Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Mục tiêu phát triển

3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, sớm đưa huyện Sơn Động ra khỏi các huyện nghèo và là huyện có nền kinh tế - xã hội phát triển ngang với mức bình quân của tỉnh. Có kết cấu hạ tầng tương đối đồng đều, phát triển VH - XH tương ứng với nhịp độ phát triển kinh tế; đảm bảo quốc phòng - an ninh.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành trong giai đoạn 2011- 2015 và 2016 - 2020 theo biểu dưới đây:

STT Chỉ tiêu phát triển ĐVT Các giai đoạn phát triển 2011 - 2015 2016 - 2020

1. Tốc độ tăng trưởng GTSX % /năm 14,00 16,00 +) Nông - lâm nghiệp, thủy sản % /năm 8,85 8,92 +) Công nghiệp - Xây dựng % /năm 19,77 17,76 +) Thương mại - Dịch vụ % /năm 23,63 27,61 2. GTSX BQ /người/năm Tr.đ 19,48 38,36 3. Cơ cấu GTSX

+) Nông - lâm nghiệp, thủy sản % 53,00 40,00 +) Công nghiệp - Xây dựng % 26,00 32,00 +) Thương mại - Dịch vụ % 21,00 28,00

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 giảm bình quân 4 - 5%, giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân mỗi năm 2 - 2,5%. Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của huyện bằng mức bình quân chung của tỉnh.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 47% năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Định hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020

3.2.1. Phương hướng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản

Tốc độ phát triển GTSX bình quân đạt 8,85%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 8,9% giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu nông lâm- thủy sản giảm xuống con 53% vào 2015, còn 40% vào 2020. Chuyển đổi cơ cấu GTSX nông nghiệp bằng cách phát triển tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 46%, tỷ lệ ngành trồng trọt chiếm khoảng 48% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng 6% trong cả giai đoạn quy hoạch.

3.2.2. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

- Tốc độ tăng trưởng GTSX đạt 19%/ năm giai đoạn 2011 - 2015 và 17% giai đoạn 2016 - 2020.

- Tỷ trong GTSX ngành CN - XD trong tổng GTSX toàn nền kinh tế chiếm khoảng 32% năm 2020.

- Môi trường đô thị và môi trường CN - XD được đảm bảo, góp phàn quan trọng vào phát triển bền vững trong khu vực.

- Phát triển một số sản phẩm chủ lực như: chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng,…

3.2.3. Phương hướng phát triển ngành dịch vụ

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 là 23,6%, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 27,6%.

Tập trung phát triển các nhàng dịch vụ như: thương mại, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, du lịch,… Trong đó cần hướng mạnh

phát triển dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ, hình thành các khu trung tâm dịch vụ thương mại.

3.3. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân

Nghèo đói là một hiện tượng là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp do nhiều nguyên nhân tác động đan xen gây nên. Do đó để xoá đói giảm nghèo có hiệu quả cần áp dụng đồng bộ các giải pháp. Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương nói chung và điều kiện thực tế của hộ nói riêng. Từ đó phát huy các nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lực sẵn có của địa phương, của bản than các hộ đồng thời tận dụng các cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế. Xoá đói giảm nghèo cần sự phối hợp của nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều cấp, nhiều ban ngành khác nhau. Dựa trên kết quả nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội, các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói trên địa bàn Huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân địa như sau:

3.3.1. Giải pháp về vốn

Vốn là một vấn đề quan trọng đối với các hộ nông dân, đặc biệt đối với Sơn Động, thu nhập của người dân còn thấp, tích luỹ không nhiều. Mặc dù trong thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ nông dân và các hộ nghèo. Tuy nhiên, một số nguồn vốn cho vay trên địa bàn vẫn chưa sử dụng có hiệu quả, nhiều nguồn vốn vay chưa đúng mục đích. Nên việc thu hồi vốn là rất khó khăn. Nhằm tiến hành thực hiện tốt các hoạt động sản xuất trong thời gian tới chính quyền, các ban ngành và người dân cần tiến hành các giải pháp sau:

- Các ngân hàngchính sách của trung ương cần tăng cường hơn nữa hoạt động hỗ trợ và cho vay về vốn cho hộ nông dân. Nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.

- Đặc biệt chú trọng hướng dẫn người dân sử dụng vốn sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.

- Bên cạnh việc đầu tư thêm vốn cho vay thì các cơ quan này cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức ban ngành chuyên môn như chính quyền địa phương, các tổ chức hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên… các trung tâm khuyến nông. Nhằm giám sát, tư vấn cho các hoạt đông cho vay đúng mục đích, đạt hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện cho thu hồi vốn nhanh đáp ứng các nhu cầu của các hộ dân khác đang thiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Giải pháp về vấn đề đất đai, nhà ở

Muốn xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân các cấp lãnh đạo, chức năng cần giúp họ giải quyết những khó khăn trước mắt. Đó chính là tiếp tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện công tác xoá nhà tạm cho các hộ nghèo bằng cách huy động các nguồn lực vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương từ các chương trình 134,135… nhằm hỗ trợ một phần hoặc toàn phần cho các hộ nghèo trong việc xoá nhà tạm. Từ đó giúp họ yên tâm hơn vào sản xuất, đảm bảo sức khoẻ cho các hoạt động sản xuất có hiệu quả.

Nắm vững được tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Các cấp ban ngành chức năng địa phương cần có những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng quy mô đất sản xuất cho hộ, nâng cao chất lượng, cải tạo đất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp được phát triển.

Thực hiện giải pháp này các cấp ban ngành trong Huyện phối hợp với các cơ quan chuyên trách kỹ thuật và chính bản thân người dân cần thường xuyên cải tạo và bồi dưỡng số đất sản xuất hiện có. Chính quyền địa phương cần đầu tư thêm cho hệ thống thuỷ lợi nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, các cơ quan chuyên trách kỹ thuật cần thường xuyên tưu vấn cho người dân, áp dụng các biện pháp xen canh, luân canh cây trồng hợp lý nhằm nâng cao độ phì nhiêu cho đất đai. Với bản thân hộ dân cần nâng cao ý thức của việc du canh du cư, dót nương làm rẫy nó sẽ làm cho đất đai bạc màu, sản xuất nông nghiệp không bền vững. bên cạnh đó bản thân người dân cần chủ động tiếp thu hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông khuyến lâm trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, cần phải thực hiện chính sách giao đất, giao rừng kết hợp với xây dựng chính sách phù hợp để người dân có thể gắn kinh tế gia đình với đồi rừng. Đồng thời du nhập những ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, vừa giải quyết được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân, nhất là những hộ nghèo, những hộ dưới xuôi lên định cư đang không có đất phục vụ sản xuất.

3.3.3. Tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân thứ 3 gây nên tình trạng nghèo đói cho hộ nông dân là thiếu hiểu biết trong sản xuất. Do vậy, để khắc phục được nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân này thì việc tập huấn khoa học, kỹ thuật về nông, lâm nghiệp, ngành nghề cho người dân là hết sức quan trọng, cần hướng dẫn người dân cả về kỹ thuật và kỹ năng quản lý gia đình. Tuy nhiên, cần có những phân loại nhu cầu cụ thể để những kiến thức chuyển giao thực sự có ích cho người dân, tránh tình trạng nhu cầu của người dân và khả năng chuyển giao không trùng khớp với nhau.

3.3.4. Phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn

Chúng ta thấy rằng các hộ gia đình Sơn Động có điều kiện thuận lợi về lực lượng lao động, nhưng lại không có nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, Sơn Động cũng có nhiều những nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề như: khai thác đá chính vì vậy, nhân rộng các ngành nghề hiện có trong huyện tới các địa phương có điều kiện thuận lợi về phát triển nghề là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân

Huyện cần có chính sách hỗ trợ trong việc cho vay vốn, tập huấn kỹ thuật ngành nghề cho các hộ nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo.

3.3.5.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn

Chuyển dịch cơ cẩu kinh tế nông nghiệp - nông thôn hợp lý chính là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đối với huyện Sơn Động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch vẫn phải theo xu hướng chung là giảm dần tính chất thuần nông, cụ thể giảm tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Đối với nông nghiệp, phải tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Đối với trồng trọt, giữ vững phát triển lúa hiện nay, phát triển ngô nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn gia súc, đồng thời tăng tỷ trọng của ngành chè và cây ăn quả.

Đối với kinh tế nông thôn, phải tăng nhanh tỷ trọng của các ngành sản xuất tiểu thử công nghiệp để vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có của địa phương, vừa giải quyết được việc làm tại chỗ cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.6. Bài trừ các tệ nạn xã hội

Như phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo cho huyện Sơn Động là các hộ gia dình có người hay cờ bạc hay nghiện ma tuý. Đây là những tệ nạn xã hội gây tác hại nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực tới nét đẹp văn hoá, sức khỏe của nhân dân, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Để khắc phục và giảm bớt hiện trạng này, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

* Đối với những gia đình có con nghiện ma tuý:

- Cần nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về bản chất nguy hại của tệ nạn ma túy đến đời sống của mỗi gia đình và xã hội.

- Đảng uỷ chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xác định số lượng, độ tuổi, giới tính, loại ma tuý thường sử dụng, cách sử dụng… của các đối tượng nghiện. Từ đó xây dựng kế hoạch quản lý, cai nghiện ma tuý cho các đối tượng.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích, hút hít và uống các chất ma tuý, tổ chức cai nghiện cho người nghiện.

- Thành lập câu lạc bộ Những người sau cai nghiện ma tuý. Hàng tháng tổ chức sinh hoạt, với nội dung: trao đổi, chia sẻ khó khăn, vướng mắc về tâm tư, tình cảm, phát triển kinh tế khi hoà nhập cộng đồng. Ngoài ra, tuyên truyền cho các thành viên các kiến thức về phòng chống ma tuý, trách nhiệm của cá nhân trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, mô hình phát triển kinh tế hộ…

- Có các chính sách trợ giúp các đối tượng tại địa phương như giải quyết việc làm, cho vay vốn, trao đổi kinh nghiệm, cách làm ăn, cấp đất sản xuất…

* Đối với những gia đình có người hay cờ bạc:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho người dân, đặc biệt là những gia đình có người hay cờ bạc về tác hại của cờ bạc và những quy định của Nhà nước trong việc xử lý các hoạt động cờ bạc nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, không tham gia và tích cực bài trừ tệ nạn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, truy quét các băng nhóm đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.

- Phạt hành chính đối với những đối tượng côc tình vi phạm pháp luật và buộc họ làm cam kết không tái phạm.

3.3.7. Phát triển sản xuất trồng trọt

Như đã nghiên cứu ở trên, sản xuất trồng trọt đóng góp một phần rất quan trọng vào kết quả sản xuất của các hộ gia đình. Để trồng trọt phát triển được, huyện cần có những chính sách nhằm khuyến khích phát triển lúa, ngô và chè có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất hướng vào thị trường là chính.

- Đối với lúa: cần tập trung thâm canh, tăng vụ, sử dụng những giống lúa mới, chất lượng cao, có khả năng chống trọi với sâu bệnh vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đối với Ngô: các hộ gia đình cần tận dụng những diện tích đất 1 vụ không thuận tiện về thuỷ lợi để trồng lúa phục vụ cho trồng ngô, tận dụng những chán ruộng cao, đất nương rẫy thấp để phát triển ngô, một mặt làm thức ăn gia súc, một mặt bán ra thị trường hoặc lâm lương thực. Huyện cần hỗ trợ người nông dân khảo nghiệm và đưa vào sản xuất một số giống ngô mới như: BIOSEED 9634, BIOSEED 9698, BIOSEED 9999, NK 4300 nhằm chọn tạo ra các giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

- Bên cạnh việc phát triển lúa, ngô thì cây ăn quả cũng cần được đầu tư phát triển, bởi điêu kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Sơn Động rất phù hợp để phát triển cây ăn quả. Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây ăn quả của huyện là không nhiều.

3.3.8. Phát triển chăn nuôi

Tình hình phát triển chăn nuôi của người dân hiện nay chưa đúng tầm với tiềm năng của địa phương. Sơn Động, đặc biệt là khu vực núi cao phía Bắc, có điều kiện về diện tích chăn thả, do đó nên phát triển chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê,... để vừa tận dụng lao động gia đình, vừa tận đụng điều kiện tự nhiên thuận lợi của địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với khu vực trưng tâm và khu vực phía nam nên phát triển mạnh đàn gia cầm và chăn nuôi lợn, vừa để phục vụ nhu cầu nội tiêu của huyện vừa để cung cấp cho thị trường Bắc Giang. Những sản phẩm chăn nuôi của Sơn Động vẫn được đánh

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông hộ ở huyện sơn động - bắc giang (Trang 84)