộc sống của các nhóm hộ nông dân, đối với những tài sản phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như ti vi, xe đạp, xe máy thì các nhóm hộ có thu nhập cao hơn đều có xu hướng trang bị nhiều hơn. Có tới 89,47% số hộ khá có ti vi, trong khi số hộ trung bình là 83,10% và nhóm hộ nghèo chỉ là 67,31%; đối với xe máy tỷ lệ này tương ứng với các nhóm hộ khá, trung bình và nghèo là 64,49%, 47,89% và 19,23%. Việc trang bị các tài sản này không những phục vụ đời sống mà còn góp phần phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ, đó là việc có được những thông tin mới về kỹ thuật, thị trường, hay là phục vụ cho việc vận chuyển trong quá trình sản xuất... Tóm lại, đối với những hộ có thu nhập cao hơn thì mức độ trang bị tài sản tốt hơn, điều này làm cho chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn, đồng thời lại có tác động tốt hơn đến kết quả sản xuất và thu nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra

Bảng 2.11. Tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của hộ, 2010

ĐVT: 1000 VNĐ Nhóm hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Tổng số Mức đầu tư % số hộ Mức đầu tư % số hộ Mức đầu tư % số hộ Mức đầu tư % số hộ Máy cày 4.000 1,92 4.500 1,41 44.500 17,54 53.000 6,67 Máy tuốt lúa 2.100 23,08 6.340 29,58 5.850 36,84 14.290 30,00 Máy khác 6.900 15,38 39.150 38,03 59.070 57,89 105.120 37,78 Công cụ 4.490 71,15 8.745 80,28 6.905 75,44 20.140 76,11 Tổng tài sản 17.490 58.735 116.325 192.550

BQ/hộ 0.3365 0.8273 2.0408 1.0697

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2010

Trong phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, trang thiết bị phục vụ sản xuất là một yêu cầu khách quan và quan trọng. Việc trang bị máy móc thiết bị vào sản xuất một mặt giảm sức lao động chân tay của con người, mặt khác làm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, từ đó giải phóng một phần lao động nông nghiệp để phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ khác.

Qua bảng số liệu trên ta đi nghiên cứu tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra: Cụ thể như sau:

Tình hình trang bị máy cày: số lượng máy cày phục vụ sản xuất của: người dân Sơn Động nói chung còn thấp. Đối với nhóm hộ nghèo tổng mức độ đầu tư trang bị máy cày chỉ đạt 4.000.000đ và mới chỉ có 1 hộ được trang bị đạt 1,92% số hộ. Nhóm hộ trung bình có tổng mức độ đầu tư 4.500.000đ và phần trăm số hộ trang bị cũng rất thấp, chỉ đạt 1,41% số hộ. Nhóm hộ khá do có khả năng tích luỹ, cũng như yêu cầu về phát triển sản xuất cao hơn nên mức độ đầu tư cũng cao hơn rất nhiều đạt 44.500.000đ và phần trăm số hộ có đầu tư máy cày cũng lớn hơn và đạt 17,54%. Như vậy chúng ta thấy, khi sản xuất của người dân phát triển, thu nhập của người dân tăng cao, yêu cầu đầu tư máy móc thiết bị cũng tăng cao do đó hộ nông dân có thể đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất, mặt khác khi đầu tư máy móc thiết bị lại góp phần nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, từ đó lại làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Máy tuốt lúa: Tình hình trang bị máy tuốt lúa, một loại tài sản có giá trị tương đối lớn đối với người nông dân huyện Sơn Động không được đồng đều giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ nghèo có tổng mức đầu tư thấp nhất với 2.100.000, trong khi nhóm hộ trung bình đạt 6.340.000đ và nhóm hộ khá là 5.850.000đ. Nhìn chung về mặt giá trị, không có xu hướng biến động giữa các nhóm hộ, khi mà nhóm hộ trung bình lại có mức đầu tư cao nhất. Tuy nhiên nếu nhìn về mức độ được trang bị của các hộ ta thấy, nhóm hộ nghèo chỉ.có 23,08% số hộ.được trang bị, trong khi đó số hộ trung bình là 29,58% và số hộ: khá có số hộ được trang bị nhiều nhất với 36,84% số hộ được trang bị. Điều này cho thấy, khi thu nhập của hộ tăng lên, hộ thường có xu hướng trang bị những máy móc, thiết bị nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động . Mặt khác khi áp dụng những máy móc thiết bị vào sản xuất lại góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho hộ.

Điều này được thể hiện thông qua tổng mức đầu tư cho tài sản phục vụ sản xuất của hộ như sau.

Tổng mức đầu tư tài sản phục vụ sản xuất của các nhóm hộ được thể hiện như sau: nhóm hộ nghèo có tổng mức đầu tư là 17.490.000đ, bình quân đạt 336.346,15đ/hộ, nhóm hộ trung bình có tổng mức đầu tư đạt 58.735.000đ, bình

quân 827.253,52đ/ hộ và nhóm hộ khá có tổng mức đầu tư cao nhất đạt 116.325.000đ, bình quân đạt 2.040.789,47đ/hộ. Mức chênh lệch khá lớn thể hiện mức độ đầu tư của các nhóm hộ, cũng như ảnh hưởng của việc trang bị những tài sản phục vụ sản xuất đến hiệu quả sản xuất của hộ. Việc trang bị những máy móc thiết bị cũng là giải pháp góp phần tăng thu nhập cho hộ từ đó giúp hộ thực hiện thoát nghèo thành công.

Như vậy việc ít được trang bị những tài sản phục vụ sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân. Việc không được trang bị đầy đủ tài sản phục vụ sản xuất và đời sống còn là hệ quả của đói nghèo. Đây là một mắt xích trong vòng luẩn quẩn đói nghèo của hộ mà ta có thể tác động vào nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ.

2.2.2.2. Kết quả phân tổ thu nhập của của nhóm hộ

Bảng 2.12. Phân tổ thu nhập theo nhóm hộ điều tra, 2010

Nhóm hộ Số hộ (Hộ) Thu nhập BQ/ngƣời/tháng (1000đ/ngƣời/tháng) Nhóm hộ nghèo 92 85,43 Nhóm hộ trung bình 51 165,78 Nhóm hộ khá 37 302,86 Tổng 180 185,98

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán

Thu nhập của hộ phản ánh tình- trạng nghèo đói của nhóm hộ điều tra. Bằng phương pháp điều tra ngẫu nhiên và phân tổ các nhóm hộ theo thu nhập, ta được kết quả, với nhóm hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 85.430đ/ nguồn tháng; nhóm hộ trung bình đạt mức thu nhập là 165.780đ/người tháng và nhóm hộ khá đạt 302.860 đ/người/tháng. Việc căn cứ để phân loại nhóm hộ không dựa vào

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 54)